Hướng dẫn trồng và chăm sóc hoa đồng tiền trong chậu
Cây hoa Đồng tiền (Gerbera L.) có nguồn gốc từ Nam Phi, có hàng trăm giống và rất đa dạng về màu sắc và chủng loại. Hoa đồng tiền chậu được du nhập và phát triển ở Việt Nam vào cuối thế kỷ XX. Là loại hoa cho thu hoạch quanh năm, dễ chăm sóc.
Hiện nay, ở Việt Nam có rất nhiều giống hoa đồng tiền chậu với nhiều màu sắc khác nhau (Đỏ, cam, vàng, hồng, tím ...) đang được trồng phổ biến ngoài sản xuất. Các giống này có nguồn gốc từ Hà Lan, Trung Quốc, Nhật Bản, chủng loại phong phú, số lượng hoa nhiều, màu sắc hoa đẹp, chiều cao cành hoa từ 20-30 cm, được người tiêu dùng ưa chuộng.
KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC
1. Thời vụ trồng
Đồng tiền chậu có thể trồng quanh năm, thích hợp nhất là vụ thu và thu đông.
2. Chuẩn bị nhà che, chậu
Cần phải làm nhà che để tránh mưa, sương muối, các dạng nhà lưới đơn giản khung bằng ống mạ kẽm, nilon che cố định bằng nẹp và zíc zắc chuyên dụng, có lưới đen giảm sáng, xung quanh nhà dùng lưới chắn côn trùng. Chậu để trồng hiện nay phổ biến có kích thước: đường kính miệng x chiều cao (13 x 18; 17 x 21) mỗi chậu trồng 1 cây.
3. Kỹ thuật phối trộn giá thể
Nên phối trộn: đất phù sa, trấu hun, phân chuồng hoai mục với tỷ lệ 1:1:1
4. Chuẩn bị giống
- Cây giống gieo từ hạt: cao từ 4-6 cm, có 3-4 lá, rễ dài, không có sâu bệnh hại nguy hiểm.
- Cây nuôi cấy mô: cao 7-10 cm, có 4-5 lá, 2-4 rễ, sạch bệnh
5. Kỹ thuật trồng chậu
- Trồng nổi, cổ rễ cao bằng so với mặt đất, nếu trồng sâu cây phát triển chậm hay bị vàng lá, thối gốc.
- Trồng xong tưới đẫm nước, không để cây ngả nghiêng.
6. Mật độ trồng
- Mỗi chậu trồng 1 cây, khoảng cách chậu cách chậu là 10 – 15cm, tương đương 1 m2 từ 9-12 chậu.
7. Chăm sóc
- Kỹ thuật tưới nước
Khi mới trồng tưới bằng ô doa hoặc vòi sen phun mù, do trồng trong chậu vì vậy cần giữ ẩm cho cây có thể 2 – 3 ngày tưới 1 lần tuỳ theo điều kiện thời tiết, độ ẩm đất.
- Tỉa lá: Khoảng hai tháng sau khi trồng và định kỳ 1 tháng/lần ngắt bỏ bớt lá già, lá bệnh và héo.
- Kỹ thuật bón phân
Bón cân đối N:P:K theo tỷ lệ 1:1 :1 cho hoa đẹp, màu sắc đậm, lâu tàn. Dùng phân chậm tan để bón gốc là giải pháp tốt nhất. Liều lượng 40-50 g/chậu, 20-25 ngày/lần, kết hợp tỉa lá già.
Ngoài ra, có thể phun bổ sung một số phân bón lá như: Komix 301, liều lượng 1 lít/200 lít nước, phun 10 ngày/lần; Atonik1,8SL, liều lượng 10ml/16 lít nước, phun 10 ngày/lần; Seaweed- rong biển 95%, liều lượng 10 gram/16 lít nước, phun10 ngày/ lần.
THU HOẠCH VÀ VẬN CHUYỂN
- Sau trồng 50 – 60 ngày, cây bắt đầu nở từ 1-3 hoa là thời điểm có thể thu hoạch cung cấp cho thị trường.
- Dùng túi nilon hình phễu cho vừa chậu và cây tránh gẫy lá và hoa. Dùng thùng caton hoặc khay nhựa vận chuyển sẽ đảm bảo an toàn.
PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH
1. Phòng trừ sâu hại
* Sâu khoang ăn lá (Spodoptera litura):
- Triệu chứng: Gây hại trong suốt quá trình cây sinh trưởng, ăn lá, hoa ảnh hưởng đến chất lượng.
- Phương pháp phòng trừ: sử dụng: Pegasus 500 SC, liều lượng 20 ml/bình 16 lít nước; Brightin 1.8EC, liều lượng 20 ml/bình 16 lít nước. Tất cả đều phun khi bị sâu hại hoặc định kỳ 7 ngày/lần.
* Nhện đỏ (Tetranychus urticae)
- Triệu chứng: Nhện thường cư trú ở mặt dưới lá và thường chích hút dịch trong mô lá và hoa làm cho lá và hoa biến dạng.
- Phương pháp phòng trừ: Sử dụng Pegasus 500 EC, liều lượng 20 ml/bình 16 lít nước hoặc Brightin 1.8EC, liều lượng 20 ml/bình 16 lít nước. Đều phun ngay khi phát hiện có triệu chứng của nhện.
* Sâu vẽ bùa: (Phyllocnistis citrella)
- Triệu chứng: Sâu ăn biểu bì lá, phá hoại tế bào và diệp lục tạo thành đường ngoằn ngoèo màu trắng.
- Phương pháp phòng trừ: Dùng bẫy dính màu vàng dẫn dụ con trưởng thành, mật độ bẫy dính từ 2-3 m2/bẫy. Sử dụng thuốc có chất bám dính, thấm sâu để phun diệt dòi, trứng trên mặt lá: Trigard 100SL, liều lượng 30ml/bình 16 lít nước, Brightin 1.8EC, liều lượng 20 ml/bình16 lít nước, tất cả phun khi có biểu hiện của sâu.
2. Phòng trừ bệnh hại
* Bệnh thối thân (Phytophthora sp)
- Triệu chứng: Nấm Phytophthora sp thường sống ở dưới đất, phát sinh và gây hại trong trong điều kiện ẩm độ cao, cây bị đổ gục, chết xanh.
- Phương pháp phòng trừ: Sử dụng Benlate C, liều lượng 40g/bình 16 lít nước, Rhidomil 72WP, liều lượng 50g/ bình 16 lít nước. Phun khi bị bệnh hoặc định kỳ 10 ngày/lần.
* Bệnh đốm đen (Diplocarpon rosae)
- Triệu chứng: Vết bệnh có hình tròn hoặc hình bất định, ở giữa màu xám nhạt, xung quanh màu đen. Bệnh thường phá hại trên các lá bánh tẻ, vết bệnh xuất hiện ở cả 2 mặt lá.
- Phương pháp phòng trừ: Sử dụng Score 250ND, liều lượng 20ml/bình 16 lít nước hoặc Anvil 5SC, liều lượng 20ml/bình 16 lít. Phun khi bị bệnh hoặc định kỳ 10 ngày/lần.
* Bệnh phấn trắng (Sphaerotheca pannosa)
- Triệu chứng: Vết bệnh dạng bột màu trắng xám, hình thái không nhất định. Bệnh thường hại trên lá, cuống hoa, bệnh hại ở cả 2 mặt lá. Bệnh nặng hại cả thân, cành, nụ và hoa, làm biến dạng lá, cuống hoa teo lại, thậm chí chết cây.
Mai Ngoan
Tin mới


