Khai mạc Hội chợ Làng nghề và Sản phẩm OCOP Việt Nam lần thứ 18

Hôm nay 211, Hội chợ Làng nghề và Sản phẩm OCOP Việt Nam lần thứ 18 sẽ khai mạc tại Hà Nội. Hội chợ sẽ diễn ra từ ngày 2 - 611.
aa

Hôm nay 211, Hội chợ Làng nghề và Sản phẩm OCOP Việt Nam lần thứ 18 sẽ khai mạc tại Hà Nội. Hội chợ sẽ diễn ra từ ngày 2 - 6/11.

Cũng trong dịp Hội chợ này, Bộ NN-PTNT cũng sẽ công bố kết quả và trao giải cho các tác giả đạt giải của Hội thi Sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2022.

Ngày hội của các làng nghề

Hội chợ Làng nghề và Sản phẩm OCOP Việt Nam lần thứ 18 và Hội thi Sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2022 là hai hoạt động chính nằm trong chuỗi 7 hoạt động của sự kiện “Festival Làng nghề Việt Nam năm 2022” do Bộ NN-PTNT chủ trì tổ chức. Hội chợ diễn ra Khu Hội chợ triển lãm - Giao dịch kinh tế và thương mại (số 489, Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội).

Khu trưng bày trung tâm Hội chợ trước ngày khai mạc. Ảnh: Bùi Yến.

Đây là sự kiện thường niên do Bộ NN-PTNT chỉ đạo Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp phối hợp cùng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản; Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương và Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ NN-PTNT) tổ chức.

Hội chợ Làng nghề và Sản phẩm OCOP Việt Nam lần thứ 18 là sự kiện thường niên của ngành NN-PTNT, được tổ chức nhằm quảng bá, tuyên dương các làng nghề truyền thống, nghệ nhân, thợ giỏi có sản phẩm tiêu biểu; giới thiệu các mô hình làng nghề, phố nghề độc đáo khắp cả nước; kết nối tiêu thụ các sản phẩm OCOP và đặc sản của các địa phương với kênh tiêu thụ truyền thống và hiện đại; thu hút đầu tư, khuyến khích phát triển tiềm năng văn hóa du lịch và ngành nghề nông thôn; khôi phục, phát triển nghề, phát huy bản sắc dân tộc; tăng cường liên kết chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ, phát triển sản phẩm bền vững, thân thiện với môi trường; tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm đạt giải Hội thi Sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam do Bộ NN-PTNT tổ chức hàng năm.

Hội chợ có sự tham gia của các sở NN-PTNT, văn phòng nông thôn mới, chi cục phát triển nông thôn, trung tâm khuyến nông, trung tâm XTTM các tỉnh, thành phố và các doanh nghiệp, HTX, các tổ hợp tác, các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm an toàn, các laàng nghề, phố nghề truyền thống đến từ 22 tỉnh, thành phố trong cả nước.

Khu trưng bày các sản phẩm OCOP tại hội chợ trước ngày khai mạc. Ảnh: Bùi Yến.

Hội chợ được tổ chức với quy mô 150 gian hàng tiêu chuẩn và 1.200m2 sàn trưng bày được thiết kế đặc biệt.

Để thuận tiện cho khách tham quan, giao dịch, gian hàng hội chợ được phân chia thành 3 khu vực riêng biệt, gồm: Gian hàng triển lãm chung, có diện tích 200m2, được bố trí tại khu vực trung tâm hội chợ với thiết kế, trang trí đặc biệt nhằm trưng bày, tôn vinh các làng nghề truyền thống như: Mỹ nghệ kim hoàn (vàng, bạc, đồng, khảm tam khí); gốm sứ, pha lê thuỷ tinh; điêu khắc chạm khảm từ đá, gỗ, sừng, sơn mài; mây song, tre nứa lá, maây tre đan; thêu, dệt thổ cẩm, lụa; trưng bày sản phẩm thủ công mỹ nghệ tiêu biểu đoạt giải tại các hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam do Bộ NN-PTNT tổ chức; trưng bày, tôn vinh các sản phẩm OCOP cấp quốc gia tiêu biểu được đánh giá 4 sao, 5 sao.

