Triễn lãm Bonsai và Suiseki Châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 16 tại Manila, Philipine 70 Năm chiến thắng Điện Biên Phủ Xuất nhập khẩu các sản phẩm nông thủy hải sản từ các thị trường Australia, Trung Quốc, Việt Nam, EU, USA Hội Sinh vật cảnh Việt Nam Vinhomes - Nơi hạnh phúc ngập tràn Toyota Việt Nam Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Tổng Công ty Viễn thông Viettel - Viettel Telecom Vinfast - Oto Việt - Mãnh liệt tinh thần Việt Nam Tổng công ty Viễn Thông MobiFone

Bí kíp trồng lan kiếm bản lá to

06/09/2022

Người trồng lan kiếm luôn có mong ước cây đẻ nhanh và bản lá ngày càng to qua từng thế hệ. Tại sao lại vậy? Vì đẻ càng nhiều và nhanh thì đồng nghĩa với việc sớm có tác phẩm khủng và lợi nhuận cao. Tuy nhiên, để thể hiện được chất chơi, đẳng cấp và thỏa mãn được thị hiếu của hầu hết những người yêu lan, thì phải "luyện kiếm" mới ra được cây có bản lá rộng.

Bản lá to cũng đồng nghĩa với độ hiếm và giá trị kinh tế cao.

Lan kiếm mang lại giá trị kinh tế cao

Về giá cả thì tác phẩm lan cũng như tất cả các tác phẩm sinh vật cảnh khác, đó là theo thị hiếu và thị trường, lúc thăng lúc trầm. Bởi thế tôi sẽ lấy một ví dụ thực tế dựa trên mốc thời gian và với thời điểm cụ thể là ngày 06 tháng 6 năm 2021 giá của 01 cây kiếm Tiên Vũ Xanh Huế được giao dịch trên thị trường được Hội Lan Kiếm Var Việt Nam thống kê như sau:

- Bản lá trên 6cm: chủ cây quyết từ 80 đến 120 triệu tùy cây.

- Bản lá 5,5cm - 6cm tuỳ củ (giả hành): 70-80 triệu.

- Bản lá 5cm - 5,5cm tuỳ củ: 50-70 triệu.

- Bản lá 4,5cm - 5cm tuỳ củ: 30-50 triệu.

- Bản lá 3cm - 4,5cm tuỳ củ: 20-40 triệu.

- Bản lá dưới 3cm thân già tuỳ tình trạng. 8-20tr

Từ ví dụ thực tế bên trên, chúng ta thấy rằng cây kiếm có bản lá lớn (rộng) giá trị thương mại và giá trị nghệ thuật cao hơn rất nhiều so với bản lá nhỏ.

Từ kinh nghiệm bản thân trồng và chăm sóc các loại lan kiếm lâu năm với mấy chục ngàn cây, bên cạnh đó tôi cũng đi thăm quan học hỏi nhiều nhà vườn trồng lan kiếm chuyên nghiệp... nên chủ đề này xin được chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm đến quý độc giả.

Từ cây kiếm mẹ ban đầu, để qua các thế hệ con, cháu, chắt, chút, chít... ngày càng có bản lá to hơn thì chậu lan phải đạt được một số điều sau:

1. Thời gian 2 - 3 năm trở lên. Ví dụ bạn trồng 1 cây giống có bản lá 4cm vào chậu, nếu muốn trong chậu có cây bản là 7-8cm thì cần phải đợi ít nhất tới đời cháu hoặc chắt của cây ban đầu. Thậm chí phải đến đời chút hoặc chít mới được. Nếu bạn cứ tách chậu liên tục hoặc ép cây đẻ thật nhanh, thì bản lá các thế hệ sau sẽ khó mà lên tới 7cm chứ không dám nói tới 8cm hoặc 9cm.

