Người lưu giữ hồn quê vào tạo tác cây cảnh nghệ thuật và sưu tầm mâm gỗ cổ
Lớn lên từ làng quê thuần nông của vùng đồng bằng Bắc bộ, Hơn 30 năm qua, ông Đào Văn Hoa - Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh xã Hiệp Lực, huyện Ninh Giang, Hải Dương luôn đau đáu nỗi niềm phải lưu giữ nét hồn quê Việt để thế hệ con cháu sau này hiểu về những gì về văn hóa truyền thống cũng như đời sống mưu sinh của cha ông đã trải qua.
Khu vườn trước khuôn viên gia đình ông Đào Văn Hoa
Như bao chàng trai khác, Đào Nhất Hoa lên đường vào quân ngũ khi những năm đất nước vừa giải phóng, nhiệm vụ của người lính lúc này là giúp nhân dân xây dựng lại cuộc sống, xây dựng cơ sở hạ tầng đường xá, trường học do bị chiến tranh tàn phá. Kết thúc thời gian quân ngũ năm 1989, ông Đào Văn Hoa trở về quê nhà cùng gia đình xây dựng kinh tế, trải qua nhiều nghề mưu sinh khác nhau nhưng nghề làm cây cảnh đã khiến ông đam mê và cũng tạo thu nhập kinh tế giúp gia đình.
Ông Lê Quang Khang (thứ 2 từ phải sang) nhà báo, nhà nghiên cứu Sinh vật cảnh trong một lần về thăm vườn cây và tọa đàm về văn hóa dân tộc trong tạo tác cây cảnh
Đón tiếp chúng tôi tại khuôn viên của gia đình, hình ảnh gây ấn tượng phóng viên đó là khu vườn với hàng trăm cây cảnh với các dáng thế khác nhau, có những tác phẩm đã hoàn thiện và những tác phẩm còn đang trong quá trình tạo tác.
Tác phẩm cây cảnh nghệ thuật “cối xay lúa”
Ông Đào văn Hoa và vợ bên tác phẩm "Cối xay lúa"
Chúng tôi hỏi: Lý do để ông tạo tác phẩm mang hình dáng của chiếc cối xay lúa, Ông Đào Văn Hoa chia sẻ: Làng quê Việt Nam gắn liền với cây lúa, người nông dân một nắng hai sương trồng lúa để tạo ra hạt thóc và xay sát thủ công bằng những chiếc cối xay được làm bằng tre. Những hình ảnh đó nó gắn liền với tuổi thơ của ông và bạn bè cùng trang lứa, nên trong quá trình tạo tác cây cảnh ông muốn đưa hình ảnh này vào tác phẩm của mình. Đây cũng là tác phẩm ông tâm huyết nhất trong quá trình tạo tác và lưu giữ cho mình.
30 năm sưu tầm mâm gỗ cổ
Bên cạnh công việc tao tác cây cảnh nghệ thuật ông Đào Văn hoa dành nhiều tâm sức, thời gian và tiền bạc để sưu tầm mâm gỗ cổ. Nhiều người đã gọi ông là Hoa “dị” nhưng ông không bận tâm.
Điều làm ông hạnh phúc nhất là được thỏa mãn ngắm nghía những chiếc mâm gỗ cổ, đó cũng là một nét văn hoá đặc trưng của đồng bằng Bắc Bộ. Trong gian phòng nhỏ, những chiếc mâm gỗ cổ, nhiều chiếc đã không còn vẹn nguyên mà sứt mẻ, có khi chỉ còn một nửa. Mặc dù vậy, chúng vẫn được ông Hoa trưng bày ở một nơi trang trọng và nâng niu như những báu vật.
Chúng tôi hỏi ông cơ duyên nào khiến bao nhiêu năm qua ông lặn lội đi sưu tầm mâm gỗ cổ, ông cho biết: “Ai cũng có thú vui cho riêng mình và tôi cũng vậy. Việc tôi thích mâm gỗ cổ cũng bắt nguồn từ những kỷ niệm tuổi ấu thơ gắn liền bên mâm cơm. Lớn lên, hình ảnh chiếc mâm gỗ ấy luôn ám ảnh trong tâm trí tôi. Lúc còn rất trẻ tôi đã nghĩ rằng sau này có điều kiện tôi sẽ đi sưu tầm mâm gỗ. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự tôi mới thực hiện được ước mơ đi sưu tầm từng chiếc mâm này.
