Sản xuất, kinh doanh Cá cảnh hướng phát triển mới của nông nghiệp đô thị
Trong các ngày 27-28/5/2023, tại Nhà Văn hóa Thanh niên Thành phố và Khu du lịch Đầm Sen, TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra Lễ hội Cá cảnh TP. Hồ Chí Minh năm 2023. Sở Nông nghiệp phát triển nông thôn và Hội Ngành nghề nông nghiệp Thành phố đồng chủ trì, Chi hội Cá cảnh, Chi hội Cá bảy màu là hai đơn vị tổ chức các sự kiện triển lãm & hội thi cá cảnh.
Theo Ban Tổ chức, Lễ hội năm nay thu hút sự quan tâm, hưởng ứng của đông đảo hội viên, người yêu thích cá cảnh trong nước và quốc tế. Sau hơn hai năm chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, từ năm 2022, hoạt động trưng bày, hội thi cá cảnh của TP đã có sự phục hồi, phát triển nhanh chóng. Quy mô triển lãm, số lượng cá cảnh và các bộ môn thi năm sau lớn hơn năm trước. Số lượng hội viên đăng ký tham gia ngày một đông. Ban tổ chức đã phải bố trí hàng chục ngàn hồ cho các chủng loại cá cảnh, nhiều không gia trưng bày cá cảnh quý hiếm, có giá trị kinh tế cao, các gian hàng giới thiệu phụ kiện bể cá, thức ăn, vi sinh sử lý môi trường nước... Đến dự Lễ hội năm nay, ngoài các hội viên, giới yêu cá cảnh trong nước, Lễ hội đã thu hút nhiều du khách thăm quan, cơ sở sản xuất, kinh doanh cá cảnh, vật tư ngành cá cảnh, nhiều chuyên gia, nghệ nhân của Việt nam và các quốc gia trong khu vực Châu Á, Thái Bình Dương. Không chỉ quan tâm nâng cao chất lượng cá cảnh tham gia trưng bày, hội thi, Ban tổ chức còn chú ý đổi mới hình thức tổ chức, gắn các hoạt động cộng đồng trong Lễ hội, tạo những hiệu ứng tích cực cho phong trào sản xuất, kinh doanh cá cảnh, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội, phát triển nông nghiệp TP gắn với du lịch dịch vụ theo định hướng nông nghiệp xanh, nông nghiệp đô thị của TP.
Tham dự Lễ hội cá cảnh TP năm 2023 có gần 2.000 mẫu cá từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh cá cảnh trong nước và các quốc gia, vùng lãnh thổ: Thái Lan, Singapor, Indonesia, Malaysia, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan… Triển lãm quy tụ nhiều dòng cá cảnh độc, lạ, đẹp như cá Vàng, cá La hán, cá Xiêm, cá Rồng, cá Dĩa, cá Rồng, cá Sam... Các thể loại cá dự thi gồm: cá Vàng, cá La Hán, cá Bảy Màu, cá Xiêm, cá Dĩa, cá Rồng, chia làm 04 bảng tương ứng với 04 loại cá.
Theo ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM, sinh vật cảnh, cây cảnh, hoa cảnh, cá cảnh là các sản phẩm của ngành nông nghiệp có tính chuyên biệt, nhiều tiềm năng, phù hợp xu hướng phát triển nông nghiệp đô thị nói chung và TP. HCM. Nhận thấy tiềm năng đó, từ năm 2004, TP đã có định hướng phát triển, gắn với cơ cấu nông nghiệp đô thị. Ngày 25/2/2004, UBND TP đã ban hành quyết định số 718/QĐ-UB phê duyệt chương trình phát triển hoa, cây kiểng, cá cảnh trên địa bàn TP giai đoạn 2004 - 2010. Nhờ đó, thời gian qua, ngành Nông nghiệp TP đã tập trung chỉ đạo, hưỡng dẫn thực hiện, tham mưu cho Thành phố các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển hoa, cây cảnh và cá cảnh. Đến nay, bước đầu đã thu được những kết quả đáng phấn khởi. Lễ hội cá cảnh những năm gần đây là một minh chứng, kết quả từ chủ trương đúng đắn của TP. Lễ hội cá cảnh còn là hoạt động kích cầu tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp khá hiệu quả, tạo động lực phát triển kinh tế hộ gia đình, khuyến khích phát triển sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu cá cảnh, khẳng định sản phẩm cá cảnh là sản phẩm nông nghiệp có tiềm năng, từng bước trở thành sản phẩm chủ lực của Thành phố HCM.
