Bonsai - Cách phân loại theo kích thước
Bonsai có nguồn gốc xa xưa từ Trung Quốc rồi đến Nhật Bản và bằng sức cuốn hút của mình đã nhanh chóng lan rộng ra khắp thế giới. Kể từ khi được khai sinh, trải qua bao nhiêu năm hình thành, sáng tạo, phát triển, bonsai đã sớm được coi là một môn nghệ thuật độc đáo.
Nghệ thuật tạo hình bonsai
Các tác phẩm bonsai đều ít nhiều mang một phần dáng dấp, vẻ đẹp truyền thống cổ xưa. Tuy nhiên, chúng vẫn có giá trị về mặt trang trí cho hầu hết mọi không gian, thời gian và chưa bao giờ khiến người đam mê phải thất vọng.
Để có thể trồng những cây bonsai nhỏ bé trong những chiếc chậu cảnh xinh xinh mà vẫn chống chịu được mọi điều kiện thời tiết dù khắc nghiệt nhất, đó là cả một quá trình khiến các nghệ nhân tiêu tốn biết bao thời gian, công sức và tâm huyết. Các nghệ nhân cho rằng, nghệ thuật thực sự trong cây bonsai nằm ở hình dáng mỗi cây mang lại.
Để trồng được một cây bonsai vừa đảm bảo được các chức năng của cây cảnh, vừa giữ được những vẻ đẹp của một tác phẩm nghệ thuật truyền thống, khác biệt với các loại cây thông thường, các nghệ nhân phải đưa ra nhiều ý tưởng sáng tạo và những kỹ thuật chuyên môn cần thiết. Những kỹ thuật cơ bản bao gồm cắt tỉa lá hoặc gai khỏi cây đang phát triển, tỉa bớt cành, rễ của cây, sử dụng các thiết bị phụ trợ và dây điện để định hình cây một cách tỉ mỉ, cẩn thận.
Mỗi kỹ thuật này đều có một tầm quan trọng riêng đối với sự phát triển và hình thành chung của cây bonsai, chúng đòi hỏi các nghệ nhân bonsai phải hết sức cẩn trọng để tránh làm ảnh hưởng đến cây bonsai dù là nhỏ nhất, nếu không sẽ mang lại những ảnh hưởng xấu khó có thể khắc phục. Tuy nhiên, những kỹ thuật trồng bonsai cũng mang đến nhiều đam mê, trải nghiệm mới lạ, thú vị mà ai cũng muốn khám phá.
Kích thước cây bonsai
Một trong những điểm thú vị nhất của cây bonsai là kích thước đa dạng của chúng, nhiều cây có kích thước siêu nhỏ đến khó tin. Nghệ thuật trồng cây bonsai có thể tạo ra một cây vô cùng nhỏ bé nhưng vẫn có hình dáng của một cây phát triển đầy đủ, toàn diện. Điều này khác với việc nhân giống di truyền của các cây giống lùn, kỹ thuật trồng bonsai không yêu cầu lưu trữ mã di truyền của cây. Thay vào đó, nó đòi hỏi các nghệ nhân cần tạo nên những cây với kích thước thu nhỏ bằng các phương pháp cơ học, cắt tỉa, uốn ghép cây dưới bàn tay khéo léo của mình.
Bonsai có rất nhiều kích cỡ khác nhau
Những cây bonsai nhỏ nhất thậm chí còn bé hơn các cây giống con, trong khi đó, một số cây bonsai lớn nhất hiện đang được lưu giữ trong Cung điện Hoàng gia của Nhật Bản rất to lớn và phải cần nhiều người mới di chuyển được. Từ xa xưa, việc phân loại kích thước của cây cảnh được thực hiện bằng việc xác định xem phải mất bao nhiêu tay người để di chuyển cây.
Đến nay, nghệ thuật trồng cây bonsai đã trải qua một quãng thời gian dài, tên và kích thước chính xác của từng phân loại cũng đã thay đổi qua nhiều thế kỷ. Cách phân loại kích thước bonsai dưới đây được coi là phổ biến nhất, tuy nhiên cách phân loại này cũng chỉ là tương đối, ngoài ra, chúng ta có thể gặp những kích thước khác. Ba loại kích thước chính là: Bonsai nhỏ, vừa và lớn. Mỗi cây bonsai lại phù hợp với từng loại kích thước khác nhau. Một số cây có thể không phù hợp hoặc không thích nghi được với các kích thước khác.
CÂY BONSAI CỠ NHỎ
kenshitsubo: Đây là những loại cây bonsai nhỏ nhất, thậm chí còn nhỏ hơn nhiều so với các cây giống con. Tuy nhiên, chúng vẫn xứng đáng được coi là những tác phẩm nghệ thuật. Hiếm khi Kenshitsubo cao hơn 1 đến 3 inch (2,54-7,62 cm), loại này có thể được nâng lên bằng hai ngón tay dễ dàng.
Shito: Đây là kích thước phổ biến của các loại cây bonsai nhỏ nhất. Chúng có kích thước bằng đầu ngón tay, thường phát triển chiều cao từ 2 đến 4 inch (5,08-10,16 cm). Chúng còn có tên khác là cây bonsai Thimble.