Khu gian hàng hội chợ gồm 150 gian hàng tiêu chuẩn và 900m2 sàn trưng bày được phân chia thành 6 phân khu gắn theo phân vùng kinh tế - xã hội, bao gồm: Vùng Trung du và Miền núi phía Bắc; ĐBSH; Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung; Tây Nguyên; Đông Nam Bộ và vùng ĐBSCL.

Trong mỗi phân khu sẽ bố trí khu vực gian hàng riêng để các địa phương, tổ chức, đơn vị trực tiếp trưng bày và giới thiệu sản phẩm; xây dựng không gian quảng bá, giới thiệu sản phẩm, văn hoá địa phương, trải nghiệm, thử nếm sản phẩm, đặc sản vùng miền.

Hội chợ là dịp hội tụ các sản phẩm thủ công mỹ nghệ đặc sắc, tôn vinh các làng nghề, nghệ nhân, thợ giỏi. Ảnh: NNVN.

Tại hội chợ, sẽ trưng bày nhiều mặt hàng nông lâm thủy hải sản, lương thực, thực phẩm, trái cây đặc sản vùng miền và hàng thủ công mỹ nghệ từ các làng nghề, phố nghề truyền thống trong cả nước. Sản phẩm tham gia trưng bày đều đảm bảo nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được bảo hộ chỉ dẫn địa lý, đạt tiêu chuẩn OCOP từ 3 sao trở lên, sản phẩm hữu cơ...

Trong khuôn khổ Hội chợ, sẽ diễn ra rất nhiều hoạt động, cụ thể: Lễ khai mạc hội chợ và trao giải Hội thi Sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2022 diễn ra từ 19 - 21h30 ngày 2/11 tại tòa nhà Triển lãm Nông nghiệp (số 489 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội).

Hội thảo Phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ, Sản phẩm OCOP và làng nghề diễn ra từ 8h30 - 11h30 ngày 3/11, với sự tham gia của gần 100 đại biểu.

Hội nghị tư vấn thiết kế mẫu mã bao bì sản phẩm OCOP và sản phẩm làng nghề phù hợp với nhu cầu thị trường diễn ra từ 13h30 - 16h30 ngày 3/11 với nội dung trao đổi về vai trò của bao bì, ý nghĩa và tầm quan trọng của bao bì trong sản xuất, kinh doanh; tư vấn về các thiết kế, mẫu mã bao bì sản phẩm làng nghề, sản phẩm OCOP phù hợp với nhu cầu của từng thị trường.

Ngoài ra, tổ chức đưa khoảng 1.000 nông dân, thợ thủ công, sinh viên các trường nông nghiệp thuộc các tỉnh, thành khu vực ĐBSH đến tham quan, học tập tại Hội chợ.

Hội thi Sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2020 (năm 2021, Hội thi tạm dừng do dịch Covid-19). Ảnh: Lê Bền.

Khu thao diễn nghề và biểu diễn nghệ thuật có quy mô 100m2, được trang trí đặc biệt với các hình ảnh tiêu biểu của làng quê Việt Nam. Ban tổ chức phối hợp với các địa phương, tổ chức, hiệp hội sẽ mời một số nghệ nhân tiêu biểu thao diễn tại chỗ một số nghề truyền thống như nghề gỗ mỹ nghệ, thêu, dệt lụa, nón lá, gốm, nghề đồng….

Bên cạnh đó, Ban tổ chức cũng mời một số nghệ nhân đạt giải tại Hội thi Sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2022 tham gia thao diễn, giới thiệu sản phẩm. Ngoài ra, một số địa phương sẽ tổ chức các chương trình giới thiệu văn hoá nghệ thuật đặc trưng trong suốt thời gian diễn ra hội chợ.

Vinh danh các nghệ nhân, thợ giỏi

Theo Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ NN-PTNT): Để tiếp tục động viên, khuyến khích, tôn vinh, phát huy ý tưởng sáng tạo của các nghệ nhân, thợ giỏi, nhà thiết kế hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam; tạo môi trường để các nghệ nhân, thợ giỏi giao lưu, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm, kết nối xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao giá trị sản phẩm góp phần vào việc bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và lan toả các giá trị truyền thống đến người dân, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ, ngay từ tháng 6/2022, Bộ NN-PTNT đã phát động Hội thi Sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2022 đến các nghệ nhân, thợ giỏi, nhà thiết kế, tổ chức, cá nhân, hiệp hội và cơ quan quản lý ở các địa phương.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam (ngoài cùng bên phải) thăm một cơ sở sản xuất gốm sứ. Ảnh: NNVN.

