Kỹ thuật trồng Đu Đủ thấp cây, năng suất cao
Quả đu đủ chứa nhiều vitamin, đường, giàu chất xơ nên có tác dụng làm giảm mỡ máu, giảm thiểu mắc các bệnh của hệ miễn dịch như: cảm, cúm, ngăn ngừa bệnh ung thư ruột kết.
Đu đủ là loại cây ăn quả, thân mềm, bán mộc, thân già có màu xám xanh, nâu xám hay nâu đỏ. Lá đu đủ là lá đơn, mọc thành chùm ở ngọn thân và xoắn theo trôn ốc. Lá lớn có cuống dài, phiến rộng 30-60 cm, mỏng, mềm. Thời gian sinh trưởng của đu đủ 8 – 9 tháng, năng suất trung bình 70 – 120 kg/cây/năm. Giá bán quả đu đủ trên thị trường từ 9 – 13 nghìn đồng/kg, mang lại lợi ích kinh tế cao hơn trồng rau màu.
* Thời vụ trồng cây
Về thời vụ thì tùy theo thị hiếu người tiêu dùng, khả năng thị trường mà bố trí trồng cho phù hợp. Chỉ 4-6 tháng sau khi gieo hạt là cây ra hoa, kết trái; 3-4 tháng nữa là cho thu hoạch và cho thu hoạch liên tục hầu như quanh năm.
Đu đủ có thể trồng được nhiều thời vụ: Trồng tháng 9-10 để thu quả từ tháng 5, thu rộ nhất tháng 7-8-9. Trồng tháng 3-4 để thu quả từ tháng 10-11, đặc biệt là để bán Tết được giá cao.
1. Chuẩn bị đất trồng
Đu đủ là loại cây ăn trái nhiệt đới, được trồng phổ biến rộng rãi nhiều nơi. Trồng xen cây lâu năm hoặc trồng thành vườn chuyên,… Đu đủ cho năng suất rất cao, làm tăng thu nhập kinh tế gia đình của người trồng đu đủ.
Đu đủ thích hợp với những loại đất ít phèn, mặn, pH từ 5,5 – 6,5, tơi xốp, dễ thoát nước. Chính vì vậy, cây đu đủ trồng ở đất gò cao, nếu trồng ở vùng đồng bằng, đất bằng phẳng thì đất phải cày thật sâu, phải đập nhỏ vừa, lên luống cao 40 – 50 cm so với mặt rãnh, khoảng cách giữa các luống từ 2 – 2,5 m, mặt luống rộng 1,6 – 2 m (ở ruộng thấp dễ bị úng thì luống càng phải cao lên). Đất ở ruộng trồng luân canh đu đủ phải nhặt hết rễ đu đủ, phơi ải 1 – 2 tháng.
2. Ươm giống và cách trồng
– Chọn hạt giống: Từ quả thon dài, phát triển tốt trên cây mẹ khỏe, sạch sâu bệnh, quả phải đủ độ già trên cây, chỉ lấy những hạt ở giữa quả và chìm trong nước.
– Xử lý hạt giống: Chà tróc vỏ lụa bên ngoài hạt, đem phơi trong mát và cất giữ nơi khô ráo. Trước khi gieo nên ngâm hạt trong nước nóng 50 – 550C (3 sôi : 2 lạnh) khoảng 10 phút. Sau đó tiếp tục ngâm trong nước lã khoảng 2 giờ.
– Ươm cây con: Bà con gieo hạt giống vào bầu đất, sau 2 – 4 tuần, cây có 4 – 5 lá thật, cao 10 – 15cm có thể đưa ra ruộng trồng.
– Cách trồng: Bà con trồng cây với mật độ: Cây cách cây = 1,5m.
Lưu ý: Trồng cây thẳng hàng dọc và thẳng hàng ngang để sau này dễ chằng chống đổ.
Hố trồng: Dài, rộng, sâu = 40 x 40 x 35cm.