Ông Nguyễn Văn Phụng, Chủ tịch Hội Ngành nghề nông nghiệp TP cho biết: Cá cảnh là ngành sản xuất tiềm năng của TP HCM. Hiện TP có tổng diện tích nuôi cá cảnh là 90ha, gần 300 cơ sở, hộ sản xuất, kinh doanh cá cảnh. Thị trường xuất khẩu cá cảnh của TP rộng lớn, khoảng 50 quốc gia, vùng lãnh thổ, trong đó châu Âu chiếm khoảng 50 - 60%, thị trường châu Á, châu Mỹ, Trung Đông và Nam Phi khoảng 40 – 50%. Trong 6 tháng đầu năm 2023 xuất khẩu cá cảnh đạt gần 5 triệu con (giảm 11% so với cùng kỳ 2022), tương ứng giá trị khoảng 5 triệu USD. Chi hội cá cảnh, Chi hội cá bảy màu là các đơn vị trực thuộc Hội Ngành nghề nông nghiệp TP. Thời gian gần đây, các Chi hội này đã tích cực vận động phát triển hội viên, đổi mới hoạt động, phát triển phong trào ngày càng rộng. Lễ hội cá cảnh được tổ chức hằng năm đã và đang mang lại những giá trị tinh thần, hiệu quả kinh tế hữu ích cho hội viên, nhân dân thành phố, góp phần thu hút khách du lịch trong nước, quốc tế.
Anh Hồ Văn Lợi (27 tuổi, ở Bến Lức, Long An), cho biết: Mình đã nuôi và kinh doanh cá cảnh bảy màu được gần 3 năm. Lúc đầu cũng gặp không ít khó khăn, nhưng nhờ đam mê, tích cực học hỏi kinh nghiệm, kiến thức từ anh chị, bạn bè đi trước và qua mạng xã hội… mình đã nhận thấy cá cảnh ngày càng có tương lai phát triển. Mình quyết định đầu tư kinh doanh, mua trang thiết bị, vật liệu, tuân thủ các yêu cầu nhiệt độ và môi trường nước. Để cá phát triển tốt, khỏe, đẹp thì cần thức ăn tươi sống như: bo bo, trùn chỉ, artemia. Việc nuôi cá bảy màu cho mình lợi nhuận trên 20 triệu đồng/tháng.
Anh Châu Đình Thuận (35 tuổi, Trưởng ban truyền thông bộ môn cá bảy màu, Chi hội cá cảnh TP.HCM), là người có kinh nghiệm nuôi, kinh doanh cá bảy màu hơn 6 năm, chia sẻ: Mình có hơn 20 dòng cá bảy màu, giá dao động từ 70.000 đồng - 5 triệu đồng/con. Mỗi tháng thu nhập trung bình gần 40 triệu đồng.. Để nuôi cá cảnh hiệu quả, trước tiên phải có niềm đam mê, từ chơi đến kinh doanh cá cảnh cần phải trải qua thời gian, học hỏi kiến thứ, đúc rút kinh nghiệm.
Tham dự và đánh giá về Lễ hội Cá cảnh TP. HCM năm 2023, ông Nguyễn Mạnh Quỳnh, Tổng Thư ký, Chánh Văn phòng Hội Sinh vật cảnh Việt Nam cho biết: Rất phấn khởi khi thấy hoạt động Lễ hội Cá cảnh năm nay được Sở Nông nghiệp phát triển nông thôn, phối hợp với Hội Ngành nghề nông nghiệp TP chủ trì, chỉ đạo, các Chi hội Cá cảnh và Cá bảy màu tổ chức tại hai địa điểm. Hoạt động triển lãm, hội thi năm 2023 có quy mô lớn, chất lượng cao. Sự quan tâm của các cấp chính quyền TP, của đông đảo quần chúng nhân dân, hàng ngàn hồ cá với nhiều chủng loại đặc sắc, hàng chục gian hàng, nhiều hoạt động phụ trợ và các chủng loại cá tham gia dự thi... đã chứng tỏ vị thế, tầm vóc của bộ môn cá cảnh của TP. Qua mỗi dịp triển lãm, hội thi, chúng ta sẽ có những đánh giá toàn diện và chính xác về phong trào, sẽ lựa chọn được những dòng, loại cá cảnh chất lượng tốt nhất, đáp ứng các yêu cầu lai tạo giống, chăm nuôi, xuất khẩu cá cảnh của TP và các địa phương trong khu vực. Các cơ quan quản lý nhà nước và Hội Ngành nghề nông nghiệp TP cần tiếp tục quan tâm hỗ trợ, khuyến khích hội viên, hộ gia đình, nghệ nhân gắn kết các doanh nghiệp, tạo chuỗi liên kết sản xuất, kinh doanh, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong lai tạo giống mới, mở rộng thị trường xuất khẩu... thúc đẩy phong trào cá cảnh của TP phát triển chuyên nghiệp, hiệu quả; góp phần hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đô thị, phát huy tốt nhất các lợi thế, tiềm năng phát triển cá cảnh của TP. Bên cạnh tổ chức các triển lãm, hội thi, cần tổ chức các hoạt động hội thảo, tập huấn, trao đổi kinh nghiệm, hỗ trợ chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, kinh doanh, xây dựng thương hiệu, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu cá cảnh. Phấn đấu để TP. HCM sớm trở thành trung tâm nghiên cứu, sản xuất, xuất khẩu, cung cấp giống cá cảnh chất lượng cao; đưa sản phẩm cá cảnh thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực, tạo đà phát triển kinh tế sinh vật cảnh của TP. HCM./.
(Mạnh Nguyên – Hội Sinh vật cảnh Việt Nam)
Tin mới


