Nuôi nhốt chim hoang dã: Những thủ tục bắt buộc phải hoàn thiện
Việc Hạt Kiểm lâm TP. Huế tăng cường kiểm tra, xử lý tình trạng nuôi nhốt chim hoang dã, trong những ngày qua thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Nhiều người chơi chim cảnh băn khoăn: Cần những thủ tục pháp lý gì để không vi phạm pháp luật, đăng ký nguồn gốc chim cảnh ở đâu, cơ quan nào cấp phép?
Theo quy định của pháp luật, việc nuôi nhốt chim hoang dã dù với mục đích làm cảnh hay kinh doanh đều phải tuân thủ các quy định về quản lý động vật rừng, đặc biệt là chim trời thuộc danh mục loài hoang dã thông thường hoặc nguy cấp, quý, hiếm.
![]() |
Ông Hữu Phước cán bộ Chi cục Kiểm lâm TP. Huế chia sẻ về việc chứng minh nguồn gốc hợp pháp nuôi nhốt chim - (Ảnh: Xuân Bắc). |
Theo ông Ngô Hữu Phước - Trưởng phòng Pháp chế và điều tra xử lý vi phạm, thuộc Chi cục Kiểm lâm TP Huế. Hiện nay các loài chim được người dân nuôi nhốt làm cảnh đã trở thành thú vui. Đây là một trong những loài thuộc động vật rừng thông thường, pháp luật không cấm săn bắt, nuôi nhốt. Tuy nhiên, việc săn bắt thì phải được cơ quan kiểm lâm phê duyệt phương án khai thác động vật rừng thông thường từ tự nhiên theo quy định của pháp luật. Chính vì vậy, chúng tôi chưa từng phê duyệt cho tổ chức, cá nhân nào khai thác, săn bắt trái phép.
“Việc nuôi chim hoang dã chỉ được coi là hợp pháp khi người nuôi có thể chứng minh được nguồn gốc hợp pháp của vật nuôi thông qua một trong các hình thức sau:
- Khai thác trong tự nhiên;
- Nhập khẩu;
- Mua bán, cho tặng, chuyển nhượng từ tổ chức, cá nhân khác;
- Mẫu vật sau xử lý tịch thu theo quy định của pháp luật.
Đối với động vật rừng thông thường
Nuôi nhốt động vật rừng thông thường phải đảm bảo an toàn cho người; thực hiện các quy định của pháp luật về môi trường, thú y. Trường hợp không có các giấy tờ nêu trên, việc nuôi nhốt có thể bị xử lý hành chính, thậm chí hình sự nếu vi phạm nghiêm trọng.
![]() |
Việc nuôi nhốt có thể bị xử lý hành chính, thậm chí hình sự nếu vi phạm nghiêm trọng - (Ảnh: Quang Toản). |
Động vật rừng thông thường, chủ cơ sở không phải xin cấp phép của Chi cục Kiểm lâm. Tuy nhiên trong thời hạn tối đa 03 ngày làm việc kể từ ngày đưa động vật rừng về cơ sở, chủ cơ sở phải gửi thông báo cho Chi cục Kiểm lâm để theo dõi, quản lý theo quy định của pháp luật.
Trong quá trình nuôi phải thực hiện việc ghi chép sổ theo dõi vật nuôi theo Mẫu số 16, phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp. Khi vận chuyển đi ra ngoài tỉnh phải được Chi cục Kiểm lâm cấp phép vận chuyển.
Đối với động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm
Cơ sở nuôi phù hợp với đặc tính sinh trưởng của loài được nuôi; đảm bảo an toàn cho người và vật nuôi, vệ sinh môi trường, phòng trừ dịch bệnh.
