Tăng cường công tác quản lý nhà nước bảo vệ khu di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Tây Thiên – Tam Đảo

Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Tây Thiên - Tam Đảo là không gian tâm linh và sinh thái quan trọng, nhưng đang đối mặt với tình trạng phá vỡ cảnh quan, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảnh quan, không gian xanh và môi trường. Tăng cường quản lý nhà nước, giám sát chặt chẽ và xử lý vi phạm là giải pháp cấp thiết để bảo vệ di sản quý giá này.
aa

VNHS - Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Tây Thiên - Tam Đảo là không gian tâm linh và sinh thái quan trọng, nhưng đang đối mặt với tình trạng phá vỡ cảnh quan, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảnh quan, không gian xanh và môi trường. Tăng cường quản lý nhà nước, giám sát chặt chẽ và xử lý vi phạm là giải pháp cấp thiết để bảo vệ di sản quý giá này.

Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Tây Thiên - Tam Đảo./Ảnh VOV

Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Tây Thiên - Tam Đảo

Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Tây Thiên - Tam Đảo (Khu danh thắng Tây Thiên) thuộc xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Tây Thiên nằm trong thung lũng lòng chảo của sơn hệ Tam Đảo, có độ cao từ 54m đến 1.100m so với mực nước biển, phạm vi phân bố khoảng 11km2 với cảnh quan đẹp và hùng vĩ. Tam Đảo dùng để chỉ 3 ngọn núi (trong dãy núi) liền nhau đột ngột nổi lên, bồng bềnh trong mây, tựa như 3 hòn đảo trong biển mây phủ, theo địa chí cổ đó là Phù Nghì cao 1.250m; Thiên Thị (Kim Thiên) cao 1.585m; Thạch Bàn cao 1.585m.

Khu di tích và danh thắng Tây Thiên nằm trên sườn ngọn núi Thạch Bàn thuộc dãy Tam Đảo trong khoảng chiều dài 11km, chiều ngang 1km, là một quần thể di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh, bao gồm hệ thống các đền miếu, chùa chiền có giá trị văn hóa và khảo cổ như đền Thượng, đền Thõng, đền Mẫu, đền Cậu, đền Cô... Nơi đây tập trung mật độ lớn dấu vết cũ cũng như các công trình văn hóa, các địa chỉ có giá trị nghiên cứu khảo cổ học nằm ẩn mình dưới những cánh rừng già dọc theo con suối Tây Thiên... Thư tịch cổ cho biết: “Sườn núi có chùa cổ Tây Thiên, trúc xanh, thông biếc, cảnh sắc thanh nhã rộng rãi..Trên đỉnh núi lại có chùa cổ bằng đồng, vừa lên vừa xuống phải mất hai ngày”. Sách Đại Nam nhất thống chí cho biết: “Chùa cổ Tây Thiên không rõ dựng từ thời nào. Khoảng các đời Chính Hòa (1680-1705), Bảo Thái (1720-1729) nhà Lê. Sửa chữa nhiều lần, có dựng bia, nay vẫn còn”…Vì thế, đây không chỉ là nơi hấp dẫn du khách đến thưởng ngoạn phong cảnh mà còn là một biểu tượng cho đời sống tâm linh, tín ngưỡng tại Việt Nam.

Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Tây Thiên - Tam Đảo./Ảnh TTXVN

Như vậy, Khu danh thắng Tây Thiên không chỉ là một vùng sinh thái thắng cảnh thiên nhiên trời phú, mà nơi đây còn gắn với những bước đi đầu tiên của người Việt trên con đường tiến xuống khai thác vùng châu thổ, là một điểm sáng mang tính khởi đầu của sự dung hội giữa Phật giáo có yếu tố nguyên sơ với tín ngưỡng dân gian, thông qua vị anh hùng văn hoá. Qua các tài liệu lịch sử, các nhà khoa học đã nhận định: Đạo Phật truyền bá vào đất nước ta từ rất sớm (khoảng thế kỷ I thời thuộc Hán). Cũng có ý kiến cho rằng, đạo Phật truyền vào nước ta từ thời Hùng Vương. Đoàn hoằng pháp đầu tiên ở nước ta là hai ngài Sona và Uttara do vua A Dục và Đại lão Hoà thượng Moggaliputta Tissa phái đi và Tây Thiên là nơi đầu tiên Phật giáo vào nước ta, nơi đây đã trở thành cái nôi của Phật giáo Việt Nam.

