Những nguyên tắc VÀNG bón NPK cho cây cảnh, bonsai
Các loại cây cảnh, bonsai không những cần dinh dưỡng để sinh trưởng khỏe mạnh, mà còn cần dưỡng chất cân đối để lá luôn xanh, hoa luôn rực rỡ và không phá hỏng dáng vóc đẹp mà người làm vườn mong muốn. Vì vậy, cần bổ sung bón NPK cho cây cảnh theo một công thức chuẩn chỉnh để đảm bảo cây luôn tươi tốt và xanh mượt nhất.
Vậy khi bón NPK cho cây cảnh cần lưu ý điều gì? Đâu là cách bón NPK cho cây cảnh chuẩn nhất? Hãy ghi nhớ những nguyên tắc VÀNG sau đây!
ĐÚNG
Đúng thời điểm
- Mùa xuân hè các loại hoa, cây cảnh sinh trưởng nhanh có thể bón nhiều phân, 1-2 tuần bón 1 lần.
- Mùa thu cây sinh trưởng chậm nên bón ít, 2-3 tuần bón 1 lần.
- Sang mùa đông, cây không phát triển nhiều nên có thể hạn chế việc bón phân
Đối với các thời điểm trong ngày, hãy chú ý bón phân vào sáng sớm hoặc chiều tối, khi độ ẩm trong không khí lớn, thời tiết mát mẻ sẽ giúp cây dễ dàng hấp thụ các chất dinh dưỡng trong đất hơn.
Đúng chủng loại
Đạm cần cho cành lá, lân cần cho rễ và kali cần cho hoa. Tùy vào loại cây cảnh và thời kỳ phát triển của cây mà bạn nên chọn tỉ lệ các thành phần thích hợp cho cây cảnh của mình.
Chẳng hạn như khi cây còn nhỏ, bắt đầu phát triển rễ, nên chọn dòng phân NPK có hàm lượng lân lớn. Giai đoạn cây mọc chồi, thay lá, nên chọn phân NPK có hàm lượng đạm lớn. Và khi cây bắt đầu ra hoa, bón thêm Kali cho cây sẽ giúp hoa nở to với màu sắc rực rỡ hơn.
Đúng liều lượng
Đối với cây cảnh (chỉ có cành lá) chỉ nên bón lượng vừa đủ. Không nên bón nhiều như cây cảnh có hoa, bởi cây sẽ rất dễ mất dáng nếu thừa dưỡng chất hoặc dưỡng chất không cân đối.
Riêng với các loại hoa, mặc dù cần nhiều dưỡng chất nhưng chúng chỉ ưa những nguồn dinh dưỡng dễ tiêu với nồng độ thấp. Vì vậy khi bón NPK cho cây cảnh có hoa cần pha thật loãng với nước hoặc bón dưới dạng phun sương qua lá.
Đúng tỷ lệ
Tuỳ theo loại phân thương phẩm dùng để bón, hàm lượng nguyên chất và khối lượng đất trong chậu mà ta tính được tỷ lệ và giới hạn phân bón hợp lý cho chậu cảnh của mình.
NHIỀU
Bón NPK cho cây cảnh cần lưu ý bón nhiều ở các thời điểm sau:
- Bón nhiều lần khi cây vàng, cây yếu cần bổ sung dinh dưỡng (lưu ý chia làm nhiều lần bón, bón thường xuyên để cây hấp thụ từ từ. Tránh bón với lượng lớn trong một lần khiến cây sốc dinh dưỡng và dễ bị chết yểu)
- Bón trước khi cây nảy chồi, thay lá mới bởi đây là thời điểm cây cảnh cần một lượng dinh dưỡng lớn để sinh trưởng.
- Bón khi cây chuẩn bị ra nụ hoa để chuẩn bị năng lượng cho sự bung nở của những bông hoa xinh đẹp.
- Bón sau khi cây cho hoa và đã tàn.
KHÔNG
Phân bón cây cảnh không những phải đáp ứng yêu cầu giúp cây luôn phát triển khỏe mạnh, tránh xa sâu bệnh mà còn cần giữ cho dáng cây luôn đẹp nhất, ra nhiều hoa hoặc thậm chí đậu nhiều quả. Để đạt được điều này, không phải cứ bón càng nhiều phân càng tốt.
Theo nguyên tắc KHÔNG trong các trường hợp sau:
- Không bón khi cây đang gặp sâu bệnh gây hại, cần giải quyết triệt để sâu bệnh mới tiến hành bón phân
- Không bón khi cây đang trong giai đoạn hoa nở rộ
- Không bón vào ngày mưa bão hoặc ngày nắng gắt, khô hạn
- Không bón khi cây vừa trồng xuống đất, vừa chuyển chậu hoặc khi cây có dấu hiệu mọc cao vống. Nếu bón thêm phân NPK trong trường hợp này sẽ khiến cây phát triển bất thường, phá vỡ hoàn toàn dáng cây ban đầu.
KỴ
Kỵ bón phân đặc
Cây cảnh cũng giống như con người, nếu ăn quá nhiều cùng một lúc sẽ bị đầy bụng, chướng bụng, quá tải dưỡng chất, tệ hơn là ngộ độc thức ăn. Phân NPK đậm đặc không hề tốt cho cây cảnh, khi bón cần lưu ý pha thật loãng với nước và bón nhiều lần với lượng vừa đủ.
Kỵ phân dính rễ
Bón phân NPK cho cây cảnh kỵ nhất là bón trực tiếp vào gốc và để cho phân tiếp xúc với rễ non. NPK cần phải được ngăn cách với rễ cây bằng một lớp đất vừa đủ khi bón lót. Hoặc tưới xung quanh gốc khi tiến hành bón thúc.
Nếu tiếp xúc trực tiếp với phân vô cơ, rễ sẽ bị xót và khả năng cao cây sẽ chết ngay từ những ngày đầu được gieo vào đất. Nếu may mắn sống sót, cây cũng sẽ gặp nấm bệnh, về lâu về dài rất dễ gây ra bệnh vàng lá, thối rễ.
Kỵ phân chuồng tươi, phân hữu cơ chưa qua xử lý
Bón NPK cho cây cảnh cần thiết cho những giai đoạn phát triển vượt bậc của cây như kích rễ, mọc chồi, đơm hoa. Tuy nhiên nhược điểm của phân NPK, cũng như tất cả các loại phân vô cơ khác là khiến đất bị bạc màu, chai cứng sau một thời gian dài bón vào đất. Vì vậy, về lâu dài, nên kết hợp bón phân NPK với các loại phân hữu cơ để phục hồi đất.
Tuy nhiên, cây cảnh kỵ phân chuồng tươi và dị ứng với các loại phân hữu cơ chưa qua xử lý. Chúng dễ gây nấm bệnh cho cây cảnh nếu chưa được hoai mục hoàn toàn. Mặt khác gây mất vệ sinh khi bón cho các chậu cây cảnh ngay trước sân nhà. Do đó, nên ưu tiên lựa chọn các dòng phân hữu cơ đã được xử lý bằng công nghệ tiên tiến và đóng gói an toàn.
Chăm sóc cây cảnh không dễ như bạn tưởng, nhưng chắc chắn sẽ dễ dàng hơn khi bạn nắm vững trong lòng bàn tay những nguyên tắc VÀNG trong bón NPK cho cây cảnh kể trên.
Thành quả khi chúng ta bón phân đúng cách
Chúc quý vị và các bạn áp dụng thành công khi chứng kiến những cây cảnh, Bonsai của mình luôn xanh tốt, lá mượt quanh năm.
Khánh Huyền tổng hợp
Tin mới


