Khuyến nông Việt Nam thời kỳ mới: Từ mô hình truyền thống đến công nghệ hiện đại
Trong bối cảnh nông nghiệp đang đối mặt với hàng loạt thách thức như biến đổi khí hậu, chi phí đầu vào tăng cao, nhu cầu thị trường thay đổi nhanh chóng, khuyến nông không còn đơn thuần là hoạt động “cầm tay chỉ việc” như trước. Ngày nay, khuyến nông phải thích nghi linh hoạt với công nghệ số, đáp ứng yêu cầu sản xuất thông minh, tuần hoàn và gắn với tiêu chuẩn xanh - sạch - bền vững. Chính vì thế, việc Bộ Nông nghiệp và Môi trường xác định rõ định hướng đổi mới khuyến nông là bước đi mang tính chiến lược, nhằm đưa nông dân Việt Nam hội nhập thành công vào chuỗi giá trị nông sản toàn cầu.
![]() |
Định hướng phát triển khuyến nông “Đổi mới mạnh mẽ hình thức tổ chức và hoạt động khuyến nông, phát triển khuyến nông điện tử, khuyến nông cộng đồng, theo chuỗi ngành hàng, chuyển đổi số” - (Ảnh laichau.gov.vn) |
Nhằm thực hiện hiệu quả Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó định hướng phát triển khuyến nông “Đổi mới mạnh mẽ hình thức tổ chức và hoạt động khuyến nông, phát triển khuyến nông điện tử, khuyến nông cộng đồng, theo chuỗi ngành hàng, chuyển đổi số”.
Theo đó, việc triển khai Chương trình khuyến nông Trung ương giai đoạn 2026–2030, của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Nay là bộ Nông nghiệp và Môi trường) ban hành ngày 17/01/2025, đã cụ thể hóa định hướng trên bằng hệ thống các mô hình thiết thực và phù hợp với từng lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Mới đây, ngày 05/5/2025, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã tiếp tục phê duyệt Danh mục dự án Khuyến nông Trung ương sẽ thực hiện từ năm 2026 tại Quyết định số 1265/QĐ-BNNMT. Danh mục này bao gồm 55 mô hình trải rộng trên 4 lĩnh vực then chốt: trồng trọt và bảo vệ môi trường (23 mô hình), chăn nuôi - thú y (12 mô hình), thủy sản và ngành nghề nông thôn (13 mô hình), và lâm nghiệp (7 mô hình). Đây là sự phân bổ hợp lý, phản ánh rõ định hướng phát triển toàn diện, lấy người dân làm trung tâm và công nghệ làm nền tảng.
Một điểm nhấn trong các mô hình khuyến nông mới là việc đẩy mạnh xây dựng các mô hình điểm – nơi hội tụ các kỹ thuật sản xuất tiên tiến, quy trình chế biến hiện đại, bảo quản hiệu quả và phương thức tiêu thụ sản phẩm có tính liên kết chuỗi. Thay vì truyền đạt kiến thức một chiều, các mô hình này đặt nông dân vào vị trí chủ thể, trực tiếp thực hành, điều chỉnh kỹ thuật, tiếp cận giống mới, bảo tồn giống bản địa quý hiếm, và từng bước làm chủ công nghệ sản xuất. Đồng thời, khuyến nông điện tử và khuyến nông cộng đồng đang được phát triển mạnh mẽ, góp phần làm thay đổi phương thức tiếp cận và truyền tải thông tin nông nghiệp. Nhờ đó, khoảng cách giữa nông dân và tri thức khoa học kỹ thuật đang được rút ngắn đáng kể.
Không chỉ vậy, việc gắn kết giữa khuyến nông với doanh nghiệp, hợp tác xã và tổ chức tín dụng cũng là hướng đi quan trọng giúp tăng hiệu quả đầu tư, đồng thời thúc đẩy liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị. Những mô hình sản xuất gắn với truy xuất nguồn gốc, xây dựng thương hiệu địa phương hay sản phẩm OCOP sẽ được ưu tiên triển khai, từ đó tạo nên sức cạnh tranh cho nông sản Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Trong thời đại mà công nghệ và dữ liệu là tài sản quan trọng, chuyển đổi số trong hoạt động khuyến nông đã không còn là lựa chọn, mà trở thành yêu cầu cấp thiết. Việc áp dụng các nền tảng số như ứng dụng tư vấn kỹ thuật trực tuyến, nhật ký sản xuất số, hệ thống cảnh báo sớm về dịch bệnh, thời tiết, hay chẩn đoán bệnh cây trồng vật nuôi bằng trí tuệ nhân tạo… đang dần trở nên phổ biến. Những thay đổi này giúp người nông dân đưa ra quyết định nhanh chóng, chính xác hơn, đồng thời kết nối dễ dàng với chuyên gia, thị trường và chuỗi cung ứng.
Sự thay đổi mạnh mẽ trong tổ chức và hoạt động khuyến nông không chỉ thể hiện tầm nhìn chiến lược của ngành nông nghiệp, mà còn là minh chứng cho quyết tâm đưa nông nghiệp Việt Nam phát triển theo hướng hiện đại, sinh thái, bền vững và hội nhập. Những mô hình mới, những cách tiếp cận sáng tạo và sự đồng hành sát sao giữa Nhà nước – nhà khoa học – doanh nghiệp – nông dân chính là nền tảng để khuyến nông Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới, không ngừng đổi mới vì một nền nông nghiệp thịnh vượng, nông thôn đáng sống và người nông dân được tôn vinh đúng nghĩa.
(Chi tiết đính kèm Quyết định số 1265/QĐ-BNNMT phê duyệt Danh mục dự án Khuyến nông Trung ương thực hiện từ năm 2026)
Tin mới