Ban tổ chức đã tiếp nhận được 364 sản phẩm của 190 tác giả, nhóm tác giả của cả 3 miền. Trong đó, miền Bắc 247 sản phẩm của 126 tác giả; miền Trung 32 sản phẩm của 15 tác giả; miền Nam là 85 sản phẩm của 49 tác giả.

Phân theo nhóm sản phẩm: Nhóm gốm sứ và thủy tinh 37 sản phẩm; nhóm dệt, thêu đan, móc 83 sản phẩm; nhóm mây, tre, lá 93 sản phẩm; nhóm sơn mài, khảm trai, gỗ mỹ nghệ 75 sản phẩm và nhóm khác là 76 sản phẩm (sừng, trai ốc, chạm khắc đá, kim khí; hoa, tranh…).

Để nâng cao chất lượng, sự công bằng và uy tín của Hội thi Sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2022, Ban tổ chức đã mời những người có trình độ, uy tín và kinh nghiệm trong các hoạt động văn hoá, nghệ thuật, mỹ thuật, tạo hình khác nhau tham gia Ban giám khảo. Hiện tại, Ban giám khảo đang tổ chức chấm các sản phẩm dự thi và dự kiến sẽ hoàn thành trước khi lễ khai mạc Festival Làng nghề Việt Nam năm 2022.

Khách tham quan các sản phẩm thủ công mỹ nghệ tại Hội chợ Làng nghề và Sản phẩm OCOP Việt Nam năm 2020. Ảnh: Lê Bền.

LÊ BỀN nongnghiep.vn

Tin mới

Tập đoàn ngoại nhắm Việt Nam làm trung tâm nuôi "nhân sâm động vật" của châu Á

Tập đoàn ngoại nhắm Việt Nam làm trung tâm nuôi "nhân sâm động vật" của châu Á

Tập đoàn Granja Fujikura mong muốn hợp tác nuôi chim cút tại Việt Nam, nhằm góp phần vào mục tiêu xuất khẩu nông sản 100 tỷ USD của nước ta.
Văn Phú – Đèo Cả đề xuất Đại lộ cảnh quan ven sông Hồng

Văn Phú – Đèo Cả đề xuất Đại lộ cảnh quan ven sông Hồng

Liên danh Công ty CP Phát triển Bất động sản Văn Phú và Tập đoàn Đèo Cả vừa đề xuất dự án “Đại lộ và cảnh quan ven sông Hồng” theo hình thức đối tác công tư (PPP), với chiều dài gần 40km, kéo dài từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở, đi qua 13 quận, huyện và 55 phường, xã.
Cây cũng biết hù dọa: 16 loài thực vật kỳ quái nhất thế giới

Cây cũng biết hù dọa: 16 loài thực vật kỳ quái nhất thế giới

Từ những bông hoa có hình dáng như trái tim rỉ máu đến loài cây phát ra mùi xác thối để thu hút côn trùng, thế giới thực vật kỳ quái hơn ta tưởng rất nhiều.

Tin bài khác

Lạng Sơn siết chặt quản lý vật tư nông nghiệp, đảm bảo vụ mùa thắng lợi

Lạng Sơn siết chặt quản lý vật tư nông nghiệp, đảm bảo vụ mùa thắng lợi

Hiện nay, tại nhiều khu vực trong tỉnh Lạng Sơn, bà con nông dân đang khẩn trương làm đất, gieo cấy cho vụ mùa. Nhằm đảm bảo vụ mùa đạt kết quả cao, các ngành chức năng đang tập trung tăng cường công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp (VTNN), góp phần hỗ trợ người dân sản xuất hiệu quả, an toàn.
Báo quốc tế: Cá cơm ít dần, nước mắm truyền thống Việt Nam đối mặt tương lai bất định

Báo quốc tế: Cá cơm ít dần, nước mắm truyền thống Việt Nam đối mặt tương lai bất định