Cầm một chiếc mâm gỗ lên, ông kể: “Chiếc mâm gỗ này có từ thời cụ của tôi để lại. Nó đã gắn bó với nhiều thế hệ, chứng kiến những câu chuyện vui, buồn, thăng trầm trong cuộc sống. Chiếc mâm gỗ gợi cho tôi nhớ đến thời thơ ấu, là những bữa cơm chỉ có rau mắm nhưng đong đầy tình cảm gia đình”.
Sưu tầm hết nhà những người thân, ông Hoa chuyển qua sưu tầm mâm cổ từ những nhà hàng xóm, láng giềng rồi trong thôn ngoài xã. Đến nhà ai ông cũng dò hỏi xem gia đình người ta có vô tình còn giữ chiếc mâm gỗ nào không. Nhiều nhà có thì ông xin về khiến ai cũng thắc mắc “chả hiểu cái ông này rước cái đồ bỏ đi ấy về làm gì”. “Hồi ấy thỉnh thoảng chồng tôi đi làm về tôi lại thấy ông ấy mang theo 1 vài chiếc mâm gỗ. Tôi tò mò hỏi chồng mang về để làm gì thì ông ấy chỉ tủm tỉm cười bảo: “Mang về ngắm cho vui mắt”.
Rất nhiều bằng khen và giải thưởng trong các cuộc triển lãm về Sinh vật cảnh trong và ngoài tỉnh của Ông Đào Văn Hoa trong đó giải thưởng cao nhất là Bằng công nhận Nghệ nhân Sinh vật cảnh Việt Nam do Hội SVC Việt Nam trao tặng
Rồi sau đó ông mang đi cọ rửa, lau chùi tỉ mỉ và cất ở một nơi khô ráo. Rảnh rỗi lại mang mâm ra ngắm nghía. Mỗi lần như vậy tôi thấy chồng mình đúng là hâm. Quý hoá gì mà lôi về cho rác nhà” - bà Lê Thị Chiêm (vợ ông Hoa) chia sẻ.
Bên khuôn viên cây cảnh trước nhà và phòng trưng bày những cổ vật mâm gỗ cổ, ông Hoa cầm từng chiếc mâm gỗ trên tay, ông có thể kể vanh vách về quá trình sưu tầm, mâm làm bằng chất gỗ gì? Chiếc mâm này có gì đặc biệt? Chiếc mâm đó ông bỏ tiền mua hay được tặng? Nhìn cách ông kể, chúng tôi mới hiểu vì sao ông luôn trân trọng, nâng niu từng món đồ vật xa xưa ấy...
Theo ông Hoa, mâm gỗ thường được làm từ gỗ mít và gỗ sung, bởi 2 loại gỗ này có độ đàn hồi tốt, ít mục trong nước, ít vỡ và có thớ gỗ dai. Cho nên, nếu ngâm dưới nước khi vớt lên mang phơi khô lại dùng được và mỗi chiếc mâm gỗ có đường kính to nhỏ khác nhau.
Trên 500 mâm gỗ cổ được sưu tầm trên cả nước được ghi chép và bảo quản cẩn thận
Để tránh bị nhầm lẫn, mỗi chiếc mâm ông đều ghi họ tên, địa chỉ của người trao tặng hay bán. Thậm chí, nhiều người tặng, bán những chiếc mâm này cho ông vẫn gọi điện về cẩn thận nhờ ông lưu giữ. Cách bảo quản tốt nhất. Chia sẻ về những chiếc mâm gỗ, ông Hoa quan niệm rằng, con người ta hạnh phúc nhất là những lúc ngồi quanh mâm cơm gia đình. Và năm nào cũng vậy, cứ đến ngày Tết cổ truyền là ông mang một chiếc mâm gỗ để bày các đồ thờ cúng đặt trên bàn thờ tổ tiên. Ông bảo: “Trong không gian của ngày Tết cổ truyền, khi nhìn lên bàn thờ tổ tiên mọi người sẽ cảm nhận được sự gần gũi, ấm áp ngay từ chiếc mâm gỗ của ông cha ta ngày xưa.
Nhóm phóng viên chúng tôi vô cùng thích thú khi được nghe những câu chuyện rất đời trong dân gian như vậy, từ tạo hình cây cảnh với hình tượng là chiếc “Cối xay lúa” đến mâm cơm bằng gỗ nó gần gũi đến khó tả. Đâu đó, với sự phát triển của khoa học, của công nghệ, sự giao thoa hay sự du nhập của văn hóa nước ngoài đã làm mai một những nét xưa của cha ông ta. Cuối bài, chúng tôi không đưa ra kết luận gì mà mong muốn bạn đọc cùng trao đổi và tranh luận.
Khánh Huyền ghi
Xem thêm nội dung về Sinh vật cảnh qua các kênh của Tạp chí Việt Nam Hương Sắc
Tiktok: https://tiktok.com/@tapchivietnamhuongsac |
Tin mới


