Phúc Yên, Vĩnh Phúc: Cần chú trọng gìn giữ lá phổi xanh trong hoạt động chỉnh trang đô thị
![]() |
Tỉnh Vĩnh Phúc đặc biệt quan tâm đến công tác quy hoạch đô thị, phát triển hệ thống cây xanh nhằm xanh hoá không gian đô thị. Ảnh: Tạp chí Công thương |
Vĩnh Phúc chú trọng phát triển đô thị gắn với môi trường xanh
Để quy hoạch phát triển đô thị xanh được triển khai có hiệu quả, tỉnh Vĩnh Phúc đã thường xuyên chỉ đạo các cơ quan chuyên môn lồng ghép, tích hợp phát triển hệ thống cây xanh trong các đồ án quy hoạch xây dựng, đồ án quy hoạch chỉnh trang đô thị và các dự án đầu tư xây dựng công trình, góp phần nâng cao các tiêu chí phát triển đô thị và hướng tới mục tiêu xây dựng đô thị hiện đại, văn minh, phát triển bền vững.
Bên cạnh đó, UBND tỉnh Vĩnh Phúc cũng đã ban hành Quy định về quản lý cây xanh đô thị; phân công, phân cấp quản lý cây xanh trên địa bàn tỉnh; ban hành danh mục các loại cây trồng phù hợp từng tuyến đường; giao chỉ tiêu trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021 - 2025 cho các huyện, thành phố trồng tại các đường phố, công viên, vườn hoa, quảng trường, khuôn viên các trụ sở, trường học, bệnh viện, trong các dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, khu nhà ở, KCN, CCN thuộc phạm vi đô thị và các khu vực công cộng khác.
Đến nay, diện tích đất cây xanh sử dụng công cộng trong đô thị, bao gồm diện tích công viên, vườn hoa toàn tỉnh là hơn 60ha. Hiện có nhiều dự án các khu công viên cây xanh, quảng trường văn hóa, trung tâm văn hóa thể dục, thể thao với tổng diện tích trên 90ha đã được phê duyệt và đang triển khai đầu tư xây dựng. Sau khi hoàn thành, diện tích cây xanh sử dụng công cộng trong đô thị sẽ tăng lên hơn 150ha.
![]() |
Vĩnh Phúc ban hành Chỉ thị số 27 về việc tăng cường công tác quản lý Nhà nước về phát triển cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh. |
Ngoài ra, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành Chỉ thị số 27 về việc tăng cường công tác quản lý Nhà nước về phát triển cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh. Trong đó, yêu cầu Sở Xây dựng, UBND các huyện, thành phố thực hiện nghiêm việc thẩm định, phê duyệt đồ án quy hoạch đô thị đảm bảo các chỉ tiêu về tỷ lệ đất cây xanh, diện tích đất cây xanh sử dụng công cộng trong đô thị theo quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành.
Các khu vực bố trí đất cây xanh – công viên phải nghiên cứu có tính khả thi cao, có khả năng kết nối với các công trình hạ tầng xã hội khác của đô thị, của đơn vị; đối với các đồ án quy hoạch chi tiết đô thị, trong quá trình lập, thẩm định cần xác định cụ thể: chủng loại cây, tiêu chuẩn cây trồng, các hình thức bố cục cây xanh trong các khu chức năng, cây xanh trên đường phố.
Cây cổ thụ đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với môi trường đô thị
Chỉnh trang là cải thiện điều kiện sống, hài hòa giữa phát triển đô thị và môi trường. Nhưng trên thực tế, tại nhiều đô thị ở Việt Nam nói chung, chỉnh trang lại trở thành cái cớ để đốn hạ cây xanh một cách ồ ạt, gây mất cân bằng sinh thái, ảnh hưởng đến môi trường xanh, môi trường sống của người dân, đặc biệt việc chặt hạ cây cổ thụ trên các tuyến phố còn gây lãng phí trong đầu tư.