Hướng trồng: Đông – Tây. Mục đích để cây đu đủ tận dụng được ánh sáng mặt trời, tăng khả năng quang hợp, tăng năng suất, chất lượng quả và tăng khả năng chống đổ (trên các chân ruộng bậc thang miền núi hướng trồng đu đủ cần theo hướng đường đồng mức).
Nén chặt gốc và tưới đủ ẩm cho cây. Trồng xong dùng que cắm để nâng ngọn cây cho ngóc lên, sao cho thân gốc đu đủ luôn nghiêng một góc 45 độ so với mặt luống từ khi trồng cho đến suốt quá trình sinh trưởng của cây.
3. Cách chăm sóc
– Tưới nước: Cung cấp đầy đủ nước cho cây vào mùa nắng và thoát nước tốt cho cây vào mùa mưa hoặc khi bị úng, lũ.
– Làm cỏ: Cỏ dại cạnh tranh dinh dưỡng và là nơi trú ẩn của sâu bệnh. Cần làm thường xuyên quanh gốc.
– Phủ gốc: Dùng rơm hoặc cỏ khô tủ quanh gốc vào mùa nắng để giữ độ ẩm và giữ nhiệt độ thích hợp cho cây.
– Lượng phân bón cho 1 gốc cây:
|
Bón lót (kg) Bón thúc (g) Lần 1 (Sau 7 ngày trồng) Lần 2 (Sau bón lần 1: 15 – 20 ngày) Lần 3 (Cây 3 – 7 tháng tuổi, mỗi tháng bón 1 lần) Phân hữu cơ hoai mục 5 – 7 0 0 0 Vôi bột 0.5 0 0 0 Phân supe lân 0.5 0 0 0 Phân kali đỏ 0.2 0 0 0 Phân NPK Đầu Trâu (16-12-8-11+TE/gốc) 0 50 70 – 100 100 – 150 |
Bà con chú ý: Hòa tan phân bằng nước lã, tưới cách xa gốc 20 – 30cm. Để đu đủ tăng trưởng nhanh, có thể phun thêm phân bón lá 3 – 4 tuần/lần.
Bà con có thể trồng đu đủ xen cây đậu tương vừa góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất, vừa tăng thu nhập cho gia đình. Cây đậu tương có khả năng cố định nitơ ngoài không khí thành đạm sinh học cung cấp cho đất, thân cây đậu tương là nguồn phân xanh để cải tạo đất vườn đu đủ rất tốt nên có thể cải tạo, giảm được lượng phân bón.
5. Tình hình sâu bệnh hại
|
Biểu hiện Cách phòng trừ Rệp sáp, bọ nhảy, nhện đỏ Phát triển nhiều trong mùa nắng, gây hại ở ngọn thân, lá, trái, bông,… chích hút nhựa cây làm trái kém phát triển Khi mật độ sâu hại cao, có thể phun Decis 2,5 ND, Trebon(Làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất). |
|
Biểu hiện Cách phòng trừ Bệnh khảm Ban đầu phiến lá có nhiều vết xanh, vàng lẫn lộn. Nếu bệnh nặng lá biến dần sang màu vàng, nhỏ lại, biến dạng. – Chọn cây giống khỏe – Theo dõi, phát hiện và chặt bỏ sớm những cây đã bị bệnh đem tiêu hủy. – Hạn chế bón nhiều phân đạm, bón thêm kali và vôi. – Không nên trồng xen các loại rau cải, bầu bí, mướp trong vườn đu đủ. Hạn chế việc làm cho cây bị sây sát tạo vết thương cơ giới cho siêu vi trùng xâm nhập. Dùng các loại thuốc sau đây để tiêu diệt côn trùng môi giới truyền bệnh như: Admire 050 EC, Vibamec 1.8EC, Confidor 100SL, …(sử dụng theo khuyến cáo trên nhãn thuốc), Dầu khoáng SK Enspray 99, Actara 25WG, Trebon 10EC (Làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất). Cháy