Đồng Tháp: Biến phế phẩm thành tài nguyên, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Xây dựng Đề án trồng trọt giảm phát thải: Hướng đi bài bản vì mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030
Tin bài khác

Nông nghiệp Bắc Ninh: Hướng tới tương lai xanh bền vững

Hội Nông dân TP. Hải Phòng: Đẩy mạnh chuyển đổi số trong nông nghiệp

Hội nghị toàn quốc đánh giá kết quả xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021–2025
Đọc nhiều

Cốm làng Vòng: Từ món quà quê dân dã trở thành nghề chính của cả một làng ở Hà Nội

Nhà vườn Phạm Huế: Đam mê cây xanh và triết lý “chung một cội nguồn”

Nhà vườn An Hiên: "Tinh hoa đệ nhất nhà vườn" xứ Huế

Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Người xưa dạy: Chọn cây hợp mệnh để giữ khí nhà, vượng tài, an thân

Người xưa dặn con cháu nên trồng 3 loại cây này ở hướng Thanh Long

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Từ chiếc lá tưởng như bỏ đi, nữ nhân viên văn phòng khởi nghiệp với nước rửa chén sinh học

Giữ hồn đá cổ, tôn vinh bonsai nghệ thuật tại khu vườn của nghệ nhân Hưng Yên

"Đất lành chim đậu" và 4 loài vật mang lại may mắn khi xuất hiện tình cờ trong nhà

Hà Nội cho phép xây dựng công trình tạm phục vụ sản xuất, du lịch trên đất nông nghiệp bãi sông

Cập nhật quy định kiểm dịch: Thông tư số 28/2025/TT-BNNMT có hiệu lực từ ngày 1/7/2025

Sửa đổi quy trình đánh giá sản phẩm OCOP theo Quyết định 1489/QĐ-TTg mới nhất

Thay đổi đơn vị hành chính: Doanh nghiệp cần cập nhật để không bị gián đoạn hoạt động

Vì sao nhiều người trồng cây cảnh được một thời gian là cây héo chết?

Hướng dẫn cập nhật địa chỉ người nộp thuế theo địa giới hành chính mới

Hội Sinh vật cảnh tỉnh Thái Bình: Dấu ấn 32 năm xây dựng, phát triển và định hướng mới sau sáp nhập

Hà Nội sẽ dừng sản xuất, nhập khẩu sản phẩm nhựa sử dụng một lần từ năm 2031

Ngôi nhà cổ bằng gỗ quý trị giá 3.000 tỷ đồng: Trăm năm không mục, vẫn tỏa hương như mới

Văn Phú – Đèo Cả đề xuất Đại lộ cảnh quan ven sông Hồng

Lạng Sơn siết chặt quản lý vật tư nông nghiệp, đảm bảo vụ mùa thắng lợi

Một trong “tứ đại quốc khuyển" từng giúp vua Lê đánh giặc, nay là giống chó quý hiếm

Nông dân đất Tổ đổi đời nhờ giống quả quen thuộc, xuất khẩu cả sang Anh - Mỹ

Một công ty phân bón muốn phát hành gần 9 triệu cổ phiếu lấy tiền trả nợ và mở văn phòng, thị giá giảm 54% trong 7 tháng

Bắp cải tí hon: Giống rau "ngoại" đắt đỏ luôn bán chạy tại siêu thị Việt

"Cá nổi trắng ao" và câu chuyện tìm giải pháp để trở thành "vua cá Koi" Hải Phòng

Người xưa quan niệm nên trồng 5 loài cây này trong nhà, lộc vào như nước

Phát hiện nhiều dấu tích và cổ vật tại di tích Tháp đôi Liễu Cốc

Nghề làm bánh đa nem Thổ Hà được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Những loại cây trồng quanh nhà “gắn liền phúc khí”, dân gian cho rằng không nên chặt bỏ

Thiên đường sen và thung lũng hoa giữa lòng Thủ đô

Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Hướng dẫn quy trình nuôi động vật hoang dã đúng pháp luật và đầy đủ thủ tục

Nghe nghệ nhân Dũng Coca chỉ cách khai thác duối tự nhiên về làm cảnh