Các phát hiện về khảo cổ học ở khu vực Tây Thiên là những minh chứng cho thấy quá trình tồn tại của di tích kéo dài từ các thế kỷ XIII - XIV đến các thế kỷ XIX - XX, nhưng tập trung nhất là thời Trần. Những hiện vật được tìm thấy như những mảnh tháp đất nung (vốn là tháp mộ các thiền sư có nhiều tầng bằng đất nung mang phong cách Lý - Trần), những vật liệu kiến trúc, các mảnh gốm sứ Việt Nam từ thời Trần đến thời Nguyễn (nổi bật là gốm sứ Trần)... Qua đây, có thể đưa ra nhận định, từ rất sớm Tây Thiên đã là một trung tâm Phật giáo lớn với những ngôi chùa có diện tích lên đến vài ngàn mét vuông mặt bằng, với nhiều nền cấp khác nhau tùy thuộc địa hình.

Với giá trị tiêu biểu trên, di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Tây Thiên - Tam Đảo (huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc) đã được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt (tại Quyết định số 2367/QĐ-TTg ngày 23/12/2015.(1)

Vai trò và trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước

Khu danh thắng Tây Thiên không chỉ là một trung tâm tín ngưỡng quan trọng mà còn là một vùng sinh thái giàu giá trị với cảnh quan tự nhiên hoang sơ, hệ sinh thái đa dạng và không gian xanh rộng lớn. Đây là nơi hội tụ giữa thiên nhiên và văn hóa, là điểm đến linh thiêng của du khách thập phương. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, không gian xanh và môi trường cảnh quan của Khu danh thắng Tây Thiên đang bị xâm phạm nghiêm trọng bởi tình trạng xây dựng trái phép, vi phạm quy hoạch, làm biến dạng cảnh quan tự nhiên và ảnh hưởng đến sự bền vững của khu di tích. Trước thực trạng này, việc tăng cường công tác quản lý nhà nước, giám sát chặt chẽ các hoạt động xây dựng trong khu di tích là nhiệm vụ cấp thiết để bảo vệ giá trị di sản và môi trường sinh thái Khu danh thắng Tây Thiên.

Hệ thống Đền, Chùa có giá trị văn hóa và khảo cổ tại Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Tây Thiên - Tam Đảo./Ảnh TTXVN

Một trong những vấn đề nổi cộm hiện nay là sự xuất hiện của công trình xây dựng trái phép trong khu vực bảo vệ nghiêm ngặt của di tích Tây Thiên. Theo quy định, khu vực I của di tích quốc gia đặc biệt Tây Thiên là khu vực bảo vệ tuyệt đối, mọi hoạt động xây dựng mới đều phải tuân theo quy hoạch bảo tồn đã được phê duyệt. Tuy nhiên, thực tế cho thấy nhiều công trình kiên cố vẫn mọc lên một cách ngang nhiên, vi phạm các quy định về bảo vệ di sản và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảnh quan tự nhiên.

Công trình vi phạm không chỉ làm thay đổi diện mạo khu di tích mà còn tác động tiêu cực đến hệ sinh thái rừng, làm mất đi sự hài hòa vốn có giữa kiến trúc truyền thống và thiên nhiên. Việc xây dựng không có kế hoạch bài bản dẫn đến tình trạng bê tông hóa tràn lan, làm phá vỡ địa hình tự nhiên, gia tăng nguy cơ sạt lở đất vào mùa mưa. Ngoài ra, các công trình này thường không có sự nghiên cứu kỹ lưỡng về tác động môi trường, dẫn đến nguy cơ ảnh hưởng lâu dài đến hệ sinh thái khu vực.

Đáng lo ngại hơn, nhiều công trình xây dựng trái phép tại Tây Thiên không chỉ vi phạm quy định về bảo tồn mà còn vượt quá quy mô cho phép, gây mất cân đối trong tổng thể không gian di tích. Những công trình đồ sộ, cao tầng, xây dựng bằng bê tông cốt thép ngay trong khu vực linh thiêng đã làm biến đổi hoàn toàn cảnh quan nơi đây, ảnh hưởng đến tầm nhìn và trải nghiệm văn hóa – tâm linh của du khách. Điều này đi ngược lại với các nguyên tắc bảo tồn di sản, khi mà một trong những giá trị cốt lõi của Khu danh thắng Tây Thiên chính là sự hài hòa giữa kiến trúc và thiên nhiên.