Đồng Tháp: Biến phế phẩm thành tài nguyên, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Xây dựng Đề án trồng trọt giảm phát thải: Hướng đi bài bản vì mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030
Tin bài khác

Nông nghiệp Bắc Ninh: Hướng tới tương lai xanh bền vững

Hội Nông dân TP. Hải Phòng: Đẩy mạnh chuyển đổi số trong nông nghiệp

Hội nghị toàn quốc đánh giá kết quả xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021–2025
Đọc nhiều

Nhà vườn Phạm Huế: Đam mê cây xanh và triết lý “chung một cội nguồn”

Nhà vườn An Hiên: "Tinh hoa đệ nhất nhà vườn" xứ Huế

Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Người xưa dạy: Chọn cây hợp mệnh để giữ khí nhà, vượng tài, an thân

Người xưa dặn con cháu nên trồng 3 loại cây này ở hướng Thanh Long

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Từ chiếc lá tưởng như bỏ đi, nữ nhân viên văn phòng khởi nghiệp với nước rửa chén sinh học

Giữ hồn đá cổ, tôn vinh bonsai nghệ thuật tại khu vườn của nghệ nhân Hưng Yên

"Đất lành chim đậu" và 4 loài vật mang lại may mắn khi xuất hiện tình cờ trong nhà

Ba nông dân đổi đời "trồng ra bạc tỷ" khi chuyển đổi cây trồng

Cập nhật quy định kiểm dịch: Thông tư số 28/2025/TT-BNNMT có hiệu lực từ ngày 1/7/2025

Sửa đổi quy trình đánh giá sản phẩm OCOP theo Quyết định 1489/QĐ-TTg mới nhất

Thay đổi đơn vị hành chính: Doanh nghiệp cần cập nhật để không bị gián đoạn hoạt động

Vì sao nhiều người trồng cây cảnh được một thời gian là cây héo chết?

Hướng dẫn cập nhật địa chỉ người nộp thuế theo địa giới hành chính mới

Văn Phú – Đèo Cả đề xuất Đại lộ cảnh quan ven sông Hồng

Lạng Sơn siết chặt quản lý vật tư nông nghiệp, đảm bảo vụ mùa thắng lợi

Cây cũng biết hù dọa: 16 loài thực vật kỳ quái nhất thế giới

Báo quốc tế: Cá cơm ít dần, nước mắm truyền thống Việt Nam đối mặt tương lai bất định

Tìm lời giải cho bài toán khai thác đất bãi ven sông Hồng

Bắp cải tí hon: Giống rau "ngoại" đắt đỏ luôn bán chạy tại siêu thị Việt

Loại quả khổng lồ này đang là điểm nhấn thú vị của du lịch sáng tạo tại Đà Lạt

Chanh ngón tay: loại chanh đắt nhất thế giới, giới nhà giàu Việt vẫn tranh nhau đặt mua

Công ty Môi Trường Xanh trúng hàng loạt gói thầu chăm sóc cây xanh tại nhiều địa phương

Sầu riêng vươn đất đồi, hai nông dân đổi đời

Nghề làm bánh đa nem Thổ Hà được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Những loại cây trồng quanh nhà “gắn liền phúc khí”, dân gian cho rằng không nên chặt bỏ

Thiên đường sen và thung lũng hoa giữa lòng Thủ đô

Không gian xanh đô thị: Cây - hoa cảnh có thể làm nên một thành phố đẹp đến mức nào?

Lá phổi sinh thái mang tên Công viên Thực vật cảnh Việt Nam

Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Hướng dẫn quy trình nuôi động vật hoang dã đúng pháp luật và đầy đủ thủ tục

Nghe nghệ nhân Dũng Coca chỉ cách khai thác duối tự nhiên về làm cảnh