Biến đổi khí hậu và tình trạng đánh bắt quá mức đang khiến cá cơm - nguyên liệu không thể thiếu để làm nước mắm truyền thống ngày càng khan hiếm. Tại làng Nam Ô (Đà Nẵng), những gia đình gắn bó với nghề mắm truyền thống qua nhiều thế hệ đang đối mặt với bài toán sinh tồn: Giữ nghề hay buông tay khi biển ngày một vắng cá.
Tìm lời giải cho bài toán khai thác đất bãi ven sông Hồng

Tìm lời giải cho bài toán khai thác đất bãi ven sông Hồng

Hà Nội sở hữu hơn 10.000ha đất bãi ven sông Hồng - vùng đất giàu tiềm năng phát triển nông nghiệp sinh thái, du lịch và không gian công cộng xanh. Thế nhưng, suốt nhiều năm qua, khu vực này vẫn đang bị lãng phí tiềm năng, sử dụng một cách tự phát, manh mún và thiếu định hướng. Đã đến lúc cần những chính sách đặc thù để đánh thức giá trị thật sự của khu vực này.
Xem thêm
Nhà vườn Phạm Huế: Đam mê cây xanh và triết lý “chung một cội nguồn”

Nhà vườn Phạm Huế: Đam mê cây xanh và triết lý “chung một cội nguồn”

Chủ nhà vườn Phạm Huế không chỉ tạo tác cây cảnh, mà còn nuôi dưỡng một tình yêu bền bỉ với thiên nhiên, với nghệ thuật và với cội nguồn gia đình.
Nhà vườn An Hiên: "Tinh hoa đệ nhất nhà vườn" xứ Huế

Nhà vườn An Hiên: "Tinh hoa đệ nhất nhà vườn" xứ Huế

Nằm yên ả bên bờ bắc sông Hương, nhà vườn An Hiên từ lâu được mệnh danh là “tinh hoa đệ nhất nhà vườn" xứ Huế.
Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Nghệ nhân Vũ Xuân Lành (biệt danh “Gã Đầu Bạc”) vừa hoàn thành việc di dời cây sanh cổ thụ gần 100 năm tuổi từ An Giang về Hà Nội.
Người xưa dạy: Chọn cây hợp mệnh để giữ khí nhà, vượng tài, an thân

Người xưa dạy: Chọn cây hợp mệnh để giữ khí nhà, vượng tài, an thân

Chọn cây hợp mệnh không chỉ giúp “phúc khí đầy nhà, tài lộc vào cửa” mà còn tạo nên thế vượng bền vững cho gia đạo.
Người xưa dặn con cháu nên trồng 3 loại cây này ở hướng Thanh Long

Người xưa dặn con cháu nên trồng 3 loại cây này ở hướng Thanh Long

Trong truyền thống Á Đông, mỗi loại cây, mỗi vị trí trồng trong sân vườn đều mang theo một triết lý phong thủy sâu sắc.
Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân đã có những chia sẻ với Tạp chí Việt Nam hương sắc về tác phẩm xanh quê cổ thụ “Nam Tào Bắc Đẩu” có tuổi đời hơn 100 năm.
Từ chiếc lá tưởng như bỏ đi, nữ nhân viên văn phòng khởi nghiệp với nước rửa chén sinh học

Từ chiếc lá tưởng như bỏ đi, nữ nhân viên văn phòng khởi nghiệp với nước rửa chén sinh học

Chị Âu Chúc Mai (Kiên Giang) quyết định khởi nghiệp với sản phẩm nước rửa chén sinh học lên men từ... lá ổi, loại lá vốn bị xem là phế phẩm trong vườn nhà.
Giữ hồn đá cổ, tôn vinh bonsai nghệ thuật tại khu vườn của nghệ nhân Hưng Yên

Giữ hồn đá cổ, tôn vinh bonsai nghệ thuật tại khu vườn của nghệ nhân Hưng Yên

Khu vườn của nghệ nhân Chử Minh Nghiệp ở Văn Giang (Hưng Yên) là không gian hoài cổ độc đáo, nơi hội tụ bonsai nghệ thuật và hàng trăm hiện vật đá cổ quý hiếm.
"Đất lành chim đậu" và 4 loài vật mang lại may mắn khi xuất hiện tình cờ trong nhà

"Đất lành chim đậu" và 4 loài vật mang lại may mắn khi xuất hiện tình cờ trong nhà

