Bỏ việc văn phòng lương ngàn đô, chàng kỹ sư biến xương rồng thành đồ ăn thức uống
Chàng kỹ sư 8X bỏ công việc lương ngàn đô, khởi nghiệp với cây xương rồng
Anh Trần Bảo Huy, sinh năm 1988 từng tốt nghiệp chuyên ngành kỹ sư cơ khí và bắt đầu làm việc cho một tập đoàn Nhật Bản tại TP.HCM với mức thu nhập ổn định.
Tuy vậy, sau 7 năm gắn bó với công việc văn phòng, anh cảm thấy đã đến lúc thay đổi, tìm hướng đi mới cho bản thân. Anh và vợ quyết định rời thành phố, chuyển đến TP. Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) để khởi nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh homestay.
![]() |
Trải qua 4 năm trồng, anh Huy tạo ra được vườn cây xương rồng phát triển xanh tốt, cho năng suất cao. (Ảnh NVCC) |
Trong quá trình thiết kế và xây dựng homestay, anh Huy tìm mua xương rồng tai thỏ để trang trí không gian. Tình cờ, anh biết được loại cây này không những có thể ăn được mà còn có công dụng hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp, tiểu đường.
Từng đi dọc miền Trung, chứng kiến nhiều nơi bị sa mạc hóa, không cây nào sống nổi, anh Huy nghĩ xương rồng tai thỏ chính là “cứu tinh” cho vùng đất này. Qua quá trình tìm hiểu, anh còn phát hiện loài cây này từng được trồng thử nghiệm tại Ninh Thuận để làm thức ăn cho gia súc, tuy nhiên dự án đã thất bại do không tìm được đầu ra tiêu thụ.
“Lý do tôi gắn bó với cây xương rồng xuất phát từ việc chứng kiến gần đây nhiều vùng đất miền Trung bị sa mạc hóa, hạn hán kéo dài, người dân lao đao vì cây trồng không sống nổi.
Tôi chọn cây xương rồng bởi đây là loài cây có sức sống mãnh liệt, chịu hạn tốt, dễ thích nghi, ít cần nước, lại có thể chế biến thành nhiều sản phẩm giá trị cho sức khỏe. Với tôi, mỗi bụi xương rồng mọc lên không chỉ là một cây trồng, mà còn là một mầm xanh, một hy vọng mới cho đất hoang và cho bà con nơi đây”, anh chia sẻ.
Thấy người dân Mexico chế biến xương rồng thành nước ép, thực phẩm muối chua, làm bánh… anh quyết định thử. Ban đầu, anh Huy trồng xương rồng tại mảnh đất của cha mẹ. Mẹ anh thấy con trai bỏ việc văn phòng nhàn nhã cả ngàn đô, về trồng cây xương rồng thì lo “cháy ruột”.
Nhiều người nhận xét vợ chồng anh bị "khùng" khi từ bỏ việc công ty, bỏ phố về quê bắt đầu lại từ đầu. Nhưng Trần Bảo Huy cho hay, đó là con đường mà anh chọn và sẽ kiên trì theo đuổi.
![]() |
Trải qua nhiều lần thất bại, anh Huy vẫn kiên trì theo đuổi con đường mình đã chọn. (Ảnh NVCC) |
Sau đó, vợ chồng anh thuê 3000m2 ở Đà Lạt để trồng xương rồng. Những ngày bắt đầu chế biến xương rồng thành đồ ăn, thức uống, anh Huy gặp thất bại liên tiếp. “Xương rồng muối chua thì nổi váng trắng, nhớt chảy dài, trong khi nước ép mùi vị không thể uống nổi”, anh trải lòng.
Sau một năm mày mò, sản phẩm của anh chỉ là thất bại nối tiếp thất bại. Không những thế, vườn cây xương rồng của anh ở Đà Lạt chết dần vì bị ốc sên ăn trụi. Vợ chồng anh chuyển về miền núi tỉnh Ninh Thuận. Họ thuê mảnh đất rộng 3 ha, trồng thêm 5.000 cây mới. Bốn tháng sau xương rồng đã cho thu hoạch lứa đầu.
Sau thời gian thử nghiệm, anh Huy tiếp tục nghiên cứu sử dụng nguyên liệu tươi để chế biến muối chua bằng cách kết hợp với nước ép. Sau ba tháng kiên trì, quy trình lên men tự nhiên đã cho kết quả khả quan, sản phẩm muối chua chính thức hoàn thiện.
Trên đà thành công, anh Huy bắt đầu lên kế hoạch xây dựng một xưởng sản xuất nhỏ với quy trình khép kín, hiện đại nhằm đảm bảo chất lượng và mở rộng quy mô sản phẩm ra thị trường.