Như chúng ta đã biết, cây cổ thụ đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với môi trường đô thị. Một cây trưởng thành có thể hấp thụ từ 20 đến 30 kg CO₂ mỗi năm, bên cạnh đó cây cổ thụ còn có vai trò trong việc lọc bụi mịn, giảm tiếng ồn và điều hòa nhiệt độ môi trường xung quanh. Cây cổ thụ không chỉ là một thực thể sinh học, mà là một phần trong hệ sinh thái đô thị, giúp thành phố “thở” giữa áp lực của bê tông, khói bụi và khí thải giao thông.
Nhiều nghiên cứu về “hiệu ứng đảo nhiệt đô thị” cho thấy, nơi thiếu cây xanh có thể nóng hơn vùng ven từ 2 đến 4 độ C. Cứ mỗi cây bị chặt, nhiệt độ thành phố lại như cao thêm một chút, và đây không còn là cảm giác chủ quan mà là thực tế được đo đếm bằng khoa học.
Trước tốc độ phát triển quá nhanh của công nghiệp, hiện tượng khí hậu nóng lên toàn cầu đã khiến nhiều nước phát triển phải nghiêm túc hơn với vấn đề này từ cuối những năm 1980. Việc phát triển cây xanh sẽ thanh lọc không khí, làm mát không gian đã được một số nước triển khai tốt theo mô hình đô thị sinh thái ở Singapore, Brazil (Curitiba), Nhật Bản (Kawasaki, Kitakyushu…), Thụy Điển (Stockholm), Đức (Freiburg), Mỹ (Alexandria), Trung Quốc (Thanh Đảo, Bắc Hải, Thượng Hải…)
Singapore được coi là một trong những đô thị có tỷ lệ ô nhiễm không khí và nước thấp nhất thế giới vì thực thi các tiêu chuẩn về năng lượng cho các tòa nhà và phương tiện, áp dụng thuế carbon (loại thuế môi trường đánh vào lượng carbon của nhiên liệu). Trong quy hoạch đô thị, đảo quốc này luôn có không gian cho người đi bộ và người đi xe đạp trong thành phố. Những không gian xanh thiết kế trong sân bay, khu vực bờ sông… luôn cố gắng hòa hợp những yếu tố tự nhiên để mang lại trải nghiệm mới mẻ cho con người, giảm nhiệt môi trường và tăng cường đa dạng sinh học.
Tại Việt Nam, có 3 thành phố Huế, Đà Nẵng và Cần Thơ đã vinh dự được Tổ chức Quốc tế và Bảo tồn thiên nhiên (WWF) vinh danh và trao tặng danh hiệu Thành phố Xanh Quốc gia. Các đô thị này đã thực hiện có hiệu quả nhiều nhiệm vụ, giải pháp phát triển theo hướng bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Thành phố Cần Thơ vừa được nhận danh hiệu này vào tháng 6 vừa qua sau rất nhiều nỗ lực vì môi trường xanh. Trong giai đoạn 2021 - 2023, thành phố đã trồng gần 4,2 triệu cây phân tán, vượt 4,85% kế hoạch. Hiện nay, toàn thành phố Cần Thơ có khoảng 25.000 cây xanh đường phố với đa dạng các chủng loại cây và 41 công viên, vườn hoa với tổng diện tích khoảng 20ha. Ngoài ra, thành phố còn chú trọng phát triển du lịch xanh, xử lý chất thải an toàn với môi trường, phát triển nông nghiệp với các mô hình tiên tiến như VietGAP, Global GAP… trong trồng trọt và chăn nuôi
Đô thị văn minh là gìn giữ những lá phổi xanh trong “chỉnh trang” đô thị
Tuy nhiên, trong những ngày qua, tại phường Xuân Hòa, thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, đang gây xôn xao việc hàng cây có tuổi đời hơn 20 năm gồm các loại sấu, bàng, xoan đào… trên tuyến đường Nguyễn Văn Linh, đang tươi tốt khỏe mạnh đã bất ngờ bị đốn hạ hàng loạt, khiến người dân địa phương hết sức bất ngờ, xót xa.
![]() |
Hàng loạt cây cổ thụ gồm sấu, bàng, xoan đào ở thành phố Phúc Yên bị đốn hạ khiến người dân bức xúc. Ảnh: Báo Kinh tế đô thị |