Các tác phẩm bonsai đều ít nhiều mang một phần dáng dấp, vẻ đẹp truyền thống cổ xưa. Tuy nhiên, chúng vẫn có giá trị về mặt trang trí cho hầu hết mọi không gian, thời gian và chưa bao giờ khiến người đam mê phải thất vọng.
Shohin: Những cây bonsai này phát triển chiều cao từ 2 đến 6 inch (5,08-15,24 cm). Chúng có thể dễ dàng nằm gọn trong lòng bàn tay. Shohin và Shito bonsai còn được phân biệt với các cây bonsai nhỏ khác bằng một số kỹ thuật riêng biệt được sử dụng để tạo ra chúng.
Mame: Những cây bonsai này có chiều cao từ 4 đến 8 inch (10,16-20,32 cm). Trong số những cây bonsai nhỏ nhất, chúng còn được gọi là cây bonsai một tay bởi vì chỉ cần một tay để di chuyển cây. Thường thì chúng được trồng trong những chậu lớn hơn cây bonsai Shohin.
Komono: Cây bonsai Komono phát triển trung bình từ 6 đến 10 inch (15,24-25,4 cm). Chúng gần như là cây bonsai lớn nhất có thể di chuyển được bằng một tay.
CÂY BONSAI CỠ VỪA
Katade-Mochi: Cây bonsai Katade-Mochi mọc cao từ 10 đến 18 inch (25,4-45,72 cm). Chúng lớn hơn cây bonsai Komono nhưng vẫn có thể được nâng lên bằng một tay. Đây là kích thước khá phổ biến giúp các nghệ nhân thuận tiện hơn trong việc chăm sóc, bởi chúng không quá nhỏ để phải cắt tỉa nhiều cũng không quá lớn để phải thường xuyên xử lý thu gọn kích thước.
Chumono, Chiu: Hai kích thước cây bonsai này gần như giống nhau. Cả hai đều được coi là cây bonsai hai tay ( cần hai tay để bưng, bê), đều cao từ 16 đến 36 inch (40,64-91,44 cm). Hai tên gọi này có thể thay thế cho nhau. Cây trung bình và lớn: Các quốc gia nói tiếng Anh trên thế giới có xu hướng dần từ bỏ tên tiếng Nhật để phân loại kích thước nghe cho thuận tai. Cây cảnh trung bình có chiều cao từ 12 đến 24 inch (30,48- 60,96 cm), trong khi cây cảnh lớn từ 24 đến 36 inch (60,96-91,44 cm).
CÂY BONSAI CỠ LỚN
Omono: Những cây bonsai cỡ lớn này được xếp vào những cây đầu tiên cần đến 4 tay để di chuyển. Chúng phát triển tốt ở rất nhiều nơi khác nhau và có chiều cao từ 30 đến 48 inch (76,2-45,121,92cm). Chúng khá giống với loại “Dai” và hầu như có ít đặc điểm để phân biệt với nhau, trong tiếng Anh chúng đều được gọi là cây bonsai rất lớn.
Dai: Có cùng kích thước và kiểu dáng với cây bonsai Omono. Hiện nay, chỉ một số nghệ nhân được biết đến là các bậc thầy trong nghệ thuận bonsai của Nhật Bản cổ đại mới nắm rõ được sự khác biệt ít ỏi giữa chúng.
Hachi-Uye: Đây là một trong những cây bonsai lớn nhất. Chúng được gọi là cây 6 tay vì phải cần tới 3 người để di chuyển cây trong chậu. Chúng cao từ 40 đến 60 inch (101,6-152,4 cm).
Imperial: Imperial (cây hoàng gia) là cây lớn nhất và hùng vĩ nhất trong tất cả các cây bonsai. Chúng cao từ 60 đến 80 inch (152,4-203,2 cm) và được trưng bày nhiều nhất trong các khu vườn của Hoàng gia Nhật Bản. Chúng cũng được gọi là cây 8 tay do cần 4 người để di chuyển. Có lẽ phân loại duy nhất không thay đổi qua các thời đại là cây Imperial vì nguồn gốc của tên.
Theo định nghĩa, bất kỳ cây bonsai nào thuộc loại lớn nhất trong các khu vườn của Hoàng gia Nhật Bản đều là cây bonsai Imperial. Mặc dù một số chuyên gia chưa hoàn toàn đồng ý với tất cả các phân loại kích thước này. Tuy nhiên, nhiều nghệ nhân cho rằng, cũng không nên quá coi trọng về kích thước chính xác của từng cây bonsai, điều thực sự quan trọng là bằng cái tâm, bằng lòng đam mê nghệ thuật hút hồn này, các nghệ nhân có thể tạo ra những cây bonsai có hình dạng và kiểu dáng độc đáo, quyến rũ nhất./. (Theo Bonsaitreegardener, Wikihow và Pinterest) (Bài đã được đăng trên Tạp chí Việt Nam Hương Sắc số 315 tháng 12 năm 2019)
Thanh Xuyên
Xem thêm nội dung về Sinh vật cảnh qua các kênh của Tạp chí Việt Nam hương sắc
Tiktok: https://tiktok.com/@tapchivietnamhuongsac |
Tin mới