Sản phẩm vừa quen với thị trường, khi Huy muốn mở rộng thêm nhà xưởng thì chủ đòi lại nhà. Chủ vườn cũng ngỏ ý lấy lại đất. Công sức gần một năm của hai vợ chồng một lần nữa bỗng đổ sông đổ biển.
Suốt một tuần miệt mài dọn vườn dưới nắng, cả hai vợ chồng đều sạm đen vì cháy nắng. Có những ngày mệt đến mức cơm đưa lên miệng mà không muốn nuốt vì kiệt sức. Tuy vậy, điều may mắn là khí hậu phù hợp giúp cây trồng phát triển thuận lợi, cung cấp đủ nguyên liệu để tiếp tục quá trình nghiên cứu sản xuất nước ép.
Đến tháng 7/2023, những chai nước ép xương rồng đầu tiên đã ra đời, đạt tiêu chuẩn bảo quản trong điều kiện tự nhiên suốt một năm mà vẫn giữ được chất lượng. Đến năm 2024, sản phẩm nước ép xương rồng và xương rồng muối chua của anh Huy nhận được chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Lúc này, anh Huy lập xưởng sản xuất, tung sản phẩm ra thị trường. Anh thu mua nguyên liệu từ một số tỉnh ven biển, đồng thời kêu gọi thêm 20 hộ dân ở Phú Yên trồng xương rồng tai thỏ cung cấp cho công ty.
Tự hào vì góp phần tái sinh vùng đất cằn cỗi, giúp nhiều nông dân có thu nhập
Nhìn lại hành trình khởi nghiệp đầy gian nan, anh Huy trải lòng: “Đúng là hành trình khởi nghiệp với cây xương rồng không hề dễ dàng, nhất là khi bắt đầu với một loài cây còn rất xa lạ với nhiều người Việt. Từ việc tìm tài liệu nghiên cứu công dụng, thử nghiệm chế biến, cho đến tìm cách tiếp cận thị trường - tôi đã trải qua không ít thất bại.
Đến nay, công việc kinh doanh của tôi dưới thương hiệu Leafking đã dần ổn định. Các sản phẩm chính gồm: nước uống xương rồng, trà xương rồng túi lọc. Nhiều khách hàng trong nước và kiều bào nước ngoài rất quan tâm, đặc biệt với những ai ưu tiên sản phẩm tự nhiên, tốt cho sức khỏe”.
![]() |
Sản phẩm trà xương rồng và nước uống xương rồng của thương hiệu Leafking được bày bán trên thị trường. (Ảnh NVCC) |
Anh Huy thấy vui vì gia đình, bạn bè đều tự hào vì anh có thể làm được điều ý nghĩa cho cộng đồng, đồng thời khẳng định được thương hiệu đặc sản Phú Yên từ cây xương rồng. “Nhiều người bảo: “Mày làm được điều mà ít ai dám nghĩ tới” - đó là động lực để tôi tiếp tục cố gắng”, anh chia sẻ.
Trong thời điểm hiện tại, anh Huy đang trồng 3.000 gốc cây xương rồng ở Phú Yên. Chủ doanh nghiệp 8X đang thí điểm với quy mô nhỏ, mong muốn bà con biết đến và liên kết, cùng trồng cây xương rồng với anh.
Khi được hỏi về kinh nghiệm trồng cây xương rồng tai thỏ, anh Huy cho biết: “Chăm sóc cây xương rồng tuy nghe có vẻ dễ nhưng cũng cần hiểu đặc tính của cây. Đây là loài chịu hạn tốt, thích hợp đa số các loại đất, nhưng vẫn cần đảm bảo thoát nước tốt vào mùa mưa để tránh úng rễ.
Tưới nước ít, mỗi tuần chỉ cần 1–2 lần là đủ. Ngoài ra, cần thường xuyên cắt tỉa, loại bỏ cành sâu bệnh để cây phát triển đều và cho năng suất tốt”.
![]() |
Trong thời điểm hiện tại, anh Huy đang trồng 3.000 gốc cây xương rồng ở Phú Yên. (Ảnh NVCC) |
Nhìn lại quãng thời gian 4 năm khởi nghiệp với cây xương rồng tai thỏ, trải qua không ít khó khăn, thất bại, anh Huy cảm thấy tự hào không phải chỉ vì lợi nhuận của dự án. Anh tự hào vì đã góp phần tái sinh vùng đất cằn cỗi, giúp nhiều nông dân có thu nhập thêm nhờ việc trồng và bán xương rồng cho thương hiệu Leafking.
“Tôi tự hào vì đã biến một loài cây bị xem là “vô dụng” thành một đặc sản, một sản phẩm có giá trị và giúp người dân quê hương có thêm niềm tin vào tương lai”, nam doanh nhân chia sẻ.
(Ảnh NVCC)
Xem thêm nội dung về Sinh vật cảnh qua các kênh của Tạp chí Việt Nam Hương Sắc
Tiktok: https://tiktok.com/@tapchivietnamhuongsac |
Tin bài khác