Tại đây, nhiều cây cổ thụ được trồng trên vỉa hè mấy chục năm qua vẫn xòe tán che bóng mát, làm đẹp cảnh quan đô thị… Người dân địa phương cho biết: “Các cây vừa bị đốn hạ đều có tuổi đời khoảng hơn 20 năm, gồm sấu, bàng và xoan đào, trong đó nhiều cây có đường kính hơn 50cm, có cây cao đến 2m. Việc đốn hạ diễn ra nhanh chóng, bất ngờ”.
Cũng theo người dân địa phương, các loại cây vừa bị đốn hạ đều do người dân mua về trồng từ những năm 1990, từ khi những thân cây chỉ nhỏ bằng ngón tay. Trải qua hơn 20 năm, các gia đình kiên trì chăm sóc mới hình thành nên hàng cây cổ thụ làm đẹp cảnh quan đường phố.
Được biết, hàng cây cổ thụ vừa bị đốn hạ này thuộc trách nhiệm quản lý, duy trì, chăm sóc của Công ty Cổ phần môi trường và công trình đô thị Phúc Yên. Việc đốn hạ hàng cây cổ thụ này, thuộc dự án chỉnh trang đô thị do UBND thành phố Phúc Yên chủ trương tiến hành.
![]() |
Gốc cây cổ thụ sau khi bị đốn hạ bị vứt chỏng chơ trên dải phân cách đường Nguyễn Văn Linh. Ảnh: Báo Kinh tế đô thị |
Có thể thấy, những hàng cây cổ thụ này không chỉ gắn bó thời gian, kỷ niệm với người dân địa phương, mà còn làm điều hoà không khí, và là yếu tố định danh, tạo nên bản sắc cho không gian đô thị của tỉnh Vĩnh Phúc nói chung, của thành phố Phúc Yên nói riêng.
Việc chỉnh trang, phát triển đô thị ở thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc cần đi đôi với bảo tồn, chú trọng gìn giữ những cây cổ xanh cổ thụ. Việc đơn vị thi công dự án đang chặt hạ những cây xanh tại thành phố Phúc Yên cần đưa ra thông tin, chủ trương rõ ràng, minh bạch và đồng thời có phương án, biện pháp quản lý giám sát cộng đồng trong mọi quyết định liên quan đến công tác triển khai dự án. Nhằm hướng đến Tmột đô thị văn minh, bền vững không chỉ đo bằng chiều rộng con đường, mà còn là cách đối xử với những cây cổ thụ có tuổi đời hàng chục năm, vừa làm đẹp mỹ quan đô thị, vừa đảm bảo môi trường sinh thái, và đặc biệt là đã che mát cho nhiều thế hệ người dân địa phương.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 14 Nghị định 64/2010/NĐ-CP, các trường hợp chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị phải có giấy phép bao gồm: - Cây xanh thuộc danh mục cây bảo tồn; - Cây bóng mát trên đường phố; - Cây bóng mát; cây bảo tồn; cây đã được đánh số, treo biển trong công viên, vườn hoa, các khu vực công cộng và các khu vực thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình; - Cây bóng mát có chiều cao từ 10m trở lên; cây bảo tồn trong khuôn viên của các tổ chức, cá nhân. Trường hợp được miễn giấy phép Theo quy định tại Khoản 3 Điều 14 Nghị định 64/2010/NĐ-CP các trường hợp được miễn giấy phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị là: chặt hạ ngay cho tình thế khẩn cấp, do thiên tai hoặc cây đã chết, đã bị đổ gãy. Trước khi chặt hạ, dịch chuyển phải có biên bản, ảnh chụp hiện trạng và phải báo cáo lại cơ quan quản lý cây xanh đô thị chậm nhất trong vòng 10 ngày kể từ ngày thực hiện xong. Ngoài ra, chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị phải đảm bảo các điều kiện theo Khoản 1 Điều 14 Nghị định 64/2010/NĐ-CP: - Cây đã chết, đã bị đổ gãy hoặc có nguy cơ gãy đổ gây nguy hiểm; - Cây xanh bị bệnh hoặc đến tuổi già cỗi không đảm bảo an toàn; - Cây xanh trong các khu vực thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình. Thủ tục chặt hạ cây xanh đô thị Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép chặt hạ cây xanh đô thị Theo hướng dẫn tại Khoản 4 Điều 14 Nghị định 64/2010/NĐ-CP hồ sơ đề nghị cấp giấy phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị bao gồm: - Đơn đề nghị nêu rõ vị trí chặt hạ, dịch chuyển; kích thước, loại cây và lý do cần chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị; - Sơ đồ vị trí cây xanh đô thị cần chặt hạ, dịch chuyển; - Ảnh chụp hiện trạng cây xanh đô thị cần chặt hạ, dịch chuyển. Gửi hồ sơ và thời hạn giải quyết - Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị được nộp tại cơ quan quản lý cây xanh đô thị theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định thẩm quyền cấp giấy phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị. - Thời gian giải quyết cho việc cấp giấy phép chặt hạ, dịch chuyển tối đa không quá 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Thực hiện việc chặt hạ cây xanh đô thị - Thời hạn để thực hiện việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị không quá 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy phép; - Đối với việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh trong các dự án đầu tư xây dựng công trình phải được thực hiện theo tiến độ thực hiện dự án; - Trước khi triển khai việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh, tổ chức hoặc cá nhân thực hiện phải thông báo cho chính quyền địa phương; - Việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị trong các khu vực công cộng và trong các khuôn viên của tổ chức, cá nhân quản lý phải bảo đảm quy trình kỹ thuật, an toàn cho người và tài sản. Ngoài ra, cần lưu ý: - Đơn vị thực hiện dịch vụ quản lý cây xanh đô thị được giao nhiệm vụ chặt hạ, dịch chuyển cây xanh sử dụng công cộng đô thị trên địa bàn phải tuân thủ đúng quy định trên. Trong trường hợp chặt hạ, dịch chuyển cây xanh sử dụng công cộng đô thị và trồng cây mới phải bảo đảm đúng quy định tại Điều 11 Nghị định 64/2010/NĐ-CP - Các tổ chức, cá nhân có nhu cầu chính đáng về chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị ngoài việc tuân thủ các quy định trên còn phải có trách nhiệm đền bù giá trị cây, chịu mọi chi phí cho việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị. Xử phạt hành vi tự ý chặt hạ, dịch chuyển cây xanh Hành vi tự ý chặt hạ, dịch chuyển cây xanh khi chưa được cấp phép sẽ bị xử phạt tại Khoản 3 Điều 54 Nghị định16/2022/NĐ-CP với mức phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 4 Nghị định16/2022/NĐ-CP, đây là mức phạt tiền áp dụng với tổ chức. Trường hợp chủ thể vi phạm là cá nhân, mức phạt bằng 1/2 mức phạt nói trên. |
![]() Sáng ngày 12/3, tại TP. Vĩnh Yên, Hội Sinh Vật Cảnh tỉnh Vĩnh Phúc đã tổ chức Đại hội Đại biểu Hội Sinh Vật Cảnh ... |
Triển lãm cây cảnh nghệ thuật mừng Đảng, mừng Xuân của CLB cây cảnh Trung Du, Tp Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc |
![]() VNHS - Nhân kỉ niệm 70 năm chào mừng ngày tái lập xã Tây Sơn, tại Sân thể thao Đa năng Triệu Đề (xã Tây ... |
Xem thêm nội dung về Sinh vật cảnh qua các kênh của Tạp chí Việt Nam Hương Sắc
Tiktok: https://tiktok.com/@tapchivietnamhuongsac |
Tin mới


