Tạp chí điện tử Việt Nam Hương sắc

Chúc mừng năm mới 2025
Wednesday, January 15, 2025 6:15:02 PM

Gốm sứ Phúc Thành, Bát Tràng hành trình hướng về nguồn cội

14/10/2023

Mục lục

     Gốm sứ Phúc Thành ra đời khoảng 10 năm nay với tâm niệm lấy chữ Phúc và trao chữ Phúc cho khách hàng. Phúc Thành nghĩa là hạnh phúc viên mãn, đủ đầy.

 

Anh Nguyễn Tiến Đạt, Chủ cơ sở gốm sứ Phúc Thành chia sẻ thông qua những sản phẩm gốm sứ tâm linh, phong thủy (đồ thờ) thông điệp anh muốn truyền tải hướng về nguồn cội. Ảnh: Phúc Thịnh.

     Theo nghệ nhân Nguyễn Tiến Đạt, Chủ cơ sở sản xuất và thương mại gốm sứ Phúc Thành, Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội. Để hoàn thiện bộ sản phẩm đồ thờ "Vạn Phúc An Gia" anh đã đặt ra những tiêu chí ngặt nghèo trong quá trình sản xuất, anh đã nghiên cứu ra: bài xương đất, bài men, và bài màu và luôn đảm bảo 3 yếu tố này một cách phù hợp nhất và đạt chất lượng cao nhất.

     Gốm sứ Phúc Thành ra đời khoảng 10 năm nay với tâm niệm lấy chữ Phúc và trao chữ Phúc cho khách hàng. Tên thương hiệu "Phúc Thành" nghĩa là hạnh phúc, viên mãn, đủ đầy. Với cái tên mang thông điệp góp phần làm vẹn tròn "chữ Phúc" của mỗi gia đình Việt trong văn hóa tâm linh. Đồng thời thông qua những sản phẩm gốm sứ gia dụng và tâm linh chất lượng cao, do cơ sở anh sản xuất ra sẽ là món quà tri ân sâu sắc nhất hướng về tổ tiên, hướng về những ân nhân đã giúp đỡ mỗi chúng ta.

     Tiếp nối nghề truyền thống từ đời cha ông trải qua nhiều khó khăn đến nay thương hiệu gốm Phúc Thành cũng được nhiều khách hàng đón nhận thông qua cửa hàng truyền thống và bán hàng onlinne.

Bộ đồ thờ "Vạn Phúc An Gia" do nghệ nhân Nguyễn Tiến Đạt sáng tạo. Ảnh: Phúc Thịnh.

     Ngoài những sản phẩm đồ thờ, những sản phẩm phong thủy, thì hiện cơ sở gốm sứ Phúc Thành đang tập trung đẩy mạnh sản xuất nhiều dòng sứ gia dụng: bát, đĩa, ấm, chén. Năm 2022, bộ sản phẩm gia dụng đựng đồ ăn của gốm sứ Phúc Thành được lựa chọn là một trong những sản phẩm Ocop tiêu biểu của Thành phố Hà Nội.

Gốm sứ Phúc Thành, Bát Tràng có độ bền cao. Ảnh Phúc Thịnh.

     Theo UBND xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội việc triển khai Chương trình OCOP rất tích cực đối với Bát Tràng. Vì làng nghề này hiện nay có trên 1.000 hộ sản xuất mặt hàng gốm sứ.

     Việc Bát Tràng có nhiều sản phẩm OCOP cũng góp phần giúp làng nghề có thêm doanh thu từ hoạt động du lịch. Từ nhiều năm nay, cùng với phát triển sản xuất, Bát Tràng đã trở thành một trong những điểm du lịch làng nghề của Hà Nội, bình quân mỗi năm đón khoảng 2.000 đoàn với hàng chục nghìn lượt khách đến thăm quan.

Phạm Hạnh - Phúc Thịnh

0 Bình luận

Tin tức khác

Thông báo
Đóng