lá Bên dưới chóp lá có các đốm úng nước, lan dần vào bên trong lá làm lá bị nâu và khô, bệnh nặng cuống lá bị héo mềm và rụng. Gom đốt những lá bị bệnh hạn chế sự lây lan. Sử dụng thuốc gốc Carbendazim, Kitazin 50 ND (Làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất) Phấn trắng Mặt dưới lá bị đóng phấn màu trắng, nếu nhiễm nặng lá sẽ phát triển kém. Trên trái cũng bị các đốm phấn trắng tròn hay hình bầu dục và phát triển kém. Gom đốt những lá bị bệnh hạn chế sự lây lan. Sử dụng thuốc Carben 50 WP, Tungsin-M 72WP,…(Làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất). Bệnh thối gốc Gây hại nặng vào đầu mùa mưa, bệnh làm lá cây bị vàng, rũ xuống và trái cũng bị rụng. Gốc bị thối cây ngã ngang, chết. Bệnh lan dần xuống rễ làm rễ cây bị chết. Thoát nước tốt, không phủ rơm, xác bã thực vật sát gốc.- Thu gom và tiêu hủy những cây bị nặng tránh nguồn nấm phát triển- Sử dụng thuốc: Ridomil 68WP (Làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất) |
5. Thu hoạch
Đu đủ sau trồng 7 tháng đã có thể thu quả làm rau xanh, 9 tháng cho thu quả chín ăn tươi. Nếu thu quả để ăn tươi, nên thu khi trên quả xuất hiện các vết đốm hoặc sọc vàng nhạt sẽ chất lượng sẽ ngon nhất.
Chú ý: Thu quả lúc trời nắng ráo, vì vỏ quả khi chín thường mềm dễ bị xây xát. Bảo quản ở nhiệt độ 8 – 12 0C.
Bí quyết để đu đủ ra quả nhiều, năng suất cao:
– Khi gieo hạt, chọn những hạt to, nặng và chìm khi thả trong nước để có cây con tốt, sau đó đưa cây con ra bầu để dưỡng thêm một thời gian, đem trồng mỗi mô 2 bầu. Sau khi trồng 2,5 – 3 tháng (tùy theo mùa) thì cây ra hoa. Bóc những hoa đầu tiên ra xem. Nếu thấy hoa có bầu noãn được bao bọc bởi các túi phấn hoa đực màu vàng thì đó là cây lưỡng tính, nên chọn trồng những cây này. Bởi cây lưỡng tính rất dễ đậu trái, năng suất cao, trái lại dài.
– Khi đã chọn được cây như ý muốn thì cần chú ý khâu bón phân. Do cây đu đủ đời sống ngắn, sản lượng cao, ra hoa, trái quanh năm vì vậy đòi hỏi về phân rất lớn.
– Đu đủ chín quanh năm nên phân bón chia làm nhiều đợt bón, khoảng 3 – 4 lần/năm. Có thể sử dụng dạng phân đơn hoặc phân hỗn hợp khác nhưng cần phải cân đối hàm lượng đạm, lân, kali. Bón đủ kali sẽ làm tăng chất lượng, đu đủ ngọt, giòn. Rễ đu đủ ăn nông, rất sợ bị chạm rễ, khi bón phân tốt nhất là rắc phân lên mặt đất, sau đó phủ rác, đất vụn lên trên (bùn phơi khô càng tốt).
Cây đu đủ thu hoạch quả trong thời gian từ 1,5 – 2 năm thì bắt đầu già cỗi. Ở giai đoạn này, cây cho ra hoa ít, quả nhỏ và không được nhiều. Bà con nên cắt thân cây đu đủ và chăm sóc. Để vụ sau vườn đu đủ cho sai quả.
PV
Tin mới


