kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa đỗ quyên ra nhiều hoa
Hoa đỗ quyên là loài hoa đẹp được trồng đầu tiên trong các khu vườn ở Anh vào đầu thế kỷ 19. Hoa nở thành từng cụm lớn rất đẹp, màu sắc hoa rực rỡ nên rất được yêu thích. Tuy nhiên, hoa đỗ quyên loài hoa rất khó tính, chỉ ưa vùng đất có khí hậu mát mẻ quanh năm, rất sợ nắng nóng và môi trường nhiều nước.
Đặc điểm của hoa Đỗ quyên
Tên tiếng Anh: Rhododendrons
Danh pháp Khoa Học: Rhododendron.
Họ: Họ Thạch Lam (Ericaceae).
Màu sắc hoa: trắng, tím, hồng, đỏ, vàng, cam … được gọi lần lượt là Tú quyên, hồng quyên, bạch quyên, tím quyên, hoàng quyên …
Tên gọi khác của đỗ quyên: Sơn thạch lựu, ánh sơn hồng, mãn sơn hồng, báo xuân hoa, thanh minh hoa, sơn trà hoa.
Đặc điểm: cây bụi có kích thước nhỏ từ 10-100cm và cây lớn có thể cao tới 30m. Lá đỗ quyên có hình xoắn ốc, kích thước từ 1-50-100cm tùy theo loài. Hoa đổ quyên nở thành chùm lớn.
Công dụng: đỗ quyên được trồng làm cây cảnh, pha trà, chiết tinh dầu và chữa bệnh.
Đỗ quyên là một loài hoa có màu sắc đa dạng, rực rõ ở vùng khí hậu ôn đới. Vào cuối xuân đầu hè nắng ấm đỗ quyên đâm chồi nảy lộc xanh mướt, nở hoa thành chùm tuyệt đẹp. Hoa đỗ quyên từ lúc kết nụ đến khi nở hoa cũng khoảng ba tháng chúng mới tàn nên được rất nhiều người ưa chuộng.
Đỗ quyên chỉ ưa vùng đất có khí hậu mát mẻ quanh năm, rất sợ nắng nóng và môi trường nhiều nước. Cây Đỗ quyên trồng được ở các vùng núi Sa Pa (tỉnh Lào Cai), Bạch Mã (tỉnh Thừa Thiên Huế), Tam Đảo (tỉnh Vĩnh Phúc), Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng), Tây Giang (tỉnh Quảng Nam),..
Điều kiện sinh trưởng của hoa Đỗ quyên
Ánh sáng. Đỗ quyên là loại cây ưa nửa bóng, tránh ánh sáng mạnh, trực tiếp. Hãy đưa cây vào nơi râm mát để chăm sóc trong mùa nắng gắt.
Nhiệt độ. Đỗ quyên chỉ ưa mát, kỵ nhiệt độ cao, nhiệt độ thích hợp để sinh trưởng từ 15-25. Khi nhiệt cao hay thấp hơn sẽ ảnh hưởng đến việc phát triển, ra hoa của chúng.
Đất. Đỗ quyên sinh trưởng ở vùng đất chua có độ pH 4,2 – 6, nhiều mùn, tơi xốp, thoáng khí, giàu chất dinh dưỡng và tốt nhất là đất mùn rừng thông. Nếu trồng chúng ở vùng đất hơi kiềm thì cây sẽ bị vàng lá và chết dần.
Nước. Cây Đỗ quyên có bộ rế rất phát triển, khá nhạy cảm với nước. Chúng vừa sợ úng nước vừa sợ hạn nhưng chỉ thích hợp với nước tưới có độ chua.
