Bạch Cập- Cây Hoa, cây thuốc quý Việt Nam
Bạch cập hay liên cập thảo là một trong những loại địa lan ở Việt Nam có hoa lớn, màu sắc đẹp, có hương thơm. Bạch cập không những trồng làm cảnh mà còn là một dược liệu quý trong Đông y. Bộ phận làm thuốc duy nhất là thân rễ (thường được gọi là củ) với các công dụng chính như chữa chảy máu cam, chữa thổ huyết chảy máu dạ dày, loét dạ dày, mụn nhọt, sưng tấy, vết thương ngoài da…
Bạch cập hay Bạch căn, Liên cập thảo, Nhược lan lan hoa, Từ lan , Trúc túc giao... có tên khoa học là Beletia hyacinthina R. Br, thuộc họ Lan (Orchidaceae). Đây là một loại cây thảo, sống lâu năm, mọc hoang và được trồng ở vùng đất ẩm, mát, có thân rễ, có vảy. Lá mọc từ rễ lên, chừng 3 đến 5 lá hình mác dài 28 – 40cm, rộng 2,5 – 5cm, trên có nhiều nếp nhăn dọc. Hoa màu hồng tím mọc thành chùm ở ngọn, nở vào đầu mùa hạ, quả nang hình thoi.
Ở Việt Nam Bạch cập phân bổ rải rác tại vùng có khí hậu á nhiệt đới núi cao như Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang… Đây là một cây thuốc quý ở Việt Nam. Loài này đã được đưa vào Danh lục đỏ cây thuốc Việt Nam để chú ý bảo vệ và nghiên cứu, nhân trồng thêm.
Thành phần hóa học
Theo Trung dược học, trong rễ tươi của bạch cập có:
30% tinh bột
1,5% Glucose
15% tinh dầu, chất nhầy, nước
Theo những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, bạch cập có:
50% chất nhầy
Một ít tinh dầu
Glycogen
Cách thu hái bào chế
Bộ phận duy nhất được sử dụng để làm thuốc của bạch cập là thân rễ. Có thể thu hái quanh năm tuy nhiên thời điểm để thu hái tốt nhất để dược liệu phát huy dược tính tốt nhất là vào mùa đông khi cây đã trồng được 2-3 năm tuổi.
Công dụng theo y học hiện đại
Nghiên cứu cho thấy các hoạt chất chứa trong loại cây có tác dụng kháng khuẩn và cầm máu.
Kháng khuẩn
Biphenanthren được phân lập có tác dụng kháng khuẩn trên một số vi khuẩn gây bệnh thông thường.
Cầm máu
Điều trị xuất huyết đường tiêu hóa: Một nghiên cứu ứng dụng Bạch cập trên 70 bệnh nhân, khỏi 68 (tỷ lệ khỏi 97,2%), số ngày điều trị là 4,13 ± 3 ngày. Một nghiên cứu khác trên 100 bệnh nhân, khỏi 90 (tỷ lệ khỏi 90%), số ngày điều trị là 3.51 ± 1.54 ngày. Trong một tài liệu Trung Quốc, người ta đã nghiên cứu trên 300 bệnh nhân bị xuất huyết đường hô hấp trên cũng thu được kết quả tốt.
Công dụng theo y học cổ truyền
Theo y học cổ truyền, Bạch cập có vị đắng, tính bình, quy vào Phế kinh. Dược liệu có tác dụng bổ phế, hóa ứ (tan máu đông), cầm máu, lành vết thương.
Hiện nay, Bạch cập chủ yếu được dùng theo kinh nghiệm cổ của nhân dân, làm thuốc cầm máu, trong những trường hợp nôn ra máu, chảy máu cam, lỵ ra máu, đau mắt đỏ, dùng ngoài đắp lên những mụn nhọt sưng tấy, bỏng lửa. Ngày dùng từ 4g đến 12g dưới dạng thuốc bột hay thuốc sắc.
Chữa nôn ra máu, chảy máu dạ dày
Bạch cập tán nhỏ, uống với nước cơm hoặc nước cháo, ngày 10 – 15g.
Bạch cập 2 phần, tam thất 1 phần. Tán nhỏ, uống với nước cơm hoặc nước cháo. Mỗi lần 4 – 8g, ngày 2 – 4 lần.
Chảy máu cam
Lấy vị thuốc tán nhỏ, trộn với nước, đắp lên sống mũi và uống 1 – 3g.
Chữa vết thương hở
Bạch cập 20g, Thạch cao 20g. Hai vị tán nhỏ, trộn đều. Rắc lên vết thương, rất nhanh hàn miệng.
Chữa ung nhọt sưng đau
Tán nhỏ dược liệu, trộn với ít nước, đặt trên giấy bản, đắp.
Chữa vết bỏng lửa
Tán nhỏ dược liệu, hòa vào dầu vừng, bôi.
Chữa sa dạ con
Bạch cập, Ô đầu, mỗi vị bằng nhau, tán nhỏ. Lấy 4g bọc vào bông vô trùng, để sâu vào âm đạo. Khi thấy trong bụng nóng lên thì bỏ ra. Ngày 1 lần.
Bài viết đã cung cấp cái nhìn cụ thể hơn về vị thuốc Bạch cập cũng như công dụng và cách dùng. Tuy nhiên, quý độc giả cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn trước khi dùng thuốc để mang lại sự an toàn và hiệu quả tốt nhất.
HV
Tin mới


