Những nguyên tắc VÀNG bón NPK cho cây cảnh, bonsai
Các loại cây cảnh, bonsai không những cần dinh dưỡng để sinh trưởng khỏe mạnh, mà còn cần dưỡng chất cân đối để lá luôn xanh, hoa luôn rực rỡ và không phá hỏng dáng vóc đẹp mà người làm vườn mong muốn. Vì vậy, cần bổ sung bón NPK cho cây cảnh theo một công thức chuẩn chỉnh để đảm bảo cây luôn tươi tốt và xanh mượt nhất.
Vậy khi bón NPK cho cây cảnh cần lưu ý điều gì? Đâu là cách bón NPK cho cây cảnh chuẩn nhất? Hãy ghi nhớ những nguyên tắc VÀNG sau đây!
ĐÚNG
Đúng thời điểm
- Mùa xuân hè các loại hoa, cây cảnh sinh trưởng nhanh có thể bón nhiều phân, 1-2 tuần bón 1 lần.
- Mùa thu cây sinh trưởng chậm nên bón ít, 2-3 tuần bón 1 lần.
- Sang mùa đông, cây không phát triển nhiều nên có thể hạn chế việc bón phân
Đối với các thời điểm trong ngày, hãy chú ý bón phân vào sáng sớm hoặc chiều tối, khi độ ẩm trong không khí lớn, thời tiết mát mẻ sẽ giúp cây dễ dàng hấp thụ các chất dinh dưỡng trong đất hơn.
Đúng chủng loại
Đạm cần cho cành lá, lân cần cho rễ và kali cần cho hoa. Tùy vào loại cây cảnh và thời kỳ phát triển của cây mà bạn nên chọn tỉ lệ các thành phần thích hợp cho cây cảnh của mình.
Chẳng hạn như khi cây còn nhỏ, bắt đầu phát triển rễ, nên chọn dòng phân NPK có hàm lượng lân lớn. Giai đoạn cây mọc chồi, thay lá, nên chọn phân NPK có hàm lượng đạm lớn. Và khi cây bắt đầu ra hoa, bón thêm Kali cho cây sẽ giúp hoa nở to với màu sắc rực rỡ hơn.
Đúng liều lượng
Đối với cây cảnh (chỉ có cành lá) chỉ nên bón lượng vừa đủ. Không nên bón nhiều như cây cảnh có hoa, bởi cây sẽ rất dễ mất dáng nếu thừa dưỡng chất hoặc dưỡng chất không cân đối.
Riêng với các loại hoa, mặc dù cần nhiều dưỡng chất nhưng chúng chỉ ưa những nguồn dinh dưỡng dễ tiêu với nồng độ thấp. Vì vậy khi bón NPK cho cây cảnh có hoa cần pha thật loãng với nước hoặc bón dưới dạng phun sương qua lá.
Đúng tỷ lệ
Tuỳ theo loại phân thương phẩm dùng để bón, hàm lượng nguyên chất và khối lượng đất trong chậu mà ta tính được tỷ lệ và giới hạn phân bón hợp lý cho chậu cảnh của mình.
NHIỀU
Bón NPK cho cây cảnh cần lưu ý bón nhiều ở các thời điểm sau:
- Bón nhiều lần khi cây vàng, cây yếu cần bổ sung dinh dưỡng (lưu ý chia làm nhiều lần bón, bón thường xuyên để cây hấp thụ từ từ. Tránh bón với lượng lớn trong một lần khiến cây sốc dinh dưỡng và dễ bị chết yểu)
- Bón trước khi cây nảy chồi, thay lá mới bởi đây là thời điểm cây cảnh cần một lượng dinh dưỡng lớn để sinh trưởng.
- Bón khi cây chuẩn bị ra nụ hoa để chuẩn bị năng lượng cho sự bung nở của những bông hoa xinh đẹp.
- Bón sau khi cây cho hoa và đã tàn.
KHÔNG
Phân bón cây cảnh không những phải đáp ứng yêu cầu giúp cây luôn phát triển khỏe mạnh, tránh xa sâu bệnh mà còn cần giữ cho dáng cây luôn đẹp nhất, ra nhiều hoa hoặc thậm chí đậu nhiều quả. Để đạt được điều này, không phải cứ bón càng nhiều phân càng tốt.
Theo nguyên tắc KHÔNG trong các trường hợp sau:
- Không bón khi cây đang gặp sâu bệnh gây hại, cần giải quyết triệt để sâu bệnh mới tiến hành bón phân
- Không bón khi cây đang trong giai đoạn hoa nở rộ
- Không bón vào ngày mưa bão hoặc ngày nắng gắt, khô hạn
- Không bón khi cây vừa trồng xuống đất, vừa chuyển chậu hoặc khi cây có dấu hiệu mọc cao vống. Nếu bón thêm phân NPK trong trường hợp này sẽ khiến cây phát triển bất thường, phá vỡ hoàn toàn dáng cây ban đầu.
KỴ
Kỵ bón phân đặc
Cây cảnh cũng giống như con người, nếu ăn quá nhiều cùng một lúc sẽ bị đầy bụng, chướng bụng, quá tải dưỡng chất, tệ hơn là ngộ độc thức ăn. Phân NPK đậm đặc không hề tốt cho cây cảnh, khi bón cần lưu ý pha thật loãng với nước và bón nhiều lần với lượng vừa đủ.
Kỵ phân dính rễ
Bón phân NPK cho cây cảnh kỵ nhất là bón trực tiếp vào gốc và để cho phân tiếp xúc với rễ non. NPK cần phải được ngăn cách với rễ cây bằng một lớp đất vừa đủ khi bón lót. Hoặc tưới xung quanh gốc khi tiến hành bón thúc.
Nếu tiếp xúc trực tiếp với phân vô cơ, rễ sẽ bị xót và khả năng cao cây sẽ chết ngay từ những ngày đầu được gieo vào đất. Nếu may mắn sống sót, cây cũng sẽ gặp nấm bệnh, về lâu về dài rất dễ gây ra bệnh vàng lá, thối rễ.
Kỵ phân chuồng tươi, phân hữu cơ chưa qua xử lý
Bón NPK cho cây cảnh cần thiết cho những giai đoạn phát triển vượt bậc của cây như kích rễ, mọc chồi, đơm hoa. Tuy nhiên nhược điểm của phân NPK, cũng như tất cả các loại phân vô cơ khác là khiến đất bị bạc màu, chai cứng sau một thời gian dài bón vào đất. Vì vậy, về lâu dài, nên kết hợp bón phân NPK với các loại phân hữu cơ để phục hồi đất.
Tuy nhiên, cây cảnh kỵ phân chuồng tươi và dị ứng với các loại phân hữu cơ chưa qua xử lý. Chúng dễ gây nấm bệnh cho cây cảnh nếu chưa được hoai mục hoàn toàn. Mặt khác gây mất vệ sinh khi bón cho các chậu cây cảnh ngay trước sân nhà. Do đó, nên ưu tiên lựa chọn các dòng phân hữu cơ đã được xử lý bằng công nghệ tiên tiến và đóng gói an toàn.
Chăm sóc cây cảnh không dễ như bạn tưởng, nhưng chắc chắn sẽ dễ dàng hơn khi bạn nắm vững trong lòng bàn tay những nguyên tắc VÀNG trong bón NPK cho cây cảnh kể trên.
Thành quả khi chúng ta bón phân đúng cách
Chúc quý vị và các bạn áp dụng thành công khi chứng kiến những cây cảnh, Bonsai của mình luôn xanh tốt, lá mượt quanh năm.
Khánh Huyền tổng hợp
Xem thêm nội dung về Sinh vật cảnh qua các kênh của Tạp chí Việt Nam Hương Sắc
Tiktok: https://tiktok.com/@tapchivietnamhuongsac |
Tin mới