Đảm bảo nguồn gốc hợp pháp: Khai thác hợp pháp (từ trong tự nhiên - pv); mẫu vật xử lý tịch thu theo quy định của pháp luật; nhập khẩu hợp pháp hoặc mẫu vật từ cơ sở nuôi hợp pháp khác.
Trong quá trình nuôi phải lập sổ theo dõi theo Mẫu số 16 phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ.
![]() |
Trước đó, lực lượng Kiểm lâm TP. Huế bắt giữ vụ vận chuyển gần 1.000 con chim chào mào không có nguồn gốc, tiến hành hoàn thiện các thủ tục thả về tự nhiên - (Ảnh: CTV). |
Các loài động vật hoang dã thuộc Phụ lục CITES thuộc các lớp thú, chim, bò sát lần đầu tiên đăng ký nuôi tại cơ sở phải được Cơ quan khoa học CITES Việt Nam xác nhận bằng văn bản về việc nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng không làm ảnh hưởng đến sự tồn tại của loài nuôi và các loài khác có liên quan trong tự nhiên theo trình tự sau:
- Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký mã số cơ sở, cơ quan cấp mã số theo quy định có trách nhiệm gửi văn bản đề nghị xác nhận đến Cơ quan khoa học CITES Việt Nam.
- Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Cơ quan cấp mã số, cơ quan khoa học CITES Việt Nam có trách nhiệm trả lời bằng văn bản đối với nội dung xác nhận ảnh hưởng hoặc không ảnh hưởng của việc nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng đến sự tồn tại của loài nuôi và các loài khác có liên quan trong tự nhiên.
Chủ cơ sở thực hiện đăng ký tại Trung tâm hành chính công của tỉnh. Đề nghị cấp mã số cơ sở nuôi, trồng theo Mẫu số 03 quy định tại Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ.
Bản chính phương án nuôi theo Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 của Chính phủ. Tài liệu chứng minh động vật có nguồn gốc hợp pháp.
![]() |
Lực lượng Kiểm lâm Huế tra các cửa hàng kinh doanh dụng cụ, nuôi nhốt chim- (Ảnh: CTV). |
Trong thời hạn 05 ngày làm việc đối với trường hợp đủ điều kiện nuôi hoặc 30 ngày làm việc đối với trường hợp cần kiểm tra thực tế các điều kiện nuôi, Chi cục Kiểm lâm cấp mã số trại nuôi cho cơ sở.
Trong quá trình gây nuôi phải thực hiện việc ghi chép sổ theo dõi vật nuôi quy định theo Mẫu số 16 phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ. Khi vận chuyển đi ra ngoài tỉnh phải được Chi cục Kiểm lâm cấp phép vận chuyển.
Theo luật sư Lê Đức Minh (Ủy viên Hội đồng biên tập Tạp chí Việt Nam hương sắc): Để quản lý tốt hoạt động nuôi nhốt chim hoang dã, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa lực lượng kiểm lâm, chính quyền địa phương và người dân. Việc xác lập hồ sơ nguồn gốc rõ ràng không chỉ giúp bảo vệ người chơi khỏi các rủi ro pháp lý, mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi hợp pháp, góp phần bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học.
![]() |
![]() |
Tin mới