“Quán cà phê giữa ruộng lúa” gây sốt ở Hà Nội: Ngồi chòi lá, uống cà phê, ngắm đồng vàng

9 loài hoa vừa đẹp mê mẩn vừa ăn được, cực tốt cho sức khỏe
Tin bài khác

Thụ phấn bằng tay cho hoa bưởi, tăng năng suất vượt trội

Những cây chịu được điều hòa - giải pháp xanh cho văn phòng khô lạnh

10 loại cây trồng trong nhà không cần ánh sáng - biến mọi góc tối thành không gian xanh mát
Đọc nhiều

Hành trình 10 năm phục hồi văn hóa chọi gà của doanh nhân Phạm Thanh Việt

Đá quý Lan Phạm - Kiến tạo phong thủy thượng hạng: Từ trang sức đến không gian sống

Người “gom ký ức” vào từng mái ngói và hành trình tái hiện những ngôi nhà ở miền thương nhớ

Nghệ nhân ưu tú Đức Tân và câu chuyện “hộ chiếu gốm” đưa bản sắc Việt ra thế giới

Nghệ thuật cây cảnh: Khi rễ lộ cốt, khi hồn thành văn

Ngành hoa- cây cảnh trước cơ hội lớn: Cần gỡ nút thắt về chính sách và thủ tục xuất – nhập khẩu

Đồng Tháp: Biến phế phẩm thành tài nguyên, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Hướng dẫn hội viên Hội Sinh vật cảnh đăng ký tài khoản định danh điện tử khi làm thủ tục thuế

Nông nghiệp Bắc Ninh: Hướng tới tương lai xanh bền vững

Hội Nông dân TP. Hải Phòng: Đẩy mạnh chuyển đổi số trong nông nghiệp

Vĩnh Phúc: Nhiều đối tượng bị khởi tố về hành vi buôn lậu cây dó bầu

Hà Tĩnh: Ốc bươu vàng bùng phát, nông dân lo mất mùa vụ Hè Thu

Nông dân làm kinh tế bài bản: Bắt đầu từ hiểu luật và áp dụng công nghệ

Thủ phủ vải thế giới bội thu nhờ công nghệ cao: AI, robot, drone đồng loạt ra trận

Tạp chí Việt Nam hương sắc ra số đặc biệt: Sinh vật cảnh trong không gian sống đô thị

Hải Phòng tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại

Hội thảo “Chính sách phát triển thị trường tín chỉ carbon - Những vấn đề đặt ra và khuyến nghị"

Câu chuyện của người nông dân Hà Tĩnh: Thú chơi cây cảnh lên ngôi, nhiều nhà vườn đổi đời

Đạm Hà Bắc bao giờ sạch lỗ lũy kế?

Chân dung những nông dân làm kinh tế giỏi: Biến đất cằn thành vườn cây tiền tỷ

Lan Ngọc Điểm: "Nữ hoàng lan rừng" giữa lòng phố thị

Khám phá 4 làng cá cảnh nổi tiếng Việt Nam: Nơi nghề nuôi cá cảnh trở thành sinh kế thịnh vượng

Chàng trai Cần Thơ kiếm thu nhập hàng trăm triệu mỗi năm nhờ nuôi chó Bully

Người xưa chọn trồng 5 loài cây này để nhà yên, của bền, con cháu hiển vinh

5 làng cây cảnh nổi tiếng Việt Nam mang giá trị kinh tế cao, giúp nông dân đổi đời

Làng hoa Tây Tựu: Di sản truyền thống và “thủ phủ hoa” của Hà Nội

Độc lạ tranh "xuyên sáng" giá chục triệu đồng làm từ... cành lá dừa ở Hội An

Trồng 3 cây cảnh này trong nhà, cả năm bình an - trường thọ - phát tài