Một ví dụ cụ thể gần đây nhất, ngày 26/2/2025, báo điện tử VOV đăng tải bài viết có tiêu đề: "Chùa rộng hơn 14.000m2 xây sai phép trong khu danh thắng Tây Thiên, Vĩnh Phúc”

Bài viết đã chia sẻ thực trạng về công trình đồ sộ mang dáng dấp khung nhà bê tông cốt thép, phía trên đỉnh tòa nhà được xây dựng, đổ các trụ bục chờ để lắp dựng các cấu kiện lên trên. Công trình này án ngữ ngay cạnh khu vực sân Đền Thõng - Trung tâm chính để hành lễ của khu danh thắng Tây Thiên

Nhìn từ xa, công trình đồ sộ 5 tầng nổi ngay bên phải của sân Đền Thõng đang được lắp cẩu tháp, hệ thống giàn giáo thép để thi công các hạng mục. Mặt tiền khu xây dựng này nhìn chếch ra sân hành lễ, một phần áp vào sườn núi. Hiện công trình đã xây dựng xong phần thô và đang chuẩn bị hoàn thiện các hạng mục khác.

Cũng theo bài báo này nêu rõ: “Năm 2023, Chính phủ tiếp tục ban hành Quyết định số 1734/QĐ-TTg về việc phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Quốc gia đặc biệt Tây Thiên.

Cũng tại Quyết định 1734 chỉ rõ phạm vi, quy mô và ranh giới lập quy hoạch, đối tượng nghiên cứu lập quy hoạch, mục tiêu lập quy hoạch, các yêu cầu nội dung, nhiệm vụ lập quy hoạch. Theo đó, cấp phê duyệt là Thủ tướng Chính phủ; Cơ quan chủ trì thẩm định và trình duyệt: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Cơ quan tổ chức lập quy hoạch: Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc; Cơ quan chủ đầu tư: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc…”.(2)

Chùa Thiên Ân rộng hơn 14.000m2 xây sai phép trong khu danh thắng Tây Thiên, Vĩnh Phúc, công trình này án ngữ ngay cạnh khu vực sân Đền Thõng - Trung tâm chính để hành lễ của khu danh thắng Tây Thiên./Ảnh VOV

Trước thực trạng này, vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Việc để xảy ra tình trạng xây dựng trái phép kéo dài mà không có biện pháp xử lý kịp thời cho thấy sự buông lỏng quản lý của các cấp chính quyền và cơ quan chức năng. Theo Luật Di sản Văn hóa, chính quyền địa phương có trách nhiệm trực tiếp trong việc bảo vệ, giám sát và xử lý vi phạm tại các khu di tích quốc gia đặc biệt. Tuy nhiên, thực tế tại Tây Thiên cho thấy có những trường hợp vi phạm đã được phát hiện nhưng chưa được xử lý triệt để, dẫn đến việc các công trình tiếp tục tồn tại và ngày càng hoàn thiện bất chấp quy định của pháp luật.

Hệ thống pháp luật Việt Nam đã có những quy định rõ ràng về việc bảo vệ các di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh. Luật Di sản Văn hóa năm 2001 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định nghiêm cấm mọi hành vi xâm hại di tích, bao gồm việc xây dựng trái phép trong khu vực bảo vệ di tích. Cụ thể, Điều 32 của Luật này nêu rõ mọi hoạt động xây dựng, cải tạo trong khu di tích phải có sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền, đảm bảo không làm ảnh hưởng đến cảnh quan, kiến trúc và giá trị văn hóa của di tích.

Ngoài ra, Luật Xây dựng cũng quy định chặt chẽ về trật tự xây dựng, yêu cầu các công trình phải tuân thủ quy hoạch đã được phê duyệt. Theo đó, những công trình xây dựng không phép, sai phép trong khu vực bảo vệ di tích phải bị đình chỉ, tháo dỡ và chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Nghị định 166/2018/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết về bảo vệ di sản văn hóa cũng nêu rõ trách nhiệm của các cấp chính quyền trong việc xử lý vi phạm, đảm bảo không có trường hợp ngoại lệ.

