Tiềm năng kinh tế từ sản phẩm OCOP, kiểm soát môi trường sản xuất
VNHS - Đầu năm 2023, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 148/QĐ-TTg về việc ban hành Bộ tiêu chí và quy trình, đánh giá, phân hạng sản phẩm (OCOP). Trong đó yếu tố về bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất và sử dụng công nghệ theo hướng bền vững trong sản xuất được đặc biệt quan tâm.
Theo đó, các sở ngành liên quan chủ động hướng dẫn các cơ sở tham gia Chương trình tuân thủ nghiêm các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhất là đối với công tác thu gom rác thải, nước thải, phế phẩm sản xuất…
Khuyến khích các cơ sở sử dụng công nghệ tiên tiến, thân thiện môi trường, hoàn thiện hồ sơ môi trường theo quy định mới của Luật Bảo vệ môi trường 2020.
Nâng tầm nông sản từ sản phẩm OCOP
Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2023 – 2025 của Ban chỉ đạo Trung ương, UBND tỉnh Hà Tĩnh ban hành kế hoạch thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) giai đoạn 2023-2025. Với mục tiêu khơi dậy tiềm năng, lợi thế khu vực nông thôn, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn, thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội...
Nhằm khai thác hiệu quả tài nguyên bản địa; khơi dậy tiềm năng, lợi thế khu vực nông thôn, khẳng định thương hiệu cho nông sản địa phương. Phát huy giá trị truyền thống, văn hoá của mỗi vùng miền.
Đào tạo, bồi dưỡng các chủ thể tạo ra đội ngũ doanh nhân OCOP làm trụ cột cho phát triển kinh tế nông thôn, để liên kết, dẫn dắt nông dân sản xuất theo quy chuẩn, tiêu chuẩn đáp ứng với yêu cầu của thị trường. Từ đó tạo sinh kế, thu nhập bền vững cho người dân, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế nông thôn và thực hiện thành công tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn (NTM) 2021-2025.
Kế hoạch đặt ra chỉ tiêu và toàn tỉnh phấn đấu đến năm 2025, có tối thiểu 300 sản phẩm, dịch vụ được chứng nhận đạt chuẩn OCOP từ 3 sao trở lên; tập trung phát triển, nâng hạng các sản phẩm OCOP, phấn đấu có tối thiểu 20% số sản phẩm đạt chuẩn OCOP 4 sao, 5% số sản phẩm đạt chuẩn OCOP 5 sao. Đặc biệt ưu tiên phát triển các hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa, phấn đấu ít nhất có 40% chủ thể OCOP là hợp tác xã, 30% chủ thể là doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Phấn đấu có ít nhất 50% làng nghề, làng nghề truyền thống có sản phẩm OCOP, 30% các chủ thể OCOP xây dựng được chuỗi giá trị theo hướng kinh tế tuần hoàn, OCOP xanh gắn với vùng nguyên liệu ổn định. Có ít nhất 50% chủ thể OCOP tham gia vào các kênh kết nối trên sàn thương mại điện tử, nhiều sản phẩm OCOP của Hà Tĩnh đã mở rộng được thị trường. Các sản phẩm trước đây chỉ được tiêu thụ trong làng, xã nay có mặt ở các tỉnh, thành phố trong cả nước thông qua hệ thống siêu thị Big C, Vinmart; sàn thương mại điện tử voso, postmart, sendo, shopee…
Sản phẩm OCOP vươn ra trường xuất khẩu
Thông qua việc kết nối, phối hợp với Bộ Công thương, các sàn thương mại điện tử tổ chức các chương trình quảng bá sản phẩm chủ lực và triển khai hiệu quả mô hình "Gian hàng Việt trực tuyến" đối với sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu, nhiều sản phẩm OCOP của Hà Tĩnh đã mở rộng được thị trường. Nhiều sản phẩm trước đây chỉ được tiêu thụ trong làng, xã nay đã có mặt ở các tỉnh, thành phố trong cả nước thông qua hệ thống siêu thị Big C, Vinmart; sàn thương mại điện tử voso, postmart, sendo, shopee…Sản phẩm OCOP của Hà Tĩnh không những mở rộng thêm thị trường trong tỉnh mà còn “rộng đường” xuất khẩu ra nước ngoài.
Sau 3 năm phát triển, xây dựng thương hiệu sản phẩm hợp tác xã Nguyên Lâm ở xã Kỳ Giang, huyện Kỳ Anh (tỉnh Hà Tĩnh) xây dựng thành công 2 sản phẩm OCOP đạt chuẩn OCOP 3 sao là bánh đa vừng và miến vừng đen xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Đến nay, đã xuất khẩu sang các nước như: Nga, Ba Lan và Nhật Bản…”
Ngoài ra, Hà Tĩnh có 6 sản phẩm OCOP 3, 4 sao đảm bảo các tiêu chuẩn để xuất khẩu, gồm Bánh ram Anh Thu (Thạch Hà), bánh ram Nam Chi - xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc; Cu đơ Bà Hường (Hương Sơn) - xuất khẩu sang thị trường New Zealand; Sứa Mai Dung (Thạch Hà) - xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản; Nước mắm Luận Nghiệp (TX Kỳ Anh) - xuất khẩu sang thị trường Nga và đang hoàn thiện hồ sơ xuất sang Úc. Với sản phẩm vỏ bánh ram đạt OCOP 3 sao mang thương hiệu Nam Chi được xuất khẩu sang Hàn Quốc.
Thời gian tới tiếp tục tư vấn, hỗ trợ các cơ sở OCOP có khả năng phát triển để mở rộng quy mô sản xuất, đạt tiêu chuẩn đủ điều kiện để xuất khẩu. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, nhất là xúc tiến thương mại trên các nền tảng số, sàn giao dịch thương mại điện tử; hỗ trợ người sản xuất mở rộng, tìm kiếm các thị trường mới có tiềm năng để giới thiệu, bán sản phẩm...
Điều này cho thấy, những sản phẩm OCOP Hà Tĩnh đang dần định vị thương hiệu, tự tin chinh phục thị trường nước ngoài. Theo số liệu thống kê của ngành chức năng, sau gần bốn năm triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm, Hà Tĩnh hiện có 287 sản phẩm OCOP, trong đó có 110 sản phẩm của 89 tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất. Với 237 sản phẩm được công nhận đạt chuẩn OCOP; trong đó có 11 sản phẩm 4 sao, 226 sản phẩm 3 sao. Các sản phẩm sau khi đạt chuẩn đều được kiểm soát chặt chẽ, nhất là về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Nhìn chung, các sản phẩm sau khi được công nhận đã nâng cao chất lượng, bao bì mẫu mã, được người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn. Điều thành công là sau khi được công nhận sản phẩm OCOP, doanh số bán hàng của các cơ sở đều tăng lên, bình quân tăng 40% so với trước khi tham gia chương trình.
Theo Sở Công Thương Hà Tĩnh, các địa phương trong tỉnh rất tích cực chỉ đạo, rà soát các chủ thể, doanh nghiệp... để cho các cơ sở nắm bắt được chương trình OCOP. “Tiềm năng, lợi thế để phát triển các sản phẩm OCOP từ sản phẩm chủ lực, sản phẩm làng nghề, đặc sản địa phương trên địa bàn tỉnh còn rất lớn. Thời gian tới, đơn vị sẽ tiếp tục tuyên truyền, vận động để các địa phương hỗ trợ các chủ thể khai thác, nâng cấp các sản phẩm cao hơn nữa. Đồng thời tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước…”
Xuân Bắc – Thế Anh
Xem thêm nội dung về Sinh vật cảnh qua các kênh của Tạp chí Việt Nam Hương Sắc
Tiktok: https://tiktok.com/@tapchivietnamhuongsac |
Tin mới