Nuôi cá hút lộc: 5 loại cá cảnh đẹp, dễ nuôi và hợp phong thủy

Huế: Sau gần một tháng chỉ có một người đăng ký nuôi chim hợp pháp
Tin bài khác

Tiến sĩ, bác sĩ Võ Văn Nhân chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc chào mào căng lửa

TS.BS Võ Văn Nhân: Từ bác sĩ nha khoa hàng đầu đến “ông vua” của loài chim chào mào đột biến

Bỏ phố về vườn: Người phụ nữ biến đất hoang thành thiên đường rau trái
Đọc nhiều

"Vua Chum Tứ Kỳ": Người đàn ông Hải Dương sưu tầm gần 15.000 chiếc chum cổ suốt hơn 20 năm

Mãn nhãn ngôi nhà bằng gỗ mít rừng hơn 200 năm tuổi, mát rượi quanh năm

Nghệ nhân cao tuổi Lê Đức Hùng – Người thổi hồn vào cây cảnh xứ Quảng

“Phù thủy” hoa kem: Biến kem topping thành những đóa hoa sống động như thật

Chàng kiến trúc sư dành cả trái tim cho những khuôn bánh ký ức

Nghe nghệ nhân Dũng Coca chỉ cách khai thác duối tự nhiên về làm cảnh

Gặp gỡ nghệ nhân 8X - Người "thổi hồn" sống động vào từng hòn non bộ

Khám phá ngôi nhà gỗ lim hơn 300 tuổi của thương nhân giàu bậc nhất Hội An xưa

Nghệ nhân Phạm Tùng Dinh: Đôi bàn tay vàng chuyên làm hang đá, vườn thiêng Fatima

Lan thủy tiên: Nét kiêu sa giữa vũ khúc đại ngàn

Bão số 1 gây mưa lớn - Nhiều tỉnh miền Trung ngập cục bộ, thiệt hại nhiều tài sản

EcoBambu: Kiến tạo hệ sinh thái xanh từ cây tre Việt

Hà Tĩnh – Quảng Bình: Chủ động ứng phó với mưa bão, bảo vệ sản xuất nông nghiệp

Quảng Bình: Hướng dẫn phòng trừ châu chấu phá hoại cây luồng và măng của người dân

Độc lạ tranh "xuyên sáng" giá chục triệu đồng làm từ... cành lá dừa ở Hội An

Quảng Bình: Hàng triệu con châu chấu tàn phá rừng luồng măng, người dân lo lắng mất sinh kế

Doanh nghiệp chuyển đổi xanh nhiều thách thức và cơ hội vươn mình

Tỉnh Quảng Nam thực hiện dự án chăm sóc hoa viên, cây xanh, thảm cỏ có trị giá hơn 2,1 tỷ đồng

Hội thảo “Chính sách phát triển thị trường tín chỉ carbon - Những vấn đề đặt ra và khuyến nghị"

Tạp chí Việt Nam hương sắc ra số đặc biệt: Sinh vật cảnh trong không gian sống đô thị

Quỹ hạnh phúc cho mọi người – Hành trình 10 năm đánh thức những trái tim nhỏ bé

Bùng nổ cảm xúc với màn trình diễn pháo hoa giữa Canada và Trung Quốc

Câu chuyện của người nông dân Hà Tĩnh: Thú chơi cây cảnh lên ngôi, nhiều nhà vườn đổi đời

Từ Sơn Garden City: Không gian sống xanh đẳng cấp nơi phồn vinh Kinh Bắc

Không gian xanh – Sống chậm giữa thời đại nhanh

3 loại cây cảnh “phong thủy vượng phát”, trồng ở sân nhà là đổi vận

Top 5 loài chim cảnh vừa đẹp, vừa hót hay, lại mang may mắn về cho gia chủ

Câu chuyện của người nông dân Hà Tĩnh: Thú chơi cây cảnh lên ngôi, nhiều nhà vườn đổi đời

Độc lạ tranh "xuyên sáng" giá chục triệu đồng làm từ... cành lá dừa ở Hội An

Đến vùng 2 Hải quân nghe câu chuyện người viết nhạc giữ biển khơi

Có nên trồng cây tùng thơm trong nhà? Vị trí đặt cây để thu hút tài lộc

Long An sáp nhập với Tây Ninh: Khách đến không thể bỏ qua mắm còng Cần Giuộc, bánh tráng phơi sương

Lễ hội pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng 2025 - “ Kỷ nguyên mới” khai màn ấn tượng

Mãn nhãn ngôi nhà bằng gỗ mít rừng hơn 200 năm tuổi, mát rượi quanh năm

Ngắm dàn bonsai "mọc ngược" độc lạ của nghệ nhân xứ Quảng

Khám phá ngôi nhà gỗ lim hơn 300 tuổi của thương nhân giàu bậc nhất Hội An xưa

Chiêm ngưỡng cây xoài cổ thụ ở Khánh Hòa, quả hồng đỏ óng ánh như trong phim cổ trang