Ngành phân bón Việt Nam năm 2025: Bước chuyển mạnh từ thị trường và chính sách thuế

Vườn thẳng đứng bioponic: Khi sắc xanh nảy mầm giữa lòng phố thị
Tin bài khác

Phúc Yên, Vĩnh Phúc: Cần chú trọng gìn giữ lá phổi xanh trong hoạt động chỉnh trang đô thị

Cần cơ chế đột phá để thúc đẩy ứng dụng công nghệ sinh học trong trồng trọt Hà Nội

Hội thảo của Liên hiệp Hội Việt Nam: Phát huy vai trò đội ngũ trí thức trong cải cách chính sách và phát triển quốc gia
Đọc nhiều

Bã cà phê – “thuốc tiên” giá 0 đồng giúp cây phát triển vượt trội

HP Việt Nam với chiến dịch trồng cây xanh vì một tương lai bền vững

Chọn mua bonsai sim tím: 5 điều cần biết để không “tiền mất, cây hỏng”

Hoa nở, lá xanh không nhờ nước mà nhờ bạn hiểu điều cây cảnh muốn

Hội thảo “Cây cảnh - Thuốc nam chăm sóc sức khỏe cộng đồng” tại Hải Phòng

Nước vo gạo được thêm thứ này, cây kiểng nào cũng phát triển mạnh

Vườn thẳng đứng bioponic: Khi sắc xanh nảy mầm giữa lòng phố thị

Phúc Yên, Vĩnh Phúc: Cần chú trọng gìn giữ lá phổi xanh trong hoạt động chỉnh trang đô thị

Biến cỏ dại và gỗ thải thành nhựa sinh học: Bước đột phá của Hàn Quốc trong cuộc chiến chống ô nhiễm nhựa

Robot cá: Giải pháp công nghệ mở ra kỷ nguyên nuôi thủy sản thông minh

Bỏ phố về quê nuôi ốc bươu đen, kỹ sư công nghệ bỏ túi nửa tỷ mỗi năm

Dự án Khu đô thị Việt Hưng: Tạo ra khu dân cư chất lượng cao, không gian xanh sạch đẹp

Huyền tích Am Tiên – Bản giao hòa không gian xanh và du lịch tâm linh tại Thanh Hóa

Cà phê Trường Chim - bản hòa ca giữa phố Thành Sen

Capital One - Nơi giao hòa giữa tiện ích hiện đại và không gian xanh

Lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật: Mối đe dọa đến sức khỏe và môi trường

F&B đẩy mạnh cam kết xanh góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo tồn thiên nhiên

Dự án Noble Crystal Long Biên và Noble Palace Long Biên: Tạo ra khu đô thị xanh hài hòa với thiên nhiên, nhiều tiện ích hiện đại