Góp ý Dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi): Hướng đến việc tạo môi trường phát triển cởi mở, minh bạch và bền vững

Thành lập TT Bảo vệ rừng và Di sản thế giới Phong Nha-Kẻ Bàng: Vùng lõi của di sản, điểm sáng cho bảo tồn
Tin bài khác

Tín dụng xanh - Hướng đi tất yếu của ngành ngân hàng trong chiến lược tăng trưởng xanh bền vững

Bình Định và Gia Lai hợp nhất: “Siêu tỉnh” rừng vàng biển bạc, cà phê đưa xuống, cá ngừ đưa lên

Chỉ thị số 42-CT/TW góp phần thúc đẩy sự phát triển của Liên hiệp Hội Việt Nam
Đọc nhiều

Bã cà phê – “thuốc tiên” giá 0 đồng giúp cây phát triển vượt trội

HP Việt Nam với chiến dịch trồng cây xanh vì một tương lai bền vững

Chọn mua bonsai sim tím: 5 điều cần biết để không “tiền mất, cây hỏng”

Hoa nở, lá xanh không nhờ nước mà nhờ bạn hiểu điều cây cảnh muốn

Hội thảo “Cây cảnh - Thuốc nam chăm sóc sức khỏe cộng đồng” tại Hải Phòng

Nước vo gạo được thêm thứ này, cây kiểng nào cũng phát triển mạnh

Vườn thẳng đứng bioponic: Khi sắc xanh nảy mầm giữa lòng phố thị

Phúc Yên, Vĩnh Phúc: Cần chú trọng gìn giữ lá phổi xanh trong hoạt động chỉnh trang đô thị