Định hình chiến lược phát triển bền vững cho ngành hoa, cây cảnh Việt Nam

Trúc Nhật hợp mệnh gì? Cách chăm cây chuẩn phong thủy, đẹp bền theo thời gian
Tin bài khác

Ngất ngây với cây cảnh hồng phấn lãng mạn, đẹp dịu dàng hơn cả hoa

Hồng cổ Sapa: Loài hoa hơn trăm năm gây thương nhớ nhờ vẻ đẹp cổ điển và mang ký ức thời gian

Festival hoa, cây cảnh VNUA 2025: Diễn đàn kết nối và hội tụ tinh hoa sinh vật cảnh

Khơi sắc mai vàng Long An bằng công nghệ cao và kỹ thuật nhân giống mới

Bí kíp vườn nhà: 9 mẹo đơn giản giúp cây cảnh khỏe mạnh, lá xanh rực rỡ

Bã cà phê – “thuốc tiên” giá 0 đồng giúp cây phát triển vượt trội

HP Việt Nam với chiến dịch trồng cây xanh vì một tương lai bền vững

Chọn mua bonsai sim tím: 5 điều cần biết để không “tiền mất, cây hỏng”

Hoa nở, lá xanh không nhờ nước mà nhờ bạn hiểu điều cây cảnh muốn

Hội thảo “Cây cảnh - Thuốc nam chăm sóc sức khỏe cộng đồng” tại Hải Phòng

Nước vo gạo được thêm thứ này, cây kiểng nào cũng phát triển mạnh

Vườn thẳng đứng bioponic: Khi sắc xanh nảy mầm giữa lòng phố thị

Phúc Yên, Vĩnh Phúc: Cần chú trọng gìn giữ lá phổi xanh trong hoạt động chỉnh trang đô thị

Phát triển "thủ phủ sâm Ngọc Linh" thành trung tâm công nghiệp dược liệu cả nước

Loại ớt mang tên 1 loài chim thành đặc sản, giúp người Cơ Tu thoát nghèo

Khám phá Vinhomes Cổ Loa: Nơi hội tụ của tiện nghi hiện đại và không gian sống xanh

Dự án Him Lam Central Park An Hồng: Tạo ra khu đô thị xanh, không gian sống xanh

Gem Park Hải Phòng: Điểm sáng không gian sống xanh đậm chất Hi LIFE

Trái nhàu: Loại quả “khó yêu” giúp nông dân đổi đời với thu nhập tiền tỷ

Dự án Đội Nhân Palace: Cuộc sống xanh giữa lòng Thủ đô Hà Nội

Flamingo Majestic Islands Resort: Biểu tượng không gian nghỉ dưỡng xanh tại hồ Núi Cốc