Đồng Tháp: Biến phế phẩm thành tài nguyên, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Xây dựng Đề án trồng trọt giảm phát thải: Hướng đi bài bản vì mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030
Tin bài khác

Nông nghiệp Bắc Ninh: Hướng tới tương lai xanh bền vững

Hội Nông dân TP. Hải Phòng: Đẩy mạnh chuyển đổi số trong nông nghiệp

Hội nghị toàn quốc đánh giá kết quả xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021–2025
Đọc nhiều

Cốm làng Vòng: Từ món quà quê dân dã trở thành nghề chính của cả một làng ở Hà Nội

Nhà vườn Phạm Huế: Đam mê cây xanh và triết lý “chung một cội nguồn”

Nhà vườn An Hiên: "Tinh hoa đệ nhất nhà vườn" xứ Huế

Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Người xưa dạy: Chọn cây hợp mệnh để giữ khí nhà, vượng tài, an thân

Người xưa dặn con cháu nên trồng 3 loại cây này ở hướng Thanh Long

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Từ chiếc lá tưởng như bỏ đi, nữ nhân viên văn phòng khởi nghiệp với nước rửa chén sinh học

Giữ hồn đá cổ, tôn vinh bonsai nghệ thuật tại khu vườn của nghệ nhân Hưng Yên

"Đất lành chim đậu" và 4 loài vật mang lại may mắn khi xuất hiện tình cờ trong nhà

Hà Nội cho phép xây dựng công trình tạm phục vụ sản xuất, du lịch trên đất nông nghiệp bãi sông

Cập nhật quy định kiểm dịch: Thông tư số 28/2025/TT-BNNMT có hiệu lực từ ngày 1/7/2025

Sửa đổi quy trình đánh giá sản phẩm OCOP theo Quyết định 1489/QĐ-TTg mới nhất

Thay đổi đơn vị hành chính: Doanh nghiệp cần cập nhật để không bị gián đoạn hoạt động

Vì sao nhiều người trồng cây cảnh được một thời gian là cây héo chết?

Hướng dẫn cập nhật địa chỉ người nộp thuế theo địa giới hành chính mới

Hội Sinh vật cảnh tỉnh Thái Bình: Dấu ấn 32 năm xây dựng, phát triển và định hướng mới sau sáp nhập

Hà Nội sẽ dừng sản xuất, nhập khẩu sản phẩm nhựa sử dụng một lần từ năm 2031

Ngôi nhà cổ bằng gỗ quý trị giá 3.000 tỷ đồng: Trăm năm không mục, vẫn tỏa hương như mới

Văn Phú – Đèo Cả đề xuất Đại lộ cảnh quan ven sông Hồng

Lạng Sơn siết chặt quản lý vật tư nông nghiệp, đảm bảo vụ mùa thắng lợi

Một trong “tứ đại quốc khuyển" từng giúp vua Lê đánh giặc, nay là giống chó quý hiếm

Nông dân đất Tổ đổi đời nhờ giống quả quen thuộc, xuất khẩu cả sang Anh - Mỹ

Một công ty phân bón muốn phát hành gần 9 triệu cổ phiếu lấy tiền trả nợ và mở văn phòng, thị giá giảm 54% trong 7 tháng

Bắp cải tí hon: Giống rau "ngoại" đắt đỏ luôn bán chạy tại siêu thị Việt

"Cá nổi trắng ao" và câu chuyện tìm giải pháp để trở thành "vua cá Koi" Hải Phòng

Người xưa quan niệm nên trồng 5 loài cây này trong nhà, lộc vào như nước

Phát hiện nhiều dấu tích và cổ vật tại di tích Tháp đôi Liễu Cốc

Nghề làm bánh đa nem Thổ Hà được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Những loại cây trồng quanh nhà “gắn liền phúc khí”, dân gian cho rằng không nên chặt bỏ

Thiên đường sen và thung lũng hoa giữa lòng Thủ đô

Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Hướng dẫn quy trình nuôi động vật hoang dã đúng pháp luật và đầy đủ thủ tục

Nghe nghệ nhân Dũng Coca chỉ cách khai thác duối tự nhiên về làm cảnh