Biến cỏ dại và gỗ thải thành nhựa sinh học: Bước đột phá của Hàn Quốc trong cuộc chiến chống ô nhiễm nhựa

Robot cá: Giải pháp công nghệ mở ra kỷ nguyên nuôi thủy sản thông minh

Bệnh viện Đa khoa Hoàng Việt: Hướng tới không gian xanh trong đô thị y tế tương lai

Công ty Châu Giang tiên phong chuyển đổi số trong sản xuất lan hồ điệp

Tái thiết không gian xanh cho Hà Nội: Những mảng màu cần được nối lại

Hồng Hạc City: Định hình chuẩn mực đô thị xanh hiện đại tại miền Bắc

Dưa hấu đã mất mùa còn rớt giá thê thảm, nông dân thủ phủ dưa hấu ở Quảng Nam "khóc ròng"

Dự án Phú Thị Riverside: Phát triển một đô thị xanh bền vững trong lòng Thủ đô Hà Nội

Danko Group: Từ cam kết đến hành động vì chất lượng công trình không gian xanh đáng sống như lời quảng cáo

Flamingo Golden Hill Hà Nam: Nơi kiến tạo không gian sống xanh lý tưởng

Cây kim tiền ra hoa: Dấu hiệu tài lộc và cách chăm để đón lộc trời

Thành lập TT Bảo vệ rừng và Di sản thế giới Phong Nha-Kẻ Bàng: Vùng lõi của di sản, điểm sáng cho bảo tồn

Chiêm ngưỡng ngôi chùa được làm từ vỏ ốc và san hô độc nhất vô nhị ở Việt Nam

Về Bắc Ninh ăn dưa gang muối đắm đuối hương vị quê nhà

Khi cây vạn tuế nở hoa: Dấu hiệu cát lành trong phong thuỷ gia trạch

Biến hóa sân thượng 33m² thành khu vườn đẹp như tranh vẽ giữa lòng thành phố

Bí ẩn đàn dê sống sót hơn 250 năm không nước ngọt trên đảo hoang Brazil

Khám phá 4 loài chim cảnh khiến người Trung Hoa mê đắm qua bao thế kỷ

Người phụ nữ Việt và những mùa mộc lan nở rộ ở châu Âu

Trồng cây bản địa: Xu hướng làm đẹp không gian sống và gọi chim về tổ gây sốt toàn cầu

Hồng Hạc City: Định hình chuẩn mực đô thị xanh hiện đại tại miền Bắc

5 loại cây thơm tự nhiên, đủ sức thay thế cả kệ tinh dầu

Thác hoa vàng rực rỡ: Đừng trồng hoa hồng, hãy thử hồng mân côi

Dự án Phú Thị Riverside: Phát triển một đô thị xanh bền vững trong lòng Thủ đô Hà Nội

7 loài cây cảnh hoa thơm giúp nhà bạn "ướp hương" suốt mùa hè

Biến vỏ ốc xấu xí thành tác phẩm khảm long lanh, giá trị tiền tỷ

“Vũ điệu thiên nga” - Tuyệt phẩm bonsai hàng chục tỉ của đại gia Thái Nguyên

Từ giấc mơ tuổi thơ của cô gái nhỏ đến khu vườn phố thị đầy rau xanh, hoa nở rực rỡ ai cũng ước ao

Bất ngờ trước nhà vườn của anh Lý Quốc Tuấn ở Tây Ninh

Bánh xu xê hình lá cờ Tổ quốc của nữ giáo viên Hà Nội: Lan tỏa tinh thần yêu nước qua những điều giản dị

Công ty Châu Giang tiên phong chuyển đổi số trong sản xuất lan hồ điệp

Tái thiết không gian xanh cho Hà Nội: Những mảng màu cần được nối lại

Tín dụng xanh - Hướng đi tất yếu của ngành ngân hàng trong chiến lược tăng trưởng xanh bền vững

Đồng hành cùng nông nghiệp bền vững: Góc nhìn từ Agribank và cơ hội phát triển ngành Sinh vật cảnh Việt Nam

Chiêm ngưỡng ngôi chùa được làm từ vỏ ốc và san hô độc nhất vô nhị ở Việt Nam

“Đại lão” bồ đề hơn 900 năm tuổi, xòe tay giữa làng cổ Dịch Diệp

Ngắm ngôi nhà cổ bằng gỗ mít triệu đô không bán của lão nông xứ Quảng

Cây dành dành: Vị thuốc trong chậu cảnh ai cũng nên biết