Độ ẩm. Đỗ quyên thích hợp với độ ẩm không khí từ 70 đến 90%. Vì vậy trong tự nhiên chúng thưởng mọc ở những vùng núi cao, ven biển.
Phân bón. Đỗ quyên cần được bón phân vi lượng, đa lượng đầy đủ ở mỗi thời kỳ phát triển. Ở cây 4-5 tuổi cần bón 10-20g. Với cây 6-7 tuổi phải bón 20-40g mỗi lần bón cho cây.
Kinh nghiệm chọn giống hoa Đỗ quyên
Bước đầu tiên trong cách trồng cây đỗ quyên chính là chọn cây giống. Có thể chọn dựa theo các yêu tốc sau.
Theo thời điểm hoa nở. Tùy loài hoa đỗ quyên có thời điểm ra hoa khác nhau từ tháng 3 đến tháng 7.
Đặc điểm cây giống đổ quyên khỏe mạnh. Chọn cây có lá màu xanh đậm, cứng cáp không bị khô héo.
Nhiệt độ. Chọn loài hoa đỗ quyên phù hợp với thời tiết, nhiệt độ khu vực bạn sinh sống. Lưu ý: không chọn đỗ quyên trắng nếu mùa xuân nơi bạn sống có nhiệt độ trên 30 độ C.
Kỹ thuật tưới nước
Đỗ quyên có rễ rất nông, giúp cây nhận được lượng oxy dồi dào nhưng cũng khó khăn khi đất khô. Trước khi tưới nước hãy chạm tay vào đất. Nếu đất bên trên khô, bên dưới ẩm thì bạn nên tưới ít hơn trong thời gian mát mẻ và nhiều hơn khi thời tiết nóng khô.
Ưu tiên các nguồn nước theo thứ tự: ao hồ, sông suối và cuối cùng là nước máy.
Có thể thêm sunfat sắt hoặc cho thêm dấm ăn để tăng độ chua cho nước.
Tưới buổi sáng sớm hoặc chiều mát
Tưới nhiều nước hơn trong thời kỳ sinh trưởng, ra nụ.
Phun nước quanh lá, hoa và chậu để tăng độ ẩm trong những ngày hanh khô.
Không nên: Tưới nước hơi kiềm hay kiềm vì khiến đất trở nên kiềm. Đất kiềm khiến lá vàng, cây chết dần.
Kỹ thuật bón phân
Kinh nghiệm bón phân cho hoa Đỗ quyên là nên bón 2 lần trong năm và lần là đầu mùa xuân. Mùa hè cây sinh trưởng bình thường và đang bước vào giai đoạn sinh trưởng thì có thể bón 1-2 lần Ca3(PO4)2 + Ca(HPO3) thúc đẩy ra nụ hoa. Sau mỗi lần bón phần cần tăng cường tưới nước và xới xáo.
Sử dụng lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất, nhẹ nhàng cào và bón phân tránh ảnh hưởng đến bộ rễ nông của đỗ quyên. Ngoài ra, đỗ quyên rất nhạy cảm nếu cho quá nhiều phân, vì vậy hãy chú ý khi bón.
Nhân giống
Có 3 phương pháp dùng để nhân giống Đỗ quyên:
Gieo hạt: tốt nhất vào vụ xuân. (ít người dùng vì thời gian sinh trưởng lâu)
Giâm cành: tháng 5-10 là thời gian tốt nhất. (cây Đỗ quyên sinh trưởng nhanh hơn)
Chiết: nên chiết ở tháng 4-5. (đây là phương pháp được ưa thích)
Thay chậu
Các trường hợp nên thay chậu:
Khi chuyển cây từ ngoài vào chậu.