Mỗi hạt giá trăm nghìn, sâm Ngọc Linh vào mùa đếm hạt tính tiền

Quả sấu Việt Nam gây sốt ở Trung Quốc với giá cao gấp 5 lần trong nước
Tin bài khác

Sầu riêng Kanyao giá 1,2 tỷ đồng/trái: Vì sao lại đắt đỏ đến vậy?

7 loại rau họ cải quen mà quý: Không ăn thì tiếc, ăn đều thì khỏe mạnh, ít bệnh vặt

7 loại thực phẩm dân dã càng ăn nhiều càng trẻ lâu
Đọc nhiều

Bã cà phê – “thuốc tiên” giá 0 đồng giúp cây phát triển vượt trội

HP Việt Nam với chiến dịch trồng cây xanh vì một tương lai bền vững

Chọn mua bonsai sim tím: 5 điều cần biết để không “tiền mất, cây hỏng”

Hoa nở, lá xanh không nhờ nước mà nhờ bạn hiểu điều cây cảnh muốn

Hội thảo “Cây cảnh - Thuốc nam chăm sóc sức khỏe cộng đồng” tại Hải Phòng

Nước vo gạo được thêm thứ này, cây kiểng nào cũng phát triển mạnh

Vườn thẳng đứng bioponic: Khi sắc xanh nảy mầm giữa lòng phố thị

Phúc Yên, Vĩnh Phúc: Cần chú trọng gìn giữ lá phổi xanh trong hoạt động chỉnh trang đô thị

Biến cỏ dại và gỗ thải thành nhựa sinh học: Bước đột phá của Hàn Quốc trong cuộc chiến chống ô nhiễm nhựa

Robot cá: Giải pháp công nghệ mở ra kỷ nguyên nuôi thủy sản thông minh

F&B đẩy mạnh cam kết xanh góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo tồn thiên nhiên