Không phải ngẫu nhiên mà tổ tiên ta đúc kết câu “đất lành chim đậu” – một câu thành ngữ ngắn gọn nhưng hàm chứa triết lý sống, triết lý ứng xử với thiên nhiên.
Ba nông dân đổi đời "trồng ra bạc tỷ" khi chuyển đổi cây trồng

Ba nông dân đổi đời "trồng ra bạc tỷ" khi chuyển đổi cây trồng

Không ít người trong số đó đã “trồng ra bạc tỷ” từ những loại cây tưởng chừng dân dã, ít ai ngờ tới.
Cập nhật quy định kiểm dịch: Thông tư số 28/2025/TT-BNNMT có hiệu lực từ ngày 1/7/2025

Cập nhật quy định kiểm dịch: Thông tư số 28/2025/TT-BNNMT có hiệu lực từ ngày 1/7/2025

Từ ngày 1/7/2025, Thông tư số 28/2025/TT-BNNMT của Bộ Nông nghiệp và Môi trường chính thức có hiệu lực, thay đổi quy trình kiểm dịch sản phẩm động vật nhập khẩu
Sửa đổi quy trình đánh giá sản phẩm OCOP theo Quyết định 1489/QĐ-TTg mới nhất

Sửa đổi quy trình đánh giá sản phẩm OCOP theo Quyết định 1489/QĐ-TTg mới nhất

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 6/7/2025 sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quyết định số 148/QĐ-TTg.
Thay đổi đơn vị hành chính: Doanh nghiệp cần cập nhật để không bị gián đoạn hoạt động

Thay đổi đơn vị hành chính: Doanh nghiệp cần cập nhật để không bị gián đoạn hoạt động

Việc chuyển đổi từ đơn vị hành chính ba cấp sang hai cấp đang đặt ra những thử thách chưa từng có cho doanh nghiệp trên nhiều lĩnh vực. Không chỉ gây ra
Vì sao nhiều người trồng cây cảnh được một thời gian là cây héo chết?

Vì sao nhiều người trồng cây cảnh được một thời gian là cây héo chết?

Nhiều người yêu thích cây cảnh nhưng lại gặp phải tình trạng chung: trồng cây nào, cây đó héo úa hoặc chết sau một thời gian ngắn.
Hướng dẫn cập nhật địa chỉ người nộp thuế theo địa giới hành chính mới

Hướng dẫn cập nhật địa chỉ người nộp thuế theo địa giới hành chính mới

Việc điều chỉnh địa giới hành chính đang khiến nhiều người nộp thuế bối rối khi địa chỉ trên hóa đơn không trùng với giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Bắp cải tí hon: Giống rau "ngoại" đắt đỏ luôn bán chạy tại siêu thị Việt

Bắp cải tí hon: Giống rau "ngoại" đắt đỏ luôn bán chạy tại siêu thị Việt

Trong vài năm gần đây, bắp cải tí hon xuất hiện ngày càng nhiều trong các siêu thị cao cấp, nhà hàng ẩm thực phương Tây tại Việt Nam với giá dao động từ 180.000
Loại quả khổng lồ này đang là điểm nhấn thú vị của du lịch sáng tạo tại Đà Lạt

Loại quả khổng lồ này đang là điểm nhấn thú vị của du lịch sáng tạo tại Đà Lạt

Với kích thước có thể lên tới hàng trăm ký mỗi quả, bí ngô khổng lồ không chỉ là loại nông sản gây tò mò mà còn trở thành điểm nhấn du lịch độc đáo tại Đà Lạt.
Chanh ngón tay: loại chanh đắt nhất thế giới, giới nhà giàu Việt vẫn tranh nhau đặt mua

Chanh ngón tay: loại chanh đắt nhất thế giới, giới nhà giàu Việt vẫn tranh nhau đặt mua

Chanh ngón tay (Finger Lime), hay còn gọi là chanh móng tay, là một trong những loại trái cây độc đáo và đắt đỏ bậc nhất trong họ cam chanh.
Công ty Môi Trường Xanh trúng hàng loạt gói thầu chăm sóc cây xanh tại nhiều địa phương

Công ty Môi Trường Xanh trúng hàng loạt gói thầu chăm sóc cây xanh tại nhiều địa phương