Tuy nhiên, một thực tế đáng lo ngại là việc thực thi các quy định này tại Tây Thiên còn chưa nghiêm túc. Nhiều công trình vi phạm dù đã bị phát hiện nhưng chưa được xử lý dứt điểm, gây bức xúc trong dư luận. Điều này không chỉ làm mất đi sự tôn nghiêm của khu di tích mà còn tạo tiền lệ xấu, khiến các vi phạm tiếp tục tái diễn. Trách nhiệm thuộc về chính quyền địa phương, đặc biệt là UBND tỉnh Vĩnh Phúc, UBND huyện Tam Đảo và các cơ quan quản lý trực tiếp như Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc. Sự chậm trễ trong việc xử lý các công trình xây dựng sai phạm cho thấy sự lỏng lẻo trong công tác quản lý và giám sát, cần phải được chấn chỉnh ngay lập tức.

Để tăng cường công tác quản lý nhà nước trong việc bảo vệ không gian xanh và cảnh quan Khu danh thắng Tây Thiên, cần có những biện pháp mạnh mẽ hơn. Trước hết, cần siết chặt công tác kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm các công trình xây dựng trái phép. Chính quyền địa phương và các cơ quan liên quan phải thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật, không để tình trạng vi phạm kéo dài. Những công trình sai phép cần phải được tháo dỡ, trả lại cảnh quan tự nhiên cho khu di tích.

Bên cạnh đó, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhà nước, đặc biệt là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND tỉnh Vĩnh Phúc và các cơ quan chuyên môn. Việc quy hoạch bảo tồn Tây Thiên cần được thực hiện một cách bài bản, đảm bảo tính bền vững và phù hợp với cảnh quan tự nhiên. Các dự án xây dựng trong khu vực di tích phải tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chí về kiến trúc, vật liệu và tác động môi trường, tránh tình trạng bê tông hóa làm mất đi giá trị nguyên bản của di tích.

Ngoài ra, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân và các tổ chức về tầm quan trọng của việc bảo vệ không gian xanh và cảnh quan Khu danh thắng Tây Thiên. Khi cộng đồng địa phương được trang bị đầy đủ kiến thức về bảo tồn di sản, họ sẽ trở thành những người giám sát hiệu quả nhất, góp phần phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm.

Bảo vệ không gian lịch sử - văn hóa Tây Thiên - Tam Đảo không chỉ là bảo vệ một khu di tích lịch sử - văn hóa, mà còn là bảo vệ một vùng sinh thái quan trọng, một không gian thiên nhiên độc đáo đang ngày càng bị đe dọa bởi các hoạt động xây dựng không kiểm soát. Để làm được điều này, cần có sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan chức năng, sự chung tay của cộng đồng và việc thực thi pháp luật một cách nghiêm túc, minh bạch. Nếu không có biện pháp quyết liệt, nguy cơ mất đi vẻ đẹp nguyên sơ của Khu danh thắng Tây Thiên là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

Phạm Hùng

Ghi chú:

(1).https://dsvh.gov.vn/di-tich-lich-su-va-danh-lam-thang-canh-tay-thien-tam-dao-1491

(2).https://vov.vn/xa-hoi/chua-rong-hon-14000m2-xay-sai-phep-trong-khu-danh-thang-tay-thien-vinh-phuc-post1157426.vov

Tin mới

Từ vùng nhãn lồng đến đồng sen mênh mông, hiệu quả

Từ vùng nhãn lồng đến đồng sen mênh mông, hiệu quả

Từng nổi tiếng với đặc sản nhãn lồng trứ danh, Hưng Yên nay lại làm ngỡ ngàng du khách bằng một diện mạo mới – những cánh đồng sen mênh mông, rực rỡ và quyến rũ trải dài ven đô. Từ những vùng đất trũng, kém hiệu quả trong sản xuất lúa, những ruộng sen nay vươn mình tươi tốt, không chỉ mang lại giá trị kinh tế cao mà còn thổi hồn vào bức tranh sinh thái – du lịch của miền quê phố Hiến.
"Cá nổi trắng ao" và câu chuyện tìm giải pháp để trở thành "vua cá Koi" Hải Phòng

