Loại ớt mang tên 1 loài chim thành đặc sản, giúp người Cơ Tu thoát nghèo
Món quà của chim chào mào
Với người Cơ Tu ở Đông Giang (Quảng Nam), ớt A Riêu không đơn thuần là cây gia vị. “A Riêu” trong tiếng Cơ Tu có nghĩa là “chào mào” - loài chim thường đến ăn quả chín và phát tán hạt giống trong rừng. Nhờ chim gieo hạt, loài ớt nhỏ này mọc tự nhiên ở bìa rừng, bên bờ suối, nương rẫy.
Ấn tượng đầu tiên của người đi rừng là vị cay nồng, thơm giòn khác hẳn với các loại ớt thường thấy. Từ vài hạt giống mang về ươm thử, người dân dần mở rộng diện tích trồng, sử dụng trong bữa ăn hàng ngày và bán lại cho thương lái.
![]() |
Ớt A Riêu (chào mào) - Từ món quà của chim rừng thành cây trồng giúp đồng bào Cơ Tu thoát nghèo - (Ảnh: Mỹ An) |
Năm 2016, Hợp tác xã Nông lâm nghiệp Mà Cooih ra đời, đứng ra bao tiêu sản phẩm ớt A Riêu. Nhờ có đầu ra ổn định, người dân mạnh dạn mở rộng diện tích.
“Tôi chuyển hơn 1.000m² đất trồng ngô sang ớt, mỗi năm thu hơn 20 triệu đồng”, ông Ating Ben (SN 1981, trú thôn Cutchơrun, xã Mà Cooih), một hộ trồng lâu năm chia sẻ.
![]() |
Loại ớt tự nhiên gắn liền với loài chim chào mào này đã trở thành đặc sản bởi vị cay, thơm và giòn - (Ảnh: Mỹ An) |
Tháng Tư, khi núi chuyển mình vào vụ mới, gia đình ông Ating Ben lại bắt đầu một mùa phát rẫy, tỉa hạt. Giống ớt được chọn kỹ từ vụ trước, ươm trên nương cao - không phân bón, không thuốc hóa học. Chỉ có mưa rừng, nắng sớm và bàn tay cần mẫn. Chừng hai, ba tháng sau khi gieo, cây bắt đầu đơm trái. Mỗi đợt thu, ông hái theo chu kỳ 15 ngày/lần, đều đặn suốt nửa năm, trước khi nhường đất cho lứa mới.
Ớt được bán lại cho hợp tác xã với giá dao động 200.000 - 250.000 đồng/kg, tùy thời điểm. Có thời điểm trái vụ, giá lên đến 400.000 đồng/kg, mang lại cho gia đình ông một khoản thu nhập không nhỏ giữa vùng núi còn nhiều khó khăn.
![]() |
Ông Ating Ben đang thu hoạch ớt A Riêu - (Ảnh: Mỹ An) |
Nhiều hộ khác còn sơ chế ớt thành các sản phẩm gia vị đóng lọ để bán ra thị trường. Việc này giúp giữ được màu xanh và hương thơm của ớt A Riêu suốt nhiều tháng.
Là một trong những hộ trồng ớt A Riêu tiêu biểu của xã Mà Cooih, vợ chồng chị Arất Thị Ý (sinh năm 1987) đang chăm sóc hơn 3.000 gốc ớt xanh tươi trên sườn núi. Không chỉ dừng lại ở việc trồng, chị còn đứng ra thu mua ớt của bà con trong vùng, rồi tự tay đóng gói, mang đi tiêu thụ tại các chợ đầu mối ở Đà Nẵng, Quảng Ngãi...
Sau mỗi đợt thu hoạch, chị Ý chọn lọc từng trái ớt xanh còn tươi, đều và chắc, rửa sạch, để ráo rồi cho vào hộp nhựa. Theo kinh nghiệm truyền lại, chị trộn theo tỷ lệ chuẩn: 85% ớt, 15% muối - không thêm chất bảo quản. Nhờ cách ủ truyền thống này, những trái ớt muối vẫn giữ được màu xanh óng và độ giòn thơm suốt nhiều tháng liền.
![]() |
Mỗi cây cho khoảng 300 gram quả xanh - loại được ưa chuộng nhất vì giữ màu và độ giòn khi muối - (Ảnh: Mỹ An) |
![]() |
Mỗi hũ ớt muối có thể để được 6 tháng, giá bán 50.000 – 200.000 đồng tùy loại - (Ảnh: Mỹ An) |
Vị cay giữ hồn bản sắc
Ớt A Riêu không chỉ là nguyên liệu – mà còn là một phần bản sắc. Trong bữa ăn của người Cơ Tu, vị cay nồng từ ớt xanh là gia vị không thể thiếu cho món thịt nướng ống tre, canh thụt, cá suối nướng... Dù cay, nhưng không gắt, mà lan dần – để lại dư vị đậm đà rất riêng.
Với đặc tính dễ trồng, không sâu bệnh, hợp khí hậu rẻo cao, giống ớt A Riêu dần được nhân rộng ra các xã Tây Giang, Nam Trà My... Tuy vậy, theo người dân địa phương, ớt trồng ở xã Mà Cooih vẫn có hương vị đặc biệt hơn, do phù hợp thổ nhưỡng và khí hậu.
![]() |
Sản phẩm ớt A Riêu dần phổ biến tại các hội chợ ở vùng cao, thậm chí đã được nhiều nhà hàng đưa lên bàn tiệc cao cấp như một điểm nhấn “dân dã nhưng độc đáo” - (Ảnh: Mỹ An) |
Hiện nay, toàn xã Mà Cooih có hơn 150 hộ trồng ớt, tổng diện tích khoảng 20ha, sản lượng đạt hơn 10 tấn/năm. Huyện Đông Giang đã quy hoạch mở rộng vùng nguyên liệu lên 50ha đến năm 2025, đồng thời xúc tiến đưa sản phẩm ra các hội chợ, phiên kết nối cung cầu – tìm đầu ra bền vững.
Dù đi chợ phiên hay vào nhà dân, không khó để bắt gặp những túi ớt xanh tươi rói, hay hũ ớt muối cay nồng đặt ngay trên bàn gỗ. Loại ớt từng theo mỏ chim về mọc giữa rừng, giờ đã thành sản vật quý, gắn liền với nếp sống mới của bà con.
![]() |
Tại Lễ hội ớt A Riêu, đồng bào Cơ Tu trang trọng tái hiện nghi thức rước vật thiêng – là cây ớt A Riêu – như một cách tri ân rừng xanh và tôn vinh giống cây đã gắn bó với đời sống bao thế hệ - (Ảnh: Mỹ An) |
Tháng 8/2024, huyện Đông Giang từng tổ chức lễ hội ớt A Riêu – như một cách tôn vinh giống cây bản địa và quảng bá du lịch vùng cao. Trong lễ hội ấy, có rước ớt về làng, có thi ăn cay, có cả múa chiêng và giới thiệu ẩm thực địa phương. Dù sự kiện chỉ diễn ra hai ngày, nhưng đủ để “vị cay của núi” được lan tỏa xa hơn – vượt ra khỏi ranh giới bản làng.
Song, điều đáng quý hơn cả là việc người dân vẫn kiên trì giữ lại giống ớt gốc, canh tác tự nhiên, không dùng phân thuốc, không ép chín, không chạy theo sản lượng. Bởi với họ, cây ớt ấy không chỉ là nông sản – mà còn là một phần văn hóa, là rễ kết nối giữa rừng với người, giữa hôm nay với ngày cũ.
![]() |
Nhờ cây ớt, bà con ở Mà Cooih không chỉ có thêm nguồn thu mà còn sống được với nghề nông theo cách tự nhiên, bền vững - (Ảnh: Mỹ An) |
Ông Arất Bói – Chủ tịch UBND xã Mà Cooih cho biết, từ một loài cây dại mọc tự nhiên trong rừng, ớt A Riêu nay đã vươn mình thành sản phẩm OCOP 4 sao của tỉnh Quảng Nam, mang lại sinh kế ổn định cho hàng trăm hộ dân miền núi. Để người dân yên tâm gắn bó với giống ớt bản địa, xã đã hỗ trợ hàng chục nghìn cây giống, chuyển giao kỹ thuật và chủ động tìm kiếm đầu ra.
"Chúng tôi mong muốn bà con không chỉ trồng để mưu sinh, mà còn góp phần gìn giữ hồn cây, hồn làng – thương hiệu riêng có của vùng cao Mà Cooih", ông Bói chia sẻ.
Ở một nơi mà mây vẫn còn vờn trên đỉnh núi, nơi chim chào mào vẫn hót vang mỗi sớm mai – người Cơ Tu vẫn đều tay phát cỏ, tỉa gốc ớt A Riêu. Giống như cách họ vun vén cho tương lai – chậm rãi mà bền vững, cay nhưng dịu ngọt, nhỏ bé nhưng lan xa. Và trong từng trái ớt nhỏ xíu ấy, là cả một câu chuyện của núi rừng, của chim rừng, và của những con người đang giữ lấy rễ quê hương bằng chính bàn tay cần mẫn của mình.
Tin mới


Khởi nghiệp xanh trên đất khó: Người trẻ vùng cao làm giàu từ quất hữu cơ

Nhà vườn Phạm Huế: Đam mê cây xanh và triết lý “chung một cội nguồn”
Tin bài khác

Nhà vườn An Hiên: "Tinh hoa đệ nhất nhà vườn" xứ Huế

Hai cây vải tổ gần 200 tuổi: Di sản sống của vùng vải thiều Việt Nam

Hướng dẫn quy trình xuất khẩu hoa tươi đúng chuẩn
Đọc nhiều

Nhà vườn An Thư: Hồn xưa giữa lòng đất cố đô

Làng nghề hoa cúc Ninh Giang: Giữ nghề trong cơn sóng chợ

Cốm làng Vòng: Từ món quà quê dân dã trở thành nghề chính của cả một làng ở Hà Nội

Nhà vườn Phạm Huế: Đam mê cây xanh và triết lý “chung một cội nguồn”

Nhà vườn An Hiên: "Tinh hoa đệ nhất nhà vườn" xứ Huế

Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Người xưa dạy: Chọn cây hợp mệnh để giữ khí nhà, vượng tài, an thân

Người xưa dặn con cháu nên trồng 3 loại cây này ở hướng Thanh Long

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Từ chiếc lá tưởng như bỏ đi, nữ nhân viên văn phòng khởi nghiệp với nước rửa chén sinh học

Một số điều kiện hành nghề lĩnh vực thú y đối với cá nhân và tổ chức theo Luật Thú y

Hà Nội cho phép xây dựng công trình tạm phục vụ sản xuất, du lịch trên đất nông nghiệp bãi sông

Cập nhật quy định kiểm dịch: Thông tư số 28/2025/TT-BNNMT có hiệu lực từ ngày 1/7/2025

Sửa đổi quy trình đánh giá sản phẩm OCOP theo Quyết định 1489/QĐ-TTg mới nhất

Thay đổi đơn vị hành chính: Doanh nghiệp cần cập nhật để không bị gián đoạn hoạt động

Vì sao nhiều người trồng cây cảnh được một thời gian là cây héo chết?

Hướng dẫn cập nhật địa chỉ người nộp thuế theo địa giới hành chính mới

Bắc Ninh bán vải thiều vượt 105% kế hoạch

Vải thiều Việt sai trĩu quả giữa sa mạc Israel, năng suất chạm mốc 25 tấn/ha

Trung Quốc: Nông dân biến thứ rơm rạ bỏ đi thành món hàng ai cũng mua

Hội Sinh vật cảnh tỉnh Thái Bình: Dấu ấn 32 năm xây dựng, phát triển và định hướng mới sau sáp nhập

Đại hội thành lập Câu lạc bộ Sinh vật cảnh Thường Tín: Hội nhập và phát triển trong kỷ nguyên mới

Doanh nghiệp kiến nghị bố trí quỹ đất xây nhà máy chế biến nước vải thiều tại Bắc Ninh

“Siêu thực phẩm” rẻ tiền ở chợ Việt, đứng đầu bảng dinh dưỡng toàn cầu

Loài cây dại một thời bị nhổ bỏ không thương tiếc, giờ bán giá "đắt như tôm tươi"

Loại rau được ví như "nhân sâm người nghèo", mọc đầy bờ rào, giàu dưỡng chất, hỗ trợ phòng bệnh

Một trong “tứ đại quốc khuyển" từng giúp vua Lê đánh giặc, nay là giống chó quý hiếm

UNESCO công nhận Phong Nha - Kẻ Bàng là Di sản thế giới liên biên giới đầu tiên của Việt Nam

4 loại cây cảnh vừa đẹp mắt, lại được lương y khuyên trồng vườn nhà suốt nghìn năm qua

Người xưa quan niệm nên trồng 5 loài cây này trong nhà, lộc vào như nước

Phát hiện nhiều dấu tích và cổ vật tại di tích Tháp đôi Liễu Cốc

Nghề làm bánh đa nem Thổ Hà được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Chiêm ngưỡng tác phẩm đặc sắc tại Triển lãm cây cảnh nghệ thuật Thường Tín

Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Hướng dẫn quy trình nuôi động vật hoang dã đúng pháp luật và đầy đủ thủ tục