Chàng trai 9X biến trầm hương thành những bức chân dung thấm đẫm niềm tự hào dân tộc

Gợi ý cây cảnh đặt bậc cầu thang hợp phong thủy từng mệnh

Linh sam - Loài hoa tím "gây thương nhớ" nở rộ giữa khúc giao mùa

Khai mạc triển lãm mỹ thuật với chủ đề “Bài ca thống nhất”tại Hà Nội

Cây kim tiền ra hoa: Dấu hiệu tài lộc và cách chăm để đón lộc trời

Phát hiện lại loài cá đầu rắn Chel sau 85 năm: Một kỳ tích trong thế giới động vật

Biến hóa sân thượng 33m² thành khu vườn đẹp như tranh vẽ giữa lòng thành phố

Bí ẩn đàn dê sống sót hơn 250 năm không nước ngọt trên đảo hoang Brazil

Khám phá 4 loài chim cảnh khiến người Trung Hoa mê đắm qua bao thế kỷ

Người phụ nữ Việt và những mùa mộc lan nở rộ ở châu Âu

Vân sam Fansipan – báu vật sinh học chỉ có tại Việt Nam

50 bình hoa rực sắc cờ Tổ quốc của nữ giáo viên Hà Nội: Hành trình tri ân và tự hào hướng về Đại lễ 30/4

"Hiện tượng mạng" vẹt xám KAKA: Chú vẹt biết nói, biết hát, gây bão TikTok vì quá thông minh

Thứ quả chín đỏ tươi, trông như chiếc đèn lồng, lấy hạt chữa được bệnh dạ dày, đại tràng

Cà phê Trường Chim - bản hòa ca giữa phố Thành Sen

Chàng trai 9X biến trầm hương thành những bức chân dung thấm đẫm niềm tự hào dân tộc

Hoà Minzy kêu gọi cùng nhau gìn giữ sự kiện xanh để lưu giữ mọi khoảnh khắc đẹp

“Hành Trình Gốm Việt” – Dòng chảy nghìn năm của đất và lửa

CLB cây cảnh nghệ thuật 30/4 Hải Hậu: Tăng cường giao lưu, nâng tầm tác phẩm Sinh vật cảnh

Rực rỡ sắc xuân ba miền tại Triển lãm cây kiểng, phong lan và đá cảnh Festival Huế 2025

Tín dụng xanh: Cơ hội vay vốn dễ dàng, lãi suất ưu đãi cho mô hình vườn sinh thái và sinh vật cảnh

Giải mã tín dụng xanh: Chìa khóa thúc đẩy phát triển bền vững trong xã hội hiện đại

Công ty Châu Giang tiên phong chuyển đổi số trong sản xuất lan hồ điệp

Tái thiết không gian xanh cho Hà Nội: Những mảng màu cần được nối lại

Tín dụng xanh - Hướng đi tất yếu của ngành ngân hàng trong chiến lược tăng trưởng xanh bền vững

Khu vườn thanh long hình lá cờ Tổ quốc: Một cách giản dị và sâu sắc thể hiện tinh thần yêu nước

Từ hộp sữa bò cũ đến vườn cây bạc tỉ: Hành trình ươm mầm đam mê của nghệ nhân Đỗ Trực

Vườn rau xanh mướt trong biệt thự của NSND Trịnh Kim Chi

Mẹ đảm Hải Phòng cải tạo sân thượng thành khu vườn rực rỡ cờ hoa mừng đại lễ 30/4

Phạm Tùng Thiên – Người "thổi hồn" vào Mai chiếu thủy đất An Giang

Chiêm ngưỡng cây xoài cổ thụ ở Khánh Hòa, quả hồng đỏ óng ánh như trong phim cổ trang

Chiêm ngưỡng ngôi chùa được làm từ vỏ ốc và san hô độc nhất vô nhị ở Việt Nam

“Đại lão” bồ đề hơn 900 năm tuổi, xòe tay giữa làng cổ Dịch Diệp

Ngắm ngôi nhà cổ bằng gỗ mít triệu đô không bán của lão nông xứ Quảng