"Cá nổi trắng ao" và câu chuyện tìm giải pháp để trở thành "vua cá Koi" Hải Phòng

Sau 10 năm kiên trì khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng, anh Vũ Văn Quân (SN 1990) TP. Hải Phòng đã vươn lên trở thành chủ nhân của trang trại cá Koi lớn nhất Hải Phòng, đồng thời điều hành một doanh nghiệp chuyên thiết kế, thi công cảnh quan, sân vườn và hồ cá Koi quy mô toàn quốc, với doanh thu ấn tượng lên tới cả tỷ đồng mỗi tháng.
Loại quả khổng lồ này đang là điểm nhấn thú vị của du lịch sáng tạo tại Đà Lạt

Loại quả khổng lồ này đang là điểm nhấn thú vị của du lịch sáng tạo tại Đà Lạt

Những vườn bí khổng lồ rực rỡ sắc cam, xòe tán lá rộng, nằm nép mình giữa không gian xanh mát đã và đang thu hút hàng nghìn lượt khách tham quan, check-in mỗi năm.

Tin bài khác

Bắp cải tí hon: Giống rau "ngoại" đắt đỏ luôn bán chạy tại siêu thị Việt

Bắp cải tí hon: Giống rau "ngoại" đắt đỏ luôn bán chạy tại siêu thị Việt

Trong vài năm gần đây, bắp cải tí hon xuất hiện ngày càng nhiều trong các siêu thị cao cấp, nhà hàng ẩm thực phương Tây tại Việt Nam với giá dao động từ 180.000 – 300.000 đồng/kg, tùy mùa và nguồn cung.
Vẻ đẹp hoa Lan Hoàng thảo kèn – Tinh hoa của núi rừng Tây Bắc

Vẻ đẹp hoa Lan Hoàng thảo kèn – Tinh hoa của núi rừng Tây Bắc

Hoa lan Hoàng thảo kèn, hay còn gọi là lan Kèn rừng, là một trong những loài lan quý nhất của Việt Nam. Với hình dáng như chiếc kèn nhỏ, màu sắc ngọt ngào và hương thơm nhẹ, lan Hoàng thảo kèn không chỉ mang giá trị thẩm mỹ cao mà còn là biểu tượng của sự tinh tế và bình yên giữa thiên nhiên hoang sơ.
Báo quốc tế: Cá cơm ít dần, nước mắm truyền thống Việt Nam đối mặt tương lai bất định

Báo quốc tế: Cá cơm ít dần, nước mắm truyền thống Việt Nam đối mặt tương lai bất định

Biến đổi khí hậu và tình trạng đánh bắt quá mức đang khiến cá cơm - nguyên liệu không thể thiếu để làm nước mắm truyền thống ngày càng khan hiếm. Tại làng Nam Ô (Đà Nẵng), những gia đình gắn bó với nghề mắm truyền thống qua nhiều thế hệ đang đối mặt với bài toán sinh tồn: Giữ nghề hay buông tay khi biển ngày một vắng cá.
Xem thêm
Nhà vườn Phạm Huế: Đam mê cây xanh và triết lý “chung một cội nguồn”

Nhà vườn Phạm Huế: Đam mê cây xanh và triết lý “chung một cội nguồn”

Chủ nhà vườn Phạm Huế không chỉ tạo tác cây cảnh, mà còn nuôi dưỡng một tình yêu bền bỉ với thiên nhiên, với nghệ thuật và với cội nguồn gia đình.
Nhà vườn An Hiên: "Tinh hoa đệ nhất nhà vườn" xứ Huế

Nhà vườn An Hiên: "Tinh hoa đệ nhất nhà vườn" xứ Huế

Nằm yên ả bên bờ bắc sông Hương, nhà vườn An Hiên từ lâu được mệnh danh là “tinh hoa đệ nhất nhà vườn" xứ Huế.
Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Nghệ nhân Vũ Xuân Lành (biệt danh “Gã Đầu Bạc”) vừa hoàn thành việc di dời cây sanh cổ thụ gần 100 năm tuổi từ An Giang về Hà Nội.
Người xưa dạy: Chọn cây hợp mệnh để giữ khí nhà, vượng tài, an thân

