Đài hoa bụt giấm chữa ho, viêm họng
Cây bụt giấm, còn gọi là bụp giấm, atiso đỏ…, có tên khoa học: Hibiscus subdariffla L., họ Bông (Malvaceae) cao 1,2 - 2m, phân nhánh gần gốc, mầu tím nhạt. Lá hình trứng, nguyên, mép lá có răng. Hoa đơn độc, mọc ở nách, gần như không có cuống. Tràng hoa màu vàng hồng hay tía, có khi trắng. Quả nang hình trứng, có lông thô mang đài mầu đỏ sáng bao quanh quả. Cây ra hoa từ tháng 7 đến tháng 10. Bộ phận dùng: Đài quả, lá. Đài hoa của cây bụt giấm còn gọi là “Atiso đỏ”.
Theo các nhà dinh dưỡng, cả lá, đài hoa bụt giấm có nhiều acid và protein và các loại vitamin A, B1, C, D, E, F cao. Quả khô của bụt giấm có chứa canxi oxalat, Gossypetin, Anthocyanin (có tác dụng kháng sinh) và Vitamin C. Hạt chứa 7,6% nước, 22,3% dầu, 24% protein, 13,5% chất xơ, 7% chất khoáng. Dầu hột bụt giấm có tác dụng chống nấm và bệnh ngoài da. Lá có vị chua chua, dùng làm rau ăn. Người ta thường dùng đài hoa có vị chua làm gia vị thay giấm, chế nước giải khát, làm mứt. Có nơi dùng chế xiro.
Theo Đông y, đài hoa bụt giấm có vị chua, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, lợi tiểu, lợi mật. Còn theo tài liệu nước ngoài, hoạt chất từ bụt giấm có tính kháng khuẩn, kháng nấm, chống viêm, chống ôxy hóa, giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch, tăng cường chức năng tiêu hóa, nhuận tràng, hạ huyết áp, làm giảm cholesterol trong máu, chống xơ vữa động mạch, giảm sự đọng lipid ở gan và bảo vệ tế bào gan. Đài hoa bụt giấm có tác dụng chống co thắt cơ trơn, làm thư giãn cơ trơn tử cung, làm hạ huyết áp và có tính kháng sinh, trị ho, viêm họng, lợi tiểu, lợi mật, mát gan, lọc máu, giảm áp suất mạch và kích thích nhu động ruột, kháng khuẩn và nhuận tràng. Lá cũng có tác dụng lợi tiểu, an thần và làm mát gan, quả để trị bệnh scorbut (bệnh thiếu vitamin C). Liều dùng từ 10 - 15 gr đài hoa, sắc hoặc hãm nước uống. Sau đây là một số công dụng của đài hoa bụt giấm:
- Chữa cao huyết áp: Dùng cao của đài hoa bụp giấm trộn cùng hydroxyd nhôm làm viên hoàn tương đương khoảng 0,60g dược liệu. Mỗi lần uống từ 3 đến 5 viên.
- Chữa bệnh gan mật, viêm họng và ho: Lấy đài hoa bụp giấm 10 – 15g, sắc hoặc hãm nước uống.
- Hỗ trợ trị xơ cứng động mạch: Dùng đài hoa 10 – 15g hãm lấy nước uống hằng ngày thay nước trà.
Đài hoa bụt giấm ngâm với đường hay mật ong có tác dụng mát gan, giải nhiệt, mát gan trong những ngày hè nóng bức. Có thể phòng rôm sảy, mụn nhọt, táo bón... cho trẻ trong những ngày hè bằng cách cho trẻ uống hoa bụt giấm ngâm đường hàng ngày. Đài hoa bụp giấm sau khi ngâm có vị ngọt ngọt, chua chua và đặc biệt rất giòn, ăn rất ngon. Sắc đài hoa mọng nước lấy nước uống hay hãm uống giúp cho tiêu hoá và trị các bệnh về mắt, viêm họng, bệnh tim và thần kinh, huyết áp cao, xơ cứng động mạch, ho (lúc giao mùa). Sau đây là cách là siro từ đài hoa bụp giấm: Dùng 1kg hoa atiso tươi, 800g đường cát trắng. Rửa sạch đài hoa, tách riêng phần cánh hoa và nhụy hoa. Phần nhụy có thể đem phơi khô sau đó hãm nước uống như hãm chè có tính thanh nhiệt, rất mát cơ thể. Phần cánh hoa cho vào lọ, cứ một lớp hoa một lớp đường cho đến hết. Để 3-5 ngày cho đường tan ra hết. Sau đó gắp riêng phần cánh hoa ra chảo, xào lửa nhỏ ăn rất giòn. Nước cốt Atiso sau khi ngâm đường được đun sôi để dùng lâu dài và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
Tiên Sa
Tin mới