Nơi ngắm hoa đỗ quyên đẹp nhất Việt Nam: Tây Bắc mùa rực rỡ

Chủ nhân bức tranh "Mùa sen" gây sốt mạng xã hội: Hình ảnh hoa sen chiếm trọn tâm trí tôi

Hồ Kẻ Gỗ ở Hà Tĩnh: Vẻ đẹp kỳ vĩ giữa đại ngàn Trường Sơn

5 loại cây cảnh hút tài lộc cho cầu thang, chuẩn phong thủy với người mệnh Thủy

Hoa sen - Hành trình từ quá khứ đến hiện tại

Sự thật và huyền thoại về loài cây “biết đi” trong rừng nhiệt đới

Từ củi đốt thành “vàng trắng”: Hoàng hoa lê và cuộc lột xác triệu đô

Góc vườn nhỏ của cô gái trẻ đẹp ngỡ "biển hoa" khiến ai cũng trầm trồ

Phát hiện lại loài cá đầu rắn Chel sau 85 năm: Một kỳ tích trong thế giới động vật

Biến hóa sân thượng 33m² thành khu vườn đẹp như tranh vẽ giữa lòng thành phố

Phát triển "thủ phủ sâm Ngọc Linh" thành trung tâm công nghiệp dược liệu cả nước

Say đắm lan ngọc điểm: Vẻ kiêu sa hút hồn và bí quyết chăm sóc để hoa lưu hương, bền sắc

Định hình chiến lược phát triển bền vững cho ngành hoa, cây cảnh Việt Nam

Trúc Nhật hợp mệnh gì? Cách chăm cây chuẩn phong thủy, đẹp bền theo thời gian

Ngất ngây với cây cảnh hồng phấn lãng mạn, đẹp dịu dàng hơn cả hoa

Định hình chiến lược phát triển bền vững cho ngành hoa, cây cảnh Việt Nam

Festival hoa cây cảnh VNUA 2025: Sự kiện nổi bật tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Festival hoa, cây cảnh: Phát triển ngành hoa, cây cảnh hiện đại, bền vững

Thư mời tham gia CLB Việt Nam hương sắc

Festival hoa, cây cảnh VNUA 2025: Diễn đàn kết nối và hội tụ tinh hoa sinh vật cảnh

Tín dụng xanh tại Agribank: Trao cơ hội cho cá nhân thực hiện hóa giấc mơ về dự án xanh

Doanh nghiệp Việt và hành trình thực thi ESG: Chìa khóa mở cánh cửa phát triển bền vững

Tín dụng xanh: Cơ hội vay vốn dễ dàng, lãi suất ưu đãi cho mô hình vườn sinh thái và sinh vật cảnh

Giải mã tín dụng xanh: Chìa khóa thúc đẩy phát triển bền vững trong xã hội hiện đại

Công ty Châu Giang tiên phong chuyển đổi số trong sản xuất lan hồ điệp

Loại ớt mang tên 1 loài chim thành đặc sản, giúp người Cơ Tu thoát nghèo

Nghệ nhân cụt tay "hô biến" gốc tre thành đồ nội thất giá chục triệu

Chàng trai Đà Nẵng "thổi hồn" củ quả thành những tác phẩm nghệ thuật sống động

HTX hoa Sen Vân Đài: Theo dấu chân công chúa Diệu Dung, trải nghiệm ngắm sen nở khoe sắc

Chiếc bánh “Giọt nước mắt của Mẹ”: Lời tri ân người Mẹ Việt Nam anh hùng trong ngày non sông sum họp

Trailer giới thiệu đặc san số 19/5 của Tạp chí Việt Nam hương sắc

Đa dạng các loại cây hoa quả bonsai đẹp mắt trong mùa hè

Chiêm ngưỡng cây xoài cổ thụ ở Khánh Hòa, quả hồng đỏ óng ánh như trong phim cổ trang

Chiêm ngưỡng ngôi chùa được làm từ vỏ ốc và san hô độc nhất vô nhị ở Việt Nam