Dự án Noble Crystal Long Biên và Noble Palace Long Biên: Tạo ra khu đô thị xanh hài hòa với thiên nhiên, nhiều tiện ích hiện đại

Bệnh viện Đa khoa Hoàng Việt: Hướng tới không gian xanh trong đô thị y tế tương lai

Công ty Châu Giang tiên phong chuyển đổi số trong sản xuất lan hồ điệp

Tái thiết không gian xanh cho Hà Nội: Những mảng màu cần được nối lại

Hồng Hạc City: Định hình chuẩn mực đô thị xanh hiện đại tại miền Bắc

Dưa hấu đã mất mùa còn rớt giá thê thảm, nông dân thủ phủ dưa hấu ở Quảng Nam "khóc ròng"

Dự án Phú Thị Riverside: Phát triển một đô thị xanh bền vững trong lòng Thủ đô Hà Nội

Khai mạc triển lãm mỹ thuật với chủ đề “Bài ca thống nhất”tại Hà Nội

Cây kim tiền ra hoa: Dấu hiệu tài lộc và cách chăm để đón lộc trời

Thành lập TT Bảo vệ rừng và Di sản thế giới Phong Nha-Kẻ Bàng: Vùng lõi của di sản, điểm sáng cho bảo tồn

Chiêm ngưỡng ngôi chùa được làm từ vỏ ốc và san hô độc nhất vô nhị ở Việt Nam

Về Bắc Ninh ăn dưa gang muối đắm đuối hương vị quê nhà

Phát hiện lại loài cá đầu rắn Chel sau 85 năm: Một kỳ tích trong thế giới động vật

Biến hóa sân thượng 33m² thành khu vườn đẹp như tranh vẽ giữa lòng thành phố

Bí ẩn đàn dê sống sót hơn 250 năm không nước ngọt trên đảo hoang Brazil

Khám phá 4 loài chim cảnh khiến người Trung Hoa mê đắm qua bao thế kỷ

Người phụ nữ Việt và những mùa mộc lan nở rộ ở châu Âu

Bí quyết chọn cây cảnh hợp mệnh Kim, trồng đến đâu lộc đến đó

Chanh ngón tay – "Bảo vật" mới của giới bonsai Việt

Khu vườn rực rỡ sắc hoa của người đàn ông 73 tuổi ở Bắc Giang

Hồng Hạc City: Định hình chuẩn mực đô thị xanh hiện đại tại miền Bắc

5 loại cây thơm tự nhiên, đủ sức thay thế cả kệ tinh dầu

Khai mạc triển lãm mỹ thuật với chủ đề “Bài ca thống nhất”tại Hà Nội

Hà Nội công bố danh sách 36 loại cây trồng được chuyển đổi trên đất trồng lúa

Cơn sốt "bánh yêu nước" mừng đại lễ 30/4: Chiếc bánh nhỏ chứa đựng tình yêu lớn

Ninh Thuận chốt lộ trình sáp nhập với Khánh Hòa: Tỉnh mới có bờ biển dài nhất, có yến sào, mực một nắng trứ danh

Bệnh viện Đa khoa Hoàng Việt: Hướng tới không gian xanh trong đô thị y tế tương lai

Giải mã tín dụng xanh: Chìa khóa thúc đẩy phát triển bền vững trong xã hội hiện đại

Công ty Châu Giang tiên phong chuyển đổi số trong sản xuất lan hồ điệp

Tái thiết không gian xanh cho Hà Nội: Những mảng màu cần được nối lại

Tín dụng xanh - Hướng đi tất yếu của ngành ngân hàng trong chiến lược tăng trưởng xanh bền vững

HP Việt Nam với chiến dịch trồng cây xanh vì một tương lai bền vững

Phạm Tùng Thiên – Người "thổi hồn" vào Mai chiếu thủy đất An Giang

Nghệ nhân "răng Sún" ở Hội An thổi hồn vào gốc tre, đưa nghề lạ ra thế giới

Biến vỏ ốc xấu xí thành tác phẩm khảm long lanh, giá trị tiền tỷ

“Vũ điệu thiên nga” - Tuyệt phẩm bonsai hàng chục tỉ của đại gia Thái Nguyên

Từ giấc mơ tuổi thơ của cô gái nhỏ đến khu vườn phố thị đầy rau xanh, hoa nở rực rỡ ai cũng ước ao

Chiêm ngưỡng ngôi chùa được làm từ vỏ ốc và san hô độc nhất vô nhị ở Việt Nam

“Đại lão” bồ đề hơn 900 năm tuổi, xòe tay giữa làng cổ Dịch Diệp

Ngắm ngôi nhà cổ bằng gỗ mít triệu đô không bán của lão nông xứ Quảng

Cây dành dành: Vị thuốc trong chậu cảnh ai cũng nên biết