Cam Lục Ngạn được bảo hộ chỉ dẫn địa lý – Khẳng định thương hiệu nông sản đặc sản Bắc Ninh

Đồng Tháp: Biến phế phẩm thành tài nguyên, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn
Tin bài khác

Xây dựng Đề án trồng trọt giảm phát thải: Hướng đi bài bản vì mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030

Nông nghiệp Bắc Ninh: Hướng tới tương lai xanh bền vững

Hội Nông dân TP. Hải Phòng: Đẩy mạnh chuyển đổi số trong nông nghiệp

Trồng xen canh bắp và dưa leo, nữ nông dân Khánh Hòa mới thu tiền tỷ mỗi năm

Nghệ nhân Vũ Tấn Phúc: Người gửi hồn vào cây với hơn 18 năm tâm huyết tạo tác

Về Cao Thôn: Thăm "thủ phủ" hương trầm 300 năm tuổi ở Hưng Yên

Cây chè tổ Suối Giàng: Di sản sống của người Mông

Vùng trồng chè đặc sản ở Việt Nam: Di sản từ đất, tinh túy từ bàn tay người làm trà

Nhà vườn An Thư: Hồn xưa giữa lòng đất cố đô

Làng nghề hoa cúc Ninh Giang: Giữ nghề trong cơn sóng chợ

Cốm làng Vòng: Từ món quà quê dân dã trở thành nghề chính của cả một làng ở Hà Nội

Nhà vườn Phạm Huế: Đam mê cây xanh và triết lý “chung một cội nguồn”

Nhà vườn An Hiên: "Tinh hoa đệ nhất nhà vườn" xứ Huế

Quy trình canh tác sầu riêng bền vững: Chìa khóa giữ thị trường quốc tế

Nuôi tép cảnh - nghệ thuật thu nhỏ cho người yêu thiên nhiên hiện đại

Tưới nước cho hoa hồng leo sai cách, 90% người trồng đang làm hỏng cây mà không biết

Tưới nước cây trầu bà bao nhiêu là đủ? Đừng để cây chết vì sai lầm đơn giản

Một số điều kiện hành nghề lĩnh vực thú y đối với cá nhân và tổ chức theo Luật Thú y

Hà Nội cho phép xây dựng công trình tạm phục vụ sản xuất, du lịch trên đất nông nghiệp bãi sông

Cập nhật quy định kiểm dịch: Thông tư số 28/2025/TT-BNNMT có hiệu lực từ ngày 1/7/2025

Sửa đổi quy trình đánh giá sản phẩm OCOP theo Quyết định 1489/QĐ-TTg mới nhất

Bốn loại trái cây Việt vào đường đua tỷ đô, riêng dừa được dự báo dẫn đầu với 30.000 tỷ đồng

Campuchia bắt đầu xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc, thị phần Việt Nam chịu sức ép

Việt Nam tham dự Hội nghị Bonsai và Suiseki châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 17 tại Indonesia

Trợ lý ảo Đom Đóm AI hỗ trợ nông dân tra cứu thông tin miễn phí

Ông lớn Nhật nhắm “mỏ vàng xanh” của Việt Nam, tham vọng tạo thị trường matcha "chuẩn Nhật, giá Việt"

Tay trắng lập trại cá trăm tỷ, nông dân miền Tây xuất khẩu cá chẽm đi khắp thế giới

Bất ngờ với loài cây được Mỹ bình chọn "loại rau củ, trái cây tốt nhất thế giới", ở Việt Nam mọc như cỏ dại

Những giống chó mèo “ngoài hành tinh” khiến giới yêu thú cưng sẵn sàng chi hàng trăm triệu để sở hữu

Trồng dừa xiêm trái sai trĩu, thả thêm đàn dê, nông dân Gia Lai thu hàng trăm triệu mỗi năm

Hai loại gia vị đắt đỏ mang về hơn 15 triệu USD cho Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025

Cây phong thủy ban công chung cư: Nên và không nên trồng

Người xưa dạy: Trồng cây hợp khí, sự nghiệp hanh thông, công danh tự tới

Hai biểu tượng Phật giáo khẳng định vị thế của Bắc Ninh trên bản đồ di sản thế giới

Ngôi chùa kỳ lạ không thờ Phật, in trên tờ 20.000 đồng, là “bùa hộ mệnh” suốt hơn 400 năm

5 loài hoa phong thủy được người xưa gửi gắm ước nguyện thịnh vượng và trường thọ

Việt Nam tham dự Hội nghị Bonsai và Suiseki Châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 17

Chiêm ngưỡng tác phẩm đặc sắc tại Triển lãm cây cảnh nghệ thuật Thường Tín

Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ
