Ngắm những tác phẩm lục bình độc đáo từ cây cảnh của chàng trai 9X
“Thổi hồn” vào những gốc cây cảnh thô sơ
Anh Dũng chia sẻ, để có được thành công như ngày hôm nay, anh đã phải vượt qua không ít khó khăn, thử thách. Nhưng chính tình yêu đặc biệt dành cho nghệ thuật cây cảnh – đặc biệt là khả năng tạo hình các gốc cây thô ráp thành những lục bình và hình bản đồ Việt Nam – đã giúp anh kiên trì theo đuổi đam mê đến cùng. Không chỉ gắn bó với cây cảnh, anh còn có năng khiếu phục chế các món đồ cổ bằng kỹ thuật vôi mật truyền thống.
![]() |
Nghệ thuật tạo hình từ cây cảnh rất có giá trị |
Sau khi tốt nghiệp phổ thông, Dũng đứng trước nhiều lựa chọn cho tương lai. Thay vì thi đại học, xuất khẩu lao động hay học nghề bài bản về bonsai, anh chọn con đường khó khăn hơn: Đi làm thuê để tích góp tiền theo đuổi đam mê. Với tư duy sáng tạo, Dũng tự học hỏi và bắt đầu từ những công việc nhỏ như đắp, vẽ lục bình cao 4–5 mét cho các chùa, với mong muốn cầu bình an. Từ đó, anh nảy ra ý tưởng tạo lục bình từ cây cảnh và đặt tên cho tác phẩm đầu tay là “Bình An” – không chỉ mang ý nghĩa về sự may mắn, hạnh phúc, mà còn gắn với tên quê hương nơi anh sinh ra.
Để tạo ra một tác phẩm cây cảnh đẹp, trước tiên anh phải định hình khung bằng thép, sau đó ươm cây, tạo hình và áp dụng kỹ thuật cắt tỉa, uốn cong, ghép chi... Quá trình này đòi hỏi sự tỉ mỉ và thời gian dài. Đặc biệt, việc tạo hình bản đồ Việt Nam còn khó hơn cả lục bình, bởi nó cần nhiều công đoạn và thời gian chăm sóc, uốn nắn lên tới 5 năm hoặc hơn.
![]() |
Tạo hình bản đồ Việt Nam bằng cây cảnh độc lạ |
Dù từng phải bán hàng trăm gốc cây đẹp vì kinh tế eo hẹp và thiếu đất chăm sóc, nhưng hiện tại, khi đã ổn định hơn, anh quyết định giữ lại các tác phẩm để nuôi dưỡng thành cây lớn, có giá trị nghệ thuật cao hơn. Nhiều khách hàng đặt mua nhưng anh không bán, bởi muốn dành thời gian đầu tư trọn vẹn cho từng tác phẩm. Gần đây, anh đã xây dựng đề án, gửi hồ sơ các tác phẩm lên Hội Kỷ lục gia Việt Nam để dự thi và làm hồ sơ xét công nhận danh hiệu nghệ nhân.
Phục chế giá trị xưa cũ
Ngoài niềm đam mê cây cảnh, anh Dũng còn có biệt tài phục chế đồ cổ, đặc biệt là các loại bình, chậu từ những năm 1930. Nhờ tài năng và sự tinh tế, anh được nhiều nhà sưu tầm cổ vật tin tưởng gửi gắm. Nhiều người từ khắp nơi, đặc biệt là miền Bắc như Hà Nội, Hải Phòng... đã tìm đến nhờ anh phục chế lại các món đồ quý hiếm.
![]() |
Trần Doãn Dũng còn là một thợ chuyên phục chế đồ cổ bằng vôi mật truyền thống |
Theo anh, đồ cổ không chỉ mang giá trị vật chất mà còn là giá trị tinh thần, là kỷ niệm gắn liền với lịch sử và truyền thống gia đình. Những chậu cây cảnh cổ được đắp bằng vôi mật, vỏ sò hay gắn sành sứ tạo hình linh vật có tuổi đời gần 100 năm là vô giá. Khi bị sứt mẻ, hư hỏng, việc phục chế lại chúng gần như là một sứ mệnh lưu giữ thời gian.
Anh chia sẻ, trước khi phục chế, phải hiểu rõ chất liệu nguyên bản, sau đó tạo hình sao cho giống y nguyên mẫu cũ. Dù nhìn qua có vẻ đơn giản, nhưng từng công đoạn đều đòi hỏi kỹ thuật, sự công phu và tỉ mỉ. Nhiều người vì tin tưởng tay nghề đã không ngại vận chuyển cả những chậu lớn đến tận nơi để nhờ anh phục chế. Thời gian phục chế có thể mất từ 2–3 ngày cho những chậu nhẹ, còn nếu hư hỏng nặng thì kéo dài hơn.
![]() |
Các chậu cây cảnh cổ được làm bằng nguyên liệu vôi mật truyền thống từ nhưng năm 1930 |
Bà Nguyễn Thị Hiền (70 tuổi), người thân trong gia đình chia sẻ:“Lúc đầu, kinh tế gia đình khó khăn, thấy cháu vất vả làm thuê, dành dụm từng đồng để đầu tư chăm sóc cây, tôi cũng khuyên nên chọn nghề ổn định để sống. Nhưng cháu rất tâm huyết, kiên trì với đam mê, dần dần cũng có kết quả. Giờ tôi yên tâm phần nào, chỉ mong chính quyền địa phương quan tâm, hỗ trợ để cháu có điều kiện phát triển hơn nữa.”
Dũng là chàng trai trẻ mộc mạc, hiền lành, luôn đón tiếp mọi người với sự nồng hậu và tận tình. Anh không ngại chia sẻ kinh nghiệm với những ai có chung đam mê, bởi hơn ai hết, anh hiểu rằng khởi nghiệp từ vùng quê nghèo không dễ, nhất là khi lựa chọn con đường ít người đi. Trong khi nhiều bạn trẻ rời quê tìm việc tại thành phố, thì những người như Trần Doãn Dũng làm kinh tế hiệu quả từ đam mê trên chính mảnh đất quê hương, rất cần được tạo điều kiện để phát triển
Tin mới


Hai nông dân biến đất khó thành đất vàng, thu trăm triệu từ rau ngót và củ cải

Không chỉ đẹp, loài cây này còn được người Việt trồng nhiều vì công dụng "2 trong 1" vừa làm cảnh - vừa làm thuốc
Tin bài khác

Nông dân trồng hoa đổi đời: Từ vườn nhỏ đến cơ ngơi bạc tỷ mỗi năm

Từ chiếc lá tưởng như bỏ đi, nữ nhân viên văn phòng khởi nghiệp với nước rửa chén sinh học

Ứng dụng công nghệ biến lá dứa thành sợi dệt may: Bước đột phá “xanh” từ phế phẩm nông nghiệp
Đọc nhiều

Người xưa dạy: Chọn cây hợp mệnh để giữ khí nhà, vượng tài, an thân

Người xưa dặn con cháu nên trồng 3 loại cây này ở hướng Thanh Long

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Từ chiếc lá tưởng như bỏ đi, nữ nhân viên văn phòng khởi nghiệp với nước rửa chén sinh học

Giữ hồn đá cổ, tôn vinh bonsai nghệ thuật tại khu vườn của nghệ nhân Hưng Yên

"Đất lành chim đậu" và 4 loài vật mang lại may mắn khi xuất hiện tình cờ trong nhà

Ba nông dân đổi đời "trồng ra bạc tỷ" khi chuyển đổi cây trồng

Hành trình 10 năm phục hồi văn hóa chọi gà của doanh nhân Phạm Thanh Việt

Đá quý Lan Phạm - Kiến tạo phong thủy thượng hạng: Từ trang sức đến không gian sống

Người “gom ký ức” vào từng mái ngói và hành trình tái hiện những ngôi nhà ở miền thương nhớ

Thực hành ESG không còn là xu hướng mà là trách nhiệm của doanh nghiệp thời hội nhập

Thay đổi đơn vị hành chính: Doanh nghiệp cần cập nhật để không bị gián đoạn hoạt động

Công ước CITES và những điều nông dân Việt cần biết để tránh vi phạm pháp luật

Hướng dẫn quy trình xuất khẩu hoa tươi đúng chuẩn

Vì sao nhiều người trồng cây cảnh được một thời gian là cây héo chết?

Ngành hoa- cây cảnh trước cơ hội lớn: Cần gỡ nút thắt về chính sách và thủ tục xuất – nhập khẩu

Đồng Tháp: Biến phế phẩm thành tài nguyên, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Hướng dẫn hội viên Hội Sinh vật cảnh đăng ký tài khoản định danh điện tử khi làm thủ tục thuế

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh thúc đẩy tiêu thụ 100 tấn vải thiều vào các khu công nghiệp

Trung Quốc: Nông dân sập bẫy "AI biến hình" lừa đảo hàng tỷ đồng

Thay đổi đơn vị hành chính: Doanh nghiệp cần cập nhật để không bị gián đoạn hoạt động

Doanh nghiệp Việt tăng tốc ký loạt hợp đồng nhập nông sản Mỹ trị giá gần 3 tỷ USD

Cá cảnh “lên sóng”, tiền đổ về bể: Trung Quốc biến thú chơi tĩnh lặng thành ngành sinh lời tỷ đô từ livestream

Công viên cây xanh TP HCM: Trúng nhiều gói thầu trăm tỷ, lãi ròng hàng năm chỉ vài tỷ đồng

Chọn đúng cây, nuôi đúng con: Làm nông kiểu mới nơi vùng cao

Công ty Hà Thành tham gia nhiều dự án duy trì, chăm sóc cảnh quan, hoa cảnh, cây xanh đô thị

Hai nông dân biến đất khó thành đất vàng, thu trăm triệu từ rau ngót và củ cải

Ứng dụng công nghệ biến lá dứa thành sợi dệt may: Bước đột phá “xanh” từ phế phẩm nông nghiệp

Thiên đường sen và thung lũng hoa giữa lòng Thủ đô

Không gian xanh đô thị: Cây - hoa cảnh có thể làm nên một thành phố đẹp đến mức nào?

Lá phổi sinh thái mang tên Công viên Thực vật cảnh Việt Nam

Mát xa chân bằng cá: Trào lưu du lịch sinh thái hút khách ở miền Tây

Người xưa chọn trồng 5 loài cây này để nhà yên, của bền, con cháu hiển vinh

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Hướng dẫn quy trình nuôi động vật hoang dã đúng pháp luật và đầy đủ thủ tục

Nghe nghệ nhân Dũng Coca chỉ cách khai thác duối tự nhiên về làm cảnh

Ngắm dàn bonsai "mọc ngược" độc lạ của nghệ nhân xứ Quảng