Rễ cây phát triển, mọc ra ngoài chậu.
Khi chất sinh dưỡng trong chậu đã hết sau 2-3 năm.
Lưu ý khi thay chậu cho hoa Đỗ quyên:
Nên thay chậu vào vụ xuân hoặc vụ thu (thời điểm trước khi hoa có nụ, trước khi hoa đã tàn).
Chọn loại chậu có kích thước và chất liệu phù hợp với tuổi cây.
Bỏ hết phần đất cũ và tỉa bỏ các rễ xấu.
Cần tưới đẫm nước khi thay chậu.
Giữ ẩm cho cây trong vụ đông.
Kỹ thuật trộn đất trông hoa Đỗ quyên
Đất mặt núi phong hóa : 1 phần + Lá rụng: 1 phần + Phân động vật ăn cỏ: 1 phần => Tất cả trộn và ủ 1 năm.
Cần ủ ở trong nhà có mái che để giảm độ phì do nắng mưa, loại bỏ tạp chất trước khi sử dụng.
Cách chăm sóc hoa đỗ quyên phòng trừ sâu hại
– Đỗ quyên bị nhện đỏ gây hại, có thể dùng loại thuốc như DDVP 0,1% phun trừ hoặc dùng nước ngâm lá trúc đào, thanh hao pha loãng để phun.
– Rệp ống gây hại trên lá, cành non và hoa đỗ quyên. Đối với loại này cần chú ý việc diệt trứng của chúng qua đông bằng hợp chất lưu huỳnh vôi 5%. Trong thời kỳ rệp gây hại thì có thể dùng thuốc Rogor 0,1%.
– Nhện râu ngắn gây hại trên lá, cành non đỗ quyên và phát sinh mạnh vào mùa hè. Có thể dùng Sumithion 0,2% phun diệt.
– Bệnh thối rễ khiến cây đỗ quyên khô héo. Bệnh phát sinh mạnh trong điều kiện nhiệt độ cao, độ ẩm lớn. Để hạn chế bệnh cần phải xử lý đất khi thay chậu. Khi phát hiện bệnh cần xử lý cây và đất kịp thời bằng thuốc tím 0,1% hoặc sunfat sắt 2%. Có thể dùng Topxin 0,1% phun vào chậu cũng có hiệu quả.
– Bệnh đốm nâu gây hại chính trên cây đỗ quyên và gây hại chủ yếu trên lá, làm ảnh hưởng tới hoa. Để phòng trừ bệnh cần chú ý để cây vào nơi thông thoáng, cần tăng cường bón phân tổng hợp. Khi phát hiện cây nhiễm bệnh cần nhanh chóng phun Boodo 1% để trừ bệnh.
– Bệnh lá vàng do thiếu sắt xuất hiện ở cây đỗ quyên trồng trên đất kiềm. Với loại bệnh này thì chỉ cần bổ sung thêm sắt sunfat là được. Có thể bổ sung theo 2 cách là tưới hoặc phun.
Kinh nghiệm điều chỉnh thời kỳ ra hoa của Đỗ Quyên
Sự phân hoá chồi hoa và hoa nở: Chịu ảnh hưởng của đặc tính từng loài. Điều kiện ra hoa ( ánh sáng và nhiệt độ): Ban ngày > 27oC, ban đêm > 18oC thì mới ra hoa nhiều. Nụ hoa cũng yêu cầu chiếu sáng từ 5-16h/ngày.
Phương pháp xử lý để hoa nở sớm: Tăng cường chăm sóc, cho các cành mới mọc nhanh. Đến khi cây có chồi hoa thì bắt đầu ít tưới nước lại, chiếu sáng nhẹ, hạ thấp nhiệt độ, bảo đảm đất trồng ẩm vừa phải…
Tin mới