Người xưa dạy: Chọn cây hợp mệnh để giữ khí nhà, vượng tài, an thân

Chọn cây hợp mệnh không chỉ giúp “phúc khí đầy nhà, tài lộc vào cửa” mà còn tạo nên thế vượng bền vững cho gia đạo.
Người xưa dặn con cháu nên trồng 3 loại cây này ở hướng Thanh Long

Người xưa dặn con cháu nên trồng 3 loại cây này ở hướng Thanh Long

Trong truyền thống Á Đông, mỗi loại cây, mỗi vị trí trồng trong sân vườn đều mang theo một triết lý phong thủy sâu sắc.
Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân đã có những chia sẻ với Tạp chí Việt Nam hương sắc về tác phẩm xanh quê cổ thụ “Nam Tào Bắc Đẩu” có tuổi đời hơn 100 năm.
Từ chiếc lá tưởng như bỏ đi, nữ nhân viên văn phòng khởi nghiệp với nước rửa chén sinh học

Từ chiếc lá tưởng như bỏ đi, nữ nhân viên văn phòng khởi nghiệp với nước rửa chén sinh học

Chị Âu Chúc Mai (Kiên Giang) quyết định khởi nghiệp với sản phẩm nước rửa chén sinh học lên men từ... lá ổi, loại lá vốn bị xem là phế phẩm trong vườn nhà.
Giữ hồn đá cổ, tôn vinh bonsai nghệ thuật tại khu vườn của nghệ nhân Hưng Yên

Giữ hồn đá cổ, tôn vinh bonsai nghệ thuật tại khu vườn của nghệ nhân Hưng Yên

Khu vườn của nghệ nhân Chử Minh Nghiệp ở Văn Giang (Hưng Yên) là không gian hoài cổ độc đáo, nơi hội tụ bonsai nghệ thuật và hàng trăm hiện vật đá cổ quý hiếm.
"Đất lành chim đậu" và 4 loài vật mang lại may mắn khi xuất hiện tình cờ trong nhà

"Đất lành chim đậu" và 4 loài vật mang lại may mắn khi xuất hiện tình cờ trong nhà

Không phải ngẫu nhiên mà tổ tiên ta đúc kết câu “đất lành chim đậu” – một câu thành ngữ ngắn gọn nhưng hàm chứa triết lý sống, triết lý ứng xử với thiên nhiên.
Ba nông dân đổi đời "trồng ra bạc tỷ" khi chuyển đổi cây trồng

Ba nông dân đổi đời "trồng ra bạc tỷ" khi chuyển đổi cây trồng

Không ít người trong số đó đã “trồng ra bạc tỷ” từ những loại cây tưởng chừng dân dã, ít ai ngờ tới.
Cập nhật quy định kiểm dịch: Thông tư số 28/2025/TT-BNNMT có hiệu lực từ ngày 1/7/2025

Cập nhật quy định kiểm dịch: Thông tư số 28/2025/TT-BNNMT có hiệu lực từ ngày 1/7/2025

Từ ngày 1/7/2025, Thông tư số 28/2025/TT-BNNMT của Bộ Nông nghiệp và Môi trường chính thức có hiệu lực, thay đổi quy trình kiểm dịch sản phẩm động vật nhập khẩu
Sửa đổi quy trình đánh giá sản phẩm OCOP theo Quyết định 1489/QĐ-TTg mới nhất

Sửa đổi quy trình đánh giá sản phẩm OCOP theo Quyết định 1489/QĐ-TTg mới nhất

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 6/7/2025 sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quyết định số 148/QĐ-TTg.
Thay đổi đơn vị hành chính: Doanh nghiệp cần cập nhật để không bị gián đoạn hoạt động

Thay đổi đơn vị hành chính: Doanh nghiệp cần cập nhật để không bị gián đoạn hoạt động

Việc chuyển đổi từ đơn vị hành chính ba cấp sang hai cấp đang đặt ra những thử thách chưa từng có cho doanh nghiệp trên nhiều lĩnh vực. Không chỉ gây ra
Vì sao nhiều người trồng cây cảnh được một thời gian là cây héo chết?

Vì sao nhiều người trồng cây cảnh được một thời gian là cây héo chết?

Nhiều người yêu thích cây cảnh nhưng lại gặp phải tình trạng chung: trồng cây nào, cây đó héo úa hoặc chết sau một thời gian ngắn.
Hướng dẫn cập nhật địa chỉ người nộp thuế theo địa giới hành chính mới

Hướng dẫn cập nhật địa chỉ người nộp thuế theo địa giới hành chính mới

Việc điều chỉnh địa giới hành chính đang khiến nhiều người nộp thuế bối rối khi địa chỉ trên hóa đơn không trùng với giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Văn Phú – Đèo Cả đề xuất Đại lộ cảnh quan ven sông Hồng

Văn Phú – Đèo Cả đề xuất Đại lộ cảnh quan ven sông Hồng

Liên danh Công ty CP Phát triển Bất động sản Văn Phú và Tập đoàn Đèo Cả vừa đề xuất dự án “Đại lộ và cảnh quan ven sông Hồng” theo hình thức đối tác công tư.
Lạng Sơn siết chặt quản lý vật tư nông nghiệp, đảm bảo vụ mùa thắng lợi

Lạng Sơn siết chặt quản lý vật tư nông nghiệp, đảm bảo vụ mùa thắng lợi

Nhằm đảm bảo vụ mùa đạt kết quả cao, các ngành chức năng tỉnh Lạng Sơn đang tập trung tăng cường công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp (VTNN).
Cây cũng biết hù dọa: 16 loài thực vật kỳ quái nhất thế giới

Cây cũng biết hù dọa: 16 loài thực vật kỳ quái nhất thế giới

Từ những bông hoa có hình dáng như trái tim rỉ máu đến loài cây phát ra mùi xác thối để thu hút côn trùng, thế giới thực vật kỳ quái hơn ta tưởng rất nhiều.
Báo quốc tế: Cá cơm ít dần, nước mắm truyền thống Việt Nam đối mặt tương lai bất định

Báo quốc tế: Cá cơm ít dần, nước mắm truyền thống Việt Nam đối mặt tương lai bất định

Biến đổi khí hậu và tình trạng đánh bắt quá mức đang khiến cá cơm - nguyên liệu không thể thiếu để làm nước mắm truyền thống ngày càng khan hiếm.
Tìm lời giải cho bài toán khai thác đất bãi ven sông Hồng

Tìm lời giải cho bài toán khai thác đất bãi ven sông Hồng

Hà Nội có hơn 10.000ha đất bãi ven sông Hồng giàu tiềm năng, nhưng lâu nay vẫn bị khai thác manh mún. Cần cơ chế đặc thù để phát huy hiệu quả vùng đất này.
Bắp cải tí hon: Giống rau "ngoại" đắt đỏ luôn bán chạy tại siêu thị Việt

Bắp cải tí hon: Giống rau "ngoại" đắt đỏ luôn bán chạy tại siêu thị Việt

Trong vài năm gần đây, bắp cải tí hon xuất hiện ngày càng nhiều trong các siêu thị cao cấp, nhà hàng ẩm thực phương Tây tại Việt Nam với giá dao động từ 180.000
Loại quả khổng lồ này đang là điểm nhấn thú vị của du lịch sáng tạo tại Đà Lạt

Loại quả khổng lồ này đang là điểm nhấn thú vị của du lịch sáng tạo tại Đà Lạt

Với kích thước có thể lên tới hàng trăm ký mỗi quả, bí ngô khổng lồ không chỉ là loại nông sản gây tò mò mà còn trở thành điểm nhấn du lịch độc đáo tại Đà Lạt.
Chanh ngón tay: loại chanh đắt nhất thế giới, giới nhà giàu Việt vẫn tranh nhau đặt mua

Chanh ngón tay: loại chanh đắt nhất thế giới, giới nhà giàu Việt vẫn tranh nhau đặt mua

Chanh ngón tay (Finger Lime), hay còn gọi là chanh móng tay, là một trong những loại trái cây độc đáo và đắt đỏ bậc nhất trong họ cam chanh.
Công ty Môi Trường Xanh trúng hàng loạt gói thầu chăm sóc cây xanh tại nhiều địa phương

Công ty Môi Trường Xanh trúng hàng loạt gói thầu chăm sóc cây xanh tại nhiều địa phương

Công ty Môi Trường Xanh với vai trò liên danh hay độc lập luôn tham gia và trúng nhiều dự án, gói thầu duy trì, chăm sóc cảnh quan, cây xanh đô thị.
Sầu riêng vươn đất đồi, hai nông dân đổi đời

Sầu riêng vươn đất đồi, hai nông dân đổi đời

Từng đối mặt với khó khăn vì địa hình đồi dốc, đất đá cằn cỗi, nhưng hai nông dân ở Đồng Nai và Lâm Đồng đã tìm thấy cơ hội làm giàu nhờ cây sầu riêng.
Nghề làm bánh đa nem Thổ Hà được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghề làm bánh đa nem Thổ Hà được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghề làm bánh đa nem Thổ Hà đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia từ ngày 27/6/2025.
Những loại cây trồng quanh nhà “gắn liền phúc khí”, dân gian cho rằng không nên chặt bỏ

Những loại cây trồng quanh nhà “gắn liền phúc khí”, dân gian cho rằng không nên chặt bỏ

Theo quan niệm dân gian, những loại cây sau đây nếu đã bén rễ lâu năm trong vườn nhà thì nên giữ lại, bởi chặt bỏ đôi khi dễ dẫn tới xáo trộn về phong thủy.
Thiên đường sen và thung lũng hoa giữa lòng Thủ đô

Thiên đường sen và thung lũng hoa giữa lòng Thủ đô

Điều khiến Hồ Tây trở nên đặc biệt hơn cả, chính là cảnh sắc bốn mùa thay đổi, mà nổi bật nhất là mùa sen tháng sáu và thung lũng hoa nở rộ quanh năm.
Không gian xanh đô thị: Cây - hoa cảnh có thể làm nên một thành phố đẹp đến mức nào?

Không gian xanh đô thị: Cây - hoa cảnh có thể làm nên một thành phố đẹp đến mức nào?

Công viên Thống Nhất (tên cũ là công viên Lê-nin) không chỉ là điểm vui chơi, giải trí quen thuộc, mà còn là một mô hình sinh thái thực vật cảnh tiêu biểu.
Lá phổi sinh thái mang tên Công viên Thực vật cảnh Việt Nam

Lá phổi sinh thái mang tên Công viên Thực vật cảnh Việt Nam

Công viên Thực vật cảnh Việt Nam (Thanh Trì, Hà Nội) là nơi lưu giữ hơn 2.000 loài cây cảnh quý.
Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Nghệ nhân Vũ Xuân Lành (biệt danh “Gã Đầu Bạc”) vừa hoàn thành việc di dời cây sanh cổ thụ gần 100 năm tuổi từ An Giang về Hà Nội.
Xem thêm
Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân đã có những chia sẻ với Tạp chí Việt Nam hương sắc về tác phẩm xanh quê cổ thụ “Nam Tào Bắc Đẩu” có tuổi đời hơn 100 năm.
Xem thêm
Hướng dẫn quy trình nuôi động vật hoang dã đúng pháp luật và đầy đủ thủ tục

Hướng dẫn quy trình nuôi động vật hoang dã đúng pháp luật và đầy đủ thủ tục

Việc nuôi động vật hoang dã, đặc biệt là các loài quý hiếm, đang được quy định chặt chẽ theo Nghị định 06/2019/NĐ-CP và Nghị định 84/2021/NĐ-CP.
Xem thêm
Nghe nghệ nhân Dũng Coca chỉ cách khai thác duối tự nhiên về làm cảnh

Nghe nghệ nhân Dũng Coca chỉ cách khai thác duối tự nhiên về làm cảnh

Nghệ nhân Dũng Coca - người có hàng chục năm gắn bó với duối cảnh, đã chia sẻ cách khai thác, tuyển chọn và “thổi hồn” vào những gốc duối tự nhiên.
Xem thêm
Ngắm dàn bonsai "mọc ngược" độc lạ của nghệ nhân xứ Quảng

Ngắm dàn bonsai "mọc ngược" độc lạ của nghệ nhân xứ Quảng

Tại Quảng Nam có một "dị nhân" trồng cây cảnh “quái dị”, một cách chơi khác biệt, độc đáo và được giới cây cảnh gọi là “bonsai ngược”.
Xem thêm