Nhật ký điện tử – Cầu nối giữa người sản xuất, người tiêu dùng và thị trường xuất khẩu

Bản đồ hành chính mới nhất của 34 tỉnh, thành Việt Nam năm 2025
Tin bài khác

Quản lý phân bón minh bạch: Chìa khóa bảo vệ đất, nước và nông sản Việt vào chuỗi cung ứng xanh

Cách chăm sóc bonsai tại nhà đúng kỹ thuật cho người mới bắt đầu

Trồng và chăm sóc cây cảnh đúng kỹ thuật để cây khỏe, hoa đẹp, ra hoa đúng mùa
Đọc nhiều

Giữ hồn đá cổ, tôn vinh bonsai nghệ thuật tại khu vườn của nghệ nhân Hưng Yên

"Đất lành chim đậu" và 4 loài vật mang lại may mắn khi xuất hiện tình cờ trong nhà

Ba nông dân đổi đời "trồng ra bạc tỷ" khi chuyển đổi cây trồng

Hành trình 10 năm phục hồi văn hóa chọi gà của doanh nhân Phạm Thanh Việt

Đá quý Lan Phạm - Kiến tạo phong thủy thượng hạng: Từ trang sức đến không gian sống

Người “gom ký ức” vào từng mái ngói và hành trình tái hiện những ngôi nhà ở miền thương nhớ

Nghệ nhân ưu tú Đức Tân và câu chuyện “hộ chiếu gốm” đưa bản sắc Việt ra thế giới

Nghệ thuật cây cảnh: Khi rễ lộ cốt, khi hồn thành văn

Ngành hoa- cây cảnh trước cơ hội lớn: Cần gỡ nút thắt về chính sách và thủ tục xuất – nhập khẩu

Đồng Tháp: Biến phế phẩm thành tài nguyên, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Hướng dẫn hội viên Hội Sinh vật cảnh đăng ký tài khoản định danh điện tử khi làm thủ tục thuế

Nông nghiệp Bắc Ninh: Hướng tới tương lai xanh bền vững

Hội Nông dân TP. Hải Phòng: Đẩy mạnh chuyển đổi số trong nông nghiệp

Vĩnh Phúc: Nhiều đối tượng bị khởi tố về hành vi buôn lậu cây dó bầu

Hà Tĩnh: Ốc bươu vàng bùng phát, nông dân lo mất mùa vụ Hè Thu

Nông dân làm kinh tế bài bản: Bắt đầu từ hiểu luật và áp dụng công nghệ

Vai trò của cải cách hành chính trong nâng cao chất lượng hoạt động của UBND xã tại Hà Nội

Thủ phủ vải thế giới bội thu nhờ công nghệ cao: AI, robot, drone đồng loạt ra trận

Tạp chí Việt Nam hương sắc ra số đặc biệt: Sinh vật cảnh trong không gian sống đô thị

Hải Phòng tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại

Hội thảo “Chính sách phát triển thị trường tín chỉ carbon - Những vấn đề đặt ra và khuyến nghị"

Chân dung những nông dân làm kinh tế giỏi: Biến đất cằn thành vườn cây tiền tỷ

Lan Ngọc Điểm: "Nữ hoàng lan rừng" giữa lòng phố thị

Khám phá 4 làng cá cảnh nổi tiếng Việt Nam: Nơi nghề nuôi cá cảnh trở thành sinh kế thịnh vượng

Chàng trai Cần Thơ kiếm thu nhập hàng trăm triệu mỗi năm nhờ nuôi chó Bully

Xu hướng phủ xanh không gian sống trong các tòa chung cư hiện đại giữa lòng đô thị

Người xưa chọn trồng 5 loài cây này để nhà yên, của bền, con cháu hiển vinh

5 làng cây cảnh nổi tiếng Việt Nam mang giá trị kinh tế cao, giúp nông dân đổi đời

Làng hoa Tây Tựu: Di sản truyền thống và “thủ phủ hoa” của Hà Nội

Độc lạ tranh "xuyên sáng" giá chục triệu đồng làm từ... cành lá dừa ở Hội An

Trồng 3 cây cảnh này trong nhà, cả năm bình an - trường thọ - phát tài
