Tạp chí điện tử Việt Nam Hương sắc

Chúc mừng năm mới 2025
Wednesday, January 22, 2025 12:29:15 PM

Hà Tĩnh: Tăng cường ngăn chặn săn bắt, bẫy thú rừng trái phép

19/11/2024

Mục lục

VNHS – Mùa mưa núi rừng bị ẩm ướt là thời điểm nhiều loại thú rừng phải di chuyển để tìm kiếm nguồn thức ăn, nắm bắt được quy luật sinh tồn của cá loài thú rừng, người sống gần rừng đã tìm cách săn bắt, bẫy thú trái phép. Trước thực đó, các cơ quan đơn vị, chủ rừng tăng cường kiểm tra ngăn chặn nhằm góp phần bảo vệ động vật hoang dã.

Bẫy thú rừng chủ yếu bẫy thòng lòng bằng dây thép hoặc bẫy kẹp

Tỉnh Hà Tĩnh hiện có gần 360 nghìn ha rừng và đất lâm nghiệp. Trong đó, tại nhiều khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ hệ động vật khá phong phú, đa dạng, nhiều loài được đưa vào Sách đỏ Việt Nam và thế giới.

Việc săn bắt, bẫy thú mang lại lợi ích kinh tế cho một bộ phận người dân sống gần rừng, nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tuyệt chủng các loài thú quý hiếm. Do vậy, công tác đấu tranh, ngăn chặn bẫy bắt thú trái phép trong mùa mưa được các lực lượng chức năng và chủ rừng chú trọng, đẩy mạnh tuyên truyền thay đổi hành vi, nhận thức của người dân, phát huy tinh thần cộng đồng trong công tác phòng ngừa, ngăn chặn bẫy thú trái phép.

Một thợ săn hướng dẫn cách đặt bẫy thú rừng trái phép giờ đã bỏ nghề

Ông P, một người dân sống gần Khu bảo tồn Thiên nhiên Kẻ Gỗ trước đây từng là một trong những người chuyên săn bắt thú rừng chia sẻ lại kinh nghiệm gỡ bẫy thú. Mặc dù tôi đã nghỉ săn bắt thú rừng hàng chục năm nay nhưng vẫn nhớ như in hình thức làm và đặt bẫy thú.

“Làm cách nào để biết được đâu là nơi mà con thú đi ngang qua trên đất hay trên lá cây. Loại bẫy mà họ sử dụng là loại bẫy nhỏ, chỉ có thể bẫy được những con thú nhỏ như khỉ, chồn, sóc, nhím, gà rừng… Loại bẫy này dễ làm, chỉ cần sử dụng một sợi dây thép mỏng, ngụy trang dưới một lớp lá, bên dưới là một hố nhỏ có đường kính khoảng 10cm bắt ngang qua lối đi của con thú. Chiếc vòng tròn bằng dây thép được nối với một sợi dây thắng xe đạp và thân cây nhỏ ven đường đi của thú. Chỉ cần một cử động nhẹ là lập tức cần bẫy bật lên  treo con thú thòng lòng trên không”.

Cá thể nhím rừng bị mắc bẫy lòng lâu ngày bị hoại tử chân

“Mỗi thợ săn đặt khoảng 40 đến 50 cái bẫy nằm rải rác trong khu rừng. Một ngày đi thăm bẫy 2 lần, buổi sáng khoảng 6 giờ và buổi chiều khoảng 4 giờ. Mỗi lần đi như vậy mất khoảng 1 tiếng đồng hồ. Thời gian còn lại họ làm những công việc khác như làm bẫy mới, nấu ăn... Mà mùa mưa là mùa săn thú rừng, tuy có cực nhọc trong việc đi lại nhưng lại kiếm được nhiều tiền hơn. Hồi trước, người dân chỉ bẫy thú để nhậu và cải thiện bữa ăn, đến khi thịt rừng trở thành đặc sản ở các nhà hàng, thì giá thú rừng sống hấp dẫn hơn công lao động cật lực cả ngày trên nương rẫy, vì vậy nhiều người rủ nhau vào rừng giăng bẫy kiếm thú để bán. Việc tháo gỡ bẫy thú rừng đòi hỏi phải hiểu được lối đi của từng loại động vật, nếu không có kinh nghiệm người cũng có thể vướng vào bẫy mà thợ săn giăng. Vì bẫy dẫm bị vùi lấp thực bì lá khô rất khó phát hiện. Ông P cho biết thêm”.

Qua tìm hiểu được biết, Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ hiện có gần 400 loài động vật có xương sống thuộc 99 họ, 47 loài thú, trong đó có 18 loài thú được đưa vào Sách đỏ Việt Nam và thế giới. Mặc dù số lượng bẫy được phát hiện, tháo gỡ giảm hơn so với trước đây, nhưng vẫn đặt ra không ít việc phải làm cho chủ rừng khi mùa mưa đến.

Mùa mưa là thời điểm các loài thú rừng thường xuất hiện để tìm kiếm thức ăn. Nắm bắt quy luật di chuyển của các loài thú, một bộ phận người dân sống gần rừng đã vào tận Tiểu khu 351 thuộc lâm phận của Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ đặt bẫy. Trong đó, bẫy kẹp được sử dụng khá phổ biến để bẫy bắt lợn rừng, mang, chồn, cheo và các loài thú móng guốc.

Ông Nguyễn Văn Đức  - Trưởng phòng Quản lý bảo vệ rừng, Khu bảo tồn Thiên nhiên Kẻ Gỗ cho biết, mùa mưa đơn vị đã tháo gỡ hàng trăm bẫy kẹp, bẫy giây rút (bẫy được làm bằng giây cáp) trong rừng sâu. Bẫy được làm rất tinh vi, những người có kinh nghiệm mới có thể phát hiện, xử lý an toàn.

Lực lượng chức phối hợp tuần ra gỡ bẫy bảo vệ động vật hoang dã

“Nguyên nhân bẫy thú vẫn lén lút diễn ra là do lợi ích kinh tế, thói quen của một bộ phận người dân sống gần rừng và một số nhà hàng vẫn có biểu hiện tiêu thụ thú rừng trái phép. Đơn vị tiếp tục phối hợp với các địa phương, lực lượng chức năng đẩy mạnh tuyên truyền, tăng cường tuần tra, ngăn chặn, xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật. Bẫy kẹp có vòng kìm sắt sắc nhọn. Khi con thú chẳng may bị sập bẫy là không thể dãy dụa, thoát ra ngoài. Mỗi lần đi tuần tra, kiểm soát trong rừng sâu, chúng tôi thường chú ý quan sát và sử dụng các phương án dò bẫy, tháo gỡ kịp thời để bảo vệ các loài động vật hoang dã, ông Nguyễn Văn Đức thông tin thêm”.

Hàng trăm bẫy kẹp, bẫy giây cáp được các lực lượng chức năng, đơn vị chủ rừng ở tỉnh Hà Tĩnh phát hiện, tháo gỡ, điều đó cho thấy tình trạng săn bắt, bẫy thú trái phép vẫn diễn biến phức tạp, khó lường. Vì vậy, bên cạnh sự vào cuộc của các cấp có thẩm quyền, thì người dân sống gần rừng cần nâng cao ý thức chung tay bảo vệ động vật hoang dã, bảo tồn đa dạng sinh học.

Xuân Bắc – Quang Toản

 

0 Bình luận

Tin tức khác

Thông báo
Đóng