Ngắm ngôi nhà cổ bằng gỗ mít triệu đô không bán của lão nông xứ Quảng

Mẹ đảm Sài Thành chi 200 triệu đồng trồng vườn cây xum xuê, hoa trái đẹp mãn nhãn
Đọc nhiều

Hoa nở, lá xanh không nhờ nước mà nhờ bạn hiểu điều cây cảnh muốn

Hội thảo “Cây cảnh - Thuốc nam chăm sóc sức khỏe cộng đồng” tại Hải Phòng

Nước vo gạo được thêm thứ này, cây kiểng nào cũng phát triển mạnh

Vườn thẳng đứng bioponic: Khi sắc xanh nảy mầm giữa lòng phố thị

Phúc Yên, Vĩnh Phúc: Cần chú trọng gìn giữ lá phổi xanh trong hoạt động chỉnh trang đô thị

Biến cỏ dại và gỗ thải thành nhựa sinh học: Bước đột phá của Hàn Quốc trong cuộc chiến chống ô nhiễm nhựa

Robot cá: Giải pháp công nghệ mở ra kỷ nguyên nuôi thủy sản thông minh

Mai vàng Huế - Nét vàng di sản, bước tiến khoa học

Thiết kế không gian xanh trong nhà phố: Xu hướng sống gần gũi thiên nhiên

Chiết cành cây cảnh: Phương pháp nhân giống hiệu quả và tiềm năng kinh tế lớn

Từ phân bón giả đến chuyển đổi xanh: Cơ hội trong thách thức

The Matrix One - Hướng tới “sống chất, sống sang” tại giai đoạn 2 của dự án

Sun Mega City: Không gian sống xanh bừng nở giữa miền đất giao hòa 3 dòng sông phía Nam Hà Nội

Nuôi loài chim hoang dã ngay trong vườn nhà, nông dân thu tiền triệu mỗi tháng nhờ mô hình mới lạ 1

Bỏ việc lương cao về quê nuôi "cá quý tộc", 9X Quảng Nam thu tiền tỷ đều tay

Ngành phân bón Việt Nam năm 2025: Bước chuyển mạnh từ thị trường và chính sách thuế

Tưởng là rau phụ, ai ngờ xà lách lại thành "người hùng thầm lặng" giúp gan thải độc

Hải đường trắng: Loài cây từng "gây bão" đắt hơn vàng ròng, trồng vừa chơi vừa giúp chữa lành thiên nhiên