Ngành phân bón Việt Nam năm 2025: Bước chuyển mạnh từ thị trường và chính sách thuế

Vườn thẳng đứng bioponic: Khi sắc xanh nảy mầm giữa lòng phố thị
Tin bài khác

Tăng trưởng kinh tế từ khai thác di sản: Những điểm sáng trong phát huy tiềm năng du lịch văn hóa dựa trên giá trị bản địa

Cần cơ chế đột phá để thúc đẩy ứng dụng công nghệ sinh học trong trồng trọt Hà Nội

Hội thảo của Liên hiệp Hội Việt Nam: Phát huy vai trò đội ngũ trí thức trong cải cách chính sách và phát triển quốc gia
Đọc nhiều

Bỏ việc lương cao về quê nuôi "cá quý tộc", 9X Quảng Nam thu tiền tỷ đều tay

Ngành phân bón Việt Nam năm 2025: Bước chuyển mạnh từ thị trường và chính sách thuế

Tưởng là rau phụ, ai ngờ xà lách lại thành "người hùng thầm lặng" giúp gan thải độc

Hải đường trắng: Loài cây từng "gây bão" đắt hơn vàng ròng, trồng vừa chơi vừa giúp chữa lành thiên nhiên

Chàng trai vùng Thất Sơn làm ra chén, dĩa dùng một lần từ giấy lục bình

Cà phê Xã – Không gian kiến trúc xanh cho ký ức cộng đồng

Cô gái khmer kiếm tiền tỉ nhờ xuất khẩu mật thốt nốt sang Châu Âu

Loài cây mọc dại sau hè, thơm dịu như ký ức tuổi thơ, khiến bệnh tiểu đường phải chào thua

Hoa thanh xà can trường và khu vườn của cô gái trẻ trên cao nguyên Di Linh

Sa Đéc rực rỡ mùa hoa anh đào, hứa hẹn điểm check-in lý tưởng dịp lễ

Sôi nổi hội thi Chào mào Yên Phong mở rộng 2025: Nơi hội tụ của đam mê và tinh thần thiện nguyện

Hoa bún: Chút duyên lạ giữa lòng Hà Nội

Lan hồng lâu mộng: Ngôi sao mới của giới chơi lan Việt, nở hàng trăm bông, hút hồn người mệnh Thổ

Trồng cây bản địa: Xu hướng làm đẹp không gian sống và gọi chim về tổ gây sốt toàn cầu

Người đàn ông 56 tuổi sống một mình trong rừng 27 năm cùng đàn chim

'Cuộc chiến' hiếm hoi giữa cá sấu Mỹ và cá sấu châu Mỹ tại Florida

Vẹt đuôi dài – Những bộ óc thiên tài của thế giới loài chim

Lợi ích bất ngờ từ trào lưu ngắm chim hoang dã kết hợp du lịch sinh thái

5 loại cây siêu dễ sống, cực hợp với người bận rộn, hay quên

Nuôi chim đột biến, chàng trai có doanh thu 3 tỉ đồng/năm

Cây cũng có gu ăn uống: 5 loài cảnh nhiệt đới và khẩu vị phân bón riêng biệt

Hoa ly kép bền bỉ, kiêu sa và đầy mê hoặc trong không gian sống hiện đại

5 loài cảnh dưỡng khí, mỗi cây một “khẩu phần” phân bón riêng

Chạm tay vào mây: 100 nhà báo viết nên kỳ tích ở đỉnh Tà Xùa

Ngày hội Bánh dân gian Nam Bộ 2025 sẽ diễn ra tại Vĩnh Long, quy tụ 350 gian hàng

Diễn đàn Hợp tác xã Quốc gia 2025: Đột phá tư duy, hành động thực chất vì một Việt Nam xanh và bền vững

Sôi nổi hội thi Chào mào Yên Phong mở rộng 2025: Nơi hội tụ của đam mê và tinh thần thiện nguyện

Dĩ An sẵn sàng cho Festival sinh vật cảnh lần II – Quảng bá nông nghiệp đô thị xanh

8X Bình Dương biến 3 sân thượng thành vườn rau xanh mướt, ai nhìn cũng mê

Nghìn năm di sản hội tụ tại lễ hội quà tặng của Thủ đô

Những vườn cây nghệ sĩ giữa lòng phố thị

Khai mạc Lễ hội hoa sưa năm 2025 - "rực rỡ sắc hoa vàng" tại Quảng Nam

Về quê làm nhà vườn, tài tử Huỳnh Anh Tuấn truyền cảm hứng sống xanh ở tuổi 57

Bỏ phố về quê: Cặp vợ chồng trẻ biến đất cằn thành cơ nghiệp đáng giá, thu nhập trăm triệu/tháng

Nghệ nhân "biến" dừa khô thành tác phẩm nghệ thuật

Thạch thảo kép: Loài hoa "độc bản" của người phụ nữ Hải Phòng và hành trình tìm bình yên cho tâm hồn

Nghệ nhân Nguyễn Phước Lộc: Người giữ hồn bonsai Việt

Từ hạt đạm đầu tiên đến thương hiệu quốc gia: PVFCCo và sứ mệnh vượt tầm châu lục

Hà Nội: Chợ hoa cây cảnh thị xã Sơn Tây - Nơi giao lưu mua bán những sản phẩm Sinh vật cảnh

Nhìn lại chặng đường leo núi "Bước chân trên mây" 2025 đầy ý nghĩa

Khám phá kiệt tác "Cửu Long Tọa Sơn" độc nhất vô nhị tại Triển lãm sinh vật cảnh Đền Đô 2025

Hơn 380 tác phẩm có mặt tại Triển lãm Sinh vật cảnh Đền Đô 2025