Công ty Môi Trường Xanh với vai trò liên danh hay độc lập luôn tham gia và trúng nhiều dự án, gói thầu duy trì, chăm sóc cảnh quan, cây xanh đô thị.
Sầu riêng vươn đất đồi, hai nông dân đổi đời

Sầu riêng vươn đất đồi, hai nông dân đổi đời

Từng đối mặt với khó khăn vì địa hình đồi dốc, đất đá cằn cỗi, nhưng hai nông dân ở Đồng Nai và Lâm Đồng đã tìm thấy cơ hội làm giàu nhờ cây sầu riêng.
Nghề làm bánh đa nem Thổ Hà được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghề làm bánh đa nem Thổ Hà được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghề làm bánh đa nem Thổ Hà đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia từ ngày 27/6/2025.
Những loại cây trồng quanh nhà “gắn liền phúc khí”, dân gian cho rằng không nên chặt bỏ

Những loại cây trồng quanh nhà “gắn liền phúc khí”, dân gian cho rằng không nên chặt bỏ

Theo quan niệm dân gian, những loại cây sau đây nếu đã bén rễ lâu năm trong vườn nhà thì nên giữ lại, bởi chặt bỏ đôi khi dễ dẫn tới xáo trộn về phong thủy.
Thiên đường sen và thung lũng hoa giữa lòng Thủ đô

Thiên đường sen và thung lũng hoa giữa lòng Thủ đô

Điều khiến Hồ Tây trở nên đặc biệt hơn cả, chính là cảnh sắc bốn mùa thay đổi, mà nổi bật nhất là mùa sen tháng sáu và thung lũng hoa nở rộ quanh năm.
Không gian xanh đô thị: Cây - hoa cảnh có thể làm nên một thành phố đẹp đến mức nào?

Không gian xanh đô thị: Cây - hoa cảnh có thể làm nên một thành phố đẹp đến mức nào?

Công viên Thống Nhất (tên cũ là công viên Lê-nin) không chỉ là điểm vui chơi, giải trí quen thuộc, mà còn là một mô hình sinh thái thực vật cảnh tiêu biểu.
Lá phổi sinh thái mang tên Công viên Thực vật cảnh Việt Nam

Lá phổi sinh thái mang tên Công viên Thực vật cảnh Việt Nam

Công viên Thực vật cảnh Việt Nam (Thanh Trì, Hà Nội) là nơi lưu giữ hơn 2.000 loài cây cảnh quý.
Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Nghệ nhân Vũ Xuân Lành (biệt danh “Gã Đầu Bạc”) vừa hoàn thành việc di dời cây sanh cổ thụ gần 100 năm tuổi từ An Giang về Hà Nội.
Xem thêm
Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân đã có những chia sẻ với Tạp chí Việt Nam hương sắc về tác phẩm xanh quê cổ thụ “Nam Tào Bắc Đẩu” có tuổi đời hơn 100 năm.
Xem thêm
Hướng dẫn quy trình nuôi động vật hoang dã đúng pháp luật và đầy đủ thủ tục

Hướng dẫn quy trình nuôi động vật hoang dã đúng pháp luật và đầy đủ thủ tục

Việc nuôi động vật hoang dã, đặc biệt là các loài quý hiếm, đang được quy định chặt chẽ theo Nghị định 06/2019/NĐ-CP và Nghị định 84/2021/NĐ-CP.
Xem thêm
Nghe nghệ nhân Dũng Coca chỉ cách khai thác duối tự nhiên về làm cảnh

Nghe nghệ nhân Dũng Coca chỉ cách khai thác duối tự nhiên về làm cảnh

Nghệ nhân Dũng Coca - người có hàng chục năm gắn bó với duối cảnh, đã chia sẻ cách khai thác, tuyển chọn và “thổi hồn” vào những gốc duối tự nhiên.
Xem thêm
Ngắm dàn bonsai "mọc ngược" độc lạ của nghệ nhân xứ Quảng

Ngắm dàn bonsai "mọc ngược" độc lạ của nghệ nhân xứ Quảng

Tại Quảng Nam có một "dị nhân" trồng cây cảnh “quái dị”, một cách chơi khác biệt, độc đáo và được giới cây cảnh gọi là “bonsai ngược”.
Xem thêm