Việt Nam lọt top điểm đến ngắm động vật hoang dã đẹp nhất châu Á

Cây ngọc bích nở hoa: Điềm lành sinh lộc trong nhà

Sáp nhập tỉnh Tuyên Quang với Hà Giang: Tỉnh mới có bánh nếp Tày nhân trứng kiến, có cả thịt trâu gác bếp

Cây kim ngân nở hoa – Điềm lành hiếm gặp của tài lộc và thịnh vượng

Cây hạnh phúc nở hoa: Tín hiệu tốt lành hay chỉ là chuyện tình cờ?

Bí ẩn đàn dê sống sót hơn 250 năm không nước ngọt trên đảo hoang Brazil

Khám phá 4 loài chim cảnh khiến người Trung Hoa mê đắm qua bao thế kỷ

Người phụ nữ Việt và những mùa mộc lan nở rộ ở châu Âu

Trồng cây bản địa: Xu hướng làm đẹp không gian sống và gọi chim về tổ gây sốt toàn cầu

Người đàn ông 56 tuổi sống một mình trong rừng 27 năm cùng đàn chim

Ngắm những tác phẩm lục bình độc đáo từ cây cảnh của chàng trai 9X

6 cá thể Sếu đầu đỏ hoàn tất cách ly, chuẩn bị hồi hương về Vườn Quốc gia Tràm Chim

Hội thảo “Cây cảnh - Thuốc nam chăm sóc sức khỏe cộng đồng” tại Hải Phòng

Hồng Loan Mai – Nét duyên bonsai từ loài hoa quyến rũ

Vì sao muỗi sợ cây ngũ gia bì?

Ngắm những tác phẩm lục bình độc đáo từ cây cảnh của chàng trai 9X

Hơn 1.000 tác phẩm tham gia Triển lãm sinh vật cảnh huyện Văn Giang mở rộng 2025

Hội thảo “Cây cảnh - Thuốc nam chăm sóc sức khỏe cộng đồng” tại Hải Phòng

Vinhomes Green Paradise: Kỳ quan đô thị lấn biển lớn nhất Việt Nam chính thức khởi công

Loài cò nhạn quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng bất ngờ xuất hiện tại Phong Nha - Kẻ Bàng

Hội thảo “Cây cảnh - Thuốc nam chăm sóc sức khỏe cộng đồng” tại Hải Phòng

Đến Hoàng thành Thăng Long thưởng thức hàng chục thương hiệu phở vang danh

Hòa “Taxi” - Nghệ nhân cây cảnh nghệ thuật tiêu biểu tại huyện Văn Giang, Hưng Yên

Ngắm ngôi nhà cổ bằng gỗ mít triệu đô không bán của lão nông xứ Quảng

Gặp người yêu nghề sinh vật cảnh, gìn giữ bảo tồn dòng Sanh Đá ở Văn Giang - Hưng Yên

Bỏ việc văn phòng lương ngàn đô, chàng kỹ sư biến xương rồng thành đồ ăn thức uống

Chỉ với con dao 30 nghìn đồng, chàng trai bền bỉ suốt 8 năm tỉa hoa quả thành nhiều tác phẩm nghệ thuật

Bỏ phố về quê: Cặp vợ chồng trẻ biến đất cằn thành cơ nghiệp đáng giá, thu nhập trăm triệu/tháng

Nghệ nhân "biến" dừa khô thành tác phẩm nghệ thuật

Thạch thảo kép: Loài hoa "độc bản" của người phụ nữ Hải Phòng và hành trình tìm bình yên cho tâm hồn

Ngắm ngôi nhà cổ bằng gỗ mít triệu đô không bán của lão nông xứ Quảng

Cây dành dành: Vị thuốc trong chậu cảnh ai cũng nên biết

13 loài lan rừng quý hiếm Việt Nam đang "kêu cứu" trong Sách Đỏ

Độc đáo cây đa 1.000 năm tuổi hình con nai trên bán đảo Sơn Trà