Xây dựng Đề án trồng trọt giảm phát thải: Hướng đi bài bản vì mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030

Nông nghiệp Bắc Ninh: Hướng tới tương lai xanh bền vững
Tin bài khác

Hội Nông dân TP. Hải Phòng: Đẩy mạnh chuyển đổi số trong nông nghiệp

Hội nghị toàn quốc đánh giá kết quả xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021–2025

Hà Tĩnh: Ốc bươu vàng bùng phát, nông dân lo mất mùa vụ Hè Thu
Đọc nhiều

Người xưa dạy: Chọn cây hợp mệnh để giữ khí nhà, vượng tài, an thân

Người xưa dặn con cháu nên trồng 3 loại cây này ở hướng Thanh Long

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Từ chiếc lá tưởng như bỏ đi, nữ nhân viên văn phòng khởi nghiệp với nước rửa chén sinh học

Giữ hồn đá cổ, tôn vinh bonsai nghệ thuật tại khu vườn của nghệ nhân Hưng Yên

"Đất lành chim đậu" và 4 loài vật mang lại may mắn khi xuất hiện tình cờ trong nhà

Ba nông dân đổi đời "trồng ra bạc tỷ" khi chuyển đổi cây trồng

Hành trình 10 năm phục hồi văn hóa chọi gà của doanh nhân Phạm Thanh Việt

Đá quý Lan Phạm - Kiến tạo phong thủy thượng hạng: Từ trang sức đến không gian sống

Người “gom ký ức” vào từng mái ngói và hành trình tái hiện những ngôi nhà ở miền thương nhớ

Thực hành ESG không còn là xu hướng mà là trách nhiệm của doanh nghiệp thời hội nhập

Thay đổi đơn vị hành chính: Doanh nghiệp cần cập nhật để không bị gián đoạn hoạt động

Công ước CITES và những điều nông dân Việt cần biết để tránh vi phạm pháp luật

Hướng dẫn quy trình xuất khẩu hoa tươi đúng chuẩn

Vì sao nhiều người trồng cây cảnh được một thời gian là cây héo chết?

Ngành hoa- cây cảnh trước cơ hội lớn: Cần gỡ nút thắt về chính sách và thủ tục xuất – nhập khẩu

Đồng Tháp: Biến phế phẩm thành tài nguyên, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Hướng dẫn hội viên Hội Sinh vật cảnh đăng ký tài khoản định danh điện tử khi làm thủ tục thuế

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh thúc đẩy tiêu thụ 100 tấn vải thiều vào các khu công nghiệp

Trung Quốc: Nông dân sập bẫy "AI biến hình" lừa đảo hàng tỷ đồng

Thay đổi đơn vị hành chính: Doanh nghiệp cần cập nhật để không bị gián đoạn hoạt động

Doanh nghiệp Việt tăng tốc ký loạt hợp đồng nhập nông sản Mỹ trị giá gần 3 tỷ USD

Cá cảnh “lên sóng”, tiền đổ về bể: Trung Quốc biến thú chơi tĩnh lặng thành ngành sinh lời tỷ đô từ livestream

Công viên cây xanh TP HCM: Trúng nhiều gói thầu trăm tỷ, lãi ròng hàng năm chỉ vài tỷ đồng

Từ thất bại khởi nghiệp đến thu trăm triệu mỗi tháng nhờ nhân giống chó Shiba Inu

Chọn đúng cây, nuôi đúng con: Làm nông kiểu mới nơi vùng cao

Công ty Hà Thành tham gia nhiều dự án duy trì, chăm sóc cảnh quan, hoa cảnh, cây xanh đô thị

Hai nông dân biến đất khó thành đất vàng, thu trăm triệu từ rau ngót và củ cải

Thiên đường sen và thung lũng hoa giữa lòng Thủ đô

Không gian xanh đô thị: Cây - hoa cảnh có thể làm nên một thành phố đẹp đến mức nào?

Lá phổi sinh thái mang tên Công viên Thực vật cảnh Việt Nam

Mát xa chân bằng cá: Trào lưu du lịch sinh thái hút khách ở miền Tây

Người xưa chọn trồng 5 loài cây này để nhà yên, của bền, con cháu hiển vinh

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Hướng dẫn quy trình nuôi động vật hoang dã đúng pháp luật và đầy đủ thủ tục

Nghe nghệ nhân Dũng Coca chỉ cách khai thác duối tự nhiên về làm cảnh

Ngắm dàn bonsai "mọc ngược" độc lạ của nghệ nhân xứ Quảng