Ở vườn tôi, có chậu bản lá 9cm, tôi mất 3 năm không tách chiết mà để cả bụi như vậy, chỉ sang từ chậu bé sang chậu lớn hơn mà thôi. Cây cụ bản lá 1,5cm, cây bà bản lá 3cm, cây mẹ là 5cm, cây con là 6,5cm, cây cháu là 8cm, cây chắt đạt bản lá 9cm.

Lan kiếm bản lá to 
​​​​

2. Chọn giống có tố chất tốt. Nghĩa là không phải giống kiếm nào cũng có khả năng trồng ra bản lá to được.

Kiếm Lô Hội và Kiếm Hai Màu thì bản lá 5cm là siêu khủng rồi. Bản lá đạt 7cm, 8cm, 9cm thì chỉ có thể là kiếm Tiên Vũ.

Tôi còn chưa thấy ai ở Việt Nam trồng được kiếm Tiên Vũ của Thái và Đài Loan đạt bản lá 8cm trở lên.

Ở Việt Nam, cây Xanh Huế bản lá 8cm, cây Phan Trí bản lá 9cm và 1 số cây xổ số chưa đặt tên bản lá 9cm tôi đã thấy.

3. Chế độ tưới nước phải đều đặn và đầy đủ. Giá thể lúc nào cũng ẩm (nhưng không bết, không bí). Các bạn sẽ thấy những tác phẩm kiếm siêu đẹp và "đỉnh" đều là những tác phẩm chậu ít lỗ, thường chỉ có 1-4 lỗ ở đáy chậu. Mỗi ngày tưới 1 lần hoặc 2,3 ngày tưới 1 lần thì còn tùy mùa và tùy kích cỡ giá thể, nhưng bất kỳ lần nào tưới nước đều rất đẫm, nước chảy qua giá thể và chảy thoát ra khỏi chậu ròng ròng. Dù là giá thể gì, thì vẫn phải đảm bảo giá thể luôn ẩm trong chậu.

4. Bón phân hữu cơ dưới gốc điều độ và đều đặn. Bắt buộc phải có phân hữu cơ.

Lan kiếm rất ưa phân hữu cơ. Có thể là Dynamic, phân trùn quế, phân dơi, phân gà, phân bò, phân tằm... riêng cá nhân tôi vẫn luôn dùng Viên Nén Dinh Dưỡng Hữu Cơ Ben01 của Hùng Nguyễn Đà Lạt.

Lan kiếm rất thích phân hữu cơ, kể cả phân dạng dung dịch để phun cũng nên dùng hữu cơ. Cứ 3 tháng nên nghiêng chậu, xả phân cũ bằng thật nhiều nước, sau đó dặm thêm giá thể và phân mới.

Kết hợp thêm phân vô cơ tan chậm, ví dụ phân thông minh tan chậm của Hàn Quốc 20.10.10 hoặc 15.15.15; phân chì của nhật 13.11.11 hoặc phân sỏi của Đài Loan...

Thực ra phun hoặc không phun phân bón lá cũng được. Lá lan kiếm trông có vẻ rất dày và mạnh mẽ, nhưng thực tế lại rất dễ bị cháy vì phân và thuốc.

Bón phân để chăm sóc cây ra hoa

5. Đặt chậu kiếm dưới 1 lớp lưới che đi 70% nắng là tối ưu. Ít nắng hơn thì lá mỏng và dài, nhiều nắng hơn thì lá vàng và khó mà to được.

Ngoài ra còn vài điều tiểu tiết khác, ví dụ như giữ cho lá luôn sạch và bóng bằng cách tưới nước sạch và lau lá bằng khăn mềm; để chậu lan ở nơi thoáng gió; hạn chế xoay chậu lan để cây lan quen với từ trường và hướng nắng...

Vườn nhà bạn, đã có chậu lan kiếm nào bản lá 7cm, 8cm, 9cm chưa?

Ngọc Hà

0 Bình luận

Tin tức khác

TextFooter
Thông báo
Đóng