Đồng Tháp: Biến phế phẩm thành tài nguyên, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Xây dựng Đề án trồng trọt giảm phát thải: Hướng đi bài bản vì mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030
Tin bài khác

Nông nghiệp Bắc Ninh: Hướng tới tương lai xanh bền vững

Hội Nông dân TP. Hải Phòng: Đẩy mạnh chuyển đổi số trong nông nghiệp

Hội nghị toàn quốc đánh giá kết quả xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021–2025
Đọc nhiều

Nhà vườn Phạm Huế: Đam mê cây xanh và triết lý “chung một cội nguồn”

Nhà vườn An Hiên: "Tinh hoa đệ nhất nhà vườn" xứ Huế

Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Người xưa dạy: Chọn cây hợp mệnh để giữ khí nhà, vượng tài, an thân

Người xưa dặn con cháu nên trồng 3 loại cây này ở hướng Thanh Long

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Từ chiếc lá tưởng như bỏ đi, nữ nhân viên văn phòng khởi nghiệp với nước rửa chén sinh học

Giữ hồn đá cổ, tôn vinh bonsai nghệ thuật tại khu vườn của nghệ nhân Hưng Yên

"Đất lành chim đậu" và 4 loài vật mang lại may mắn khi xuất hiện tình cờ trong nhà

Ba nông dân đổi đời "trồng ra bạc tỷ" khi chuyển đổi cây trồng

Cập nhật quy định kiểm dịch: Thông tư số 28/2025/TT-BNNMT có hiệu lực từ ngày 1/7/2025

Sửa đổi quy trình đánh giá sản phẩm OCOP theo Quyết định 1489/QĐ-TTg mới nhất

Thay đổi đơn vị hành chính: Doanh nghiệp cần cập nhật để không bị gián đoạn hoạt động

Vì sao nhiều người trồng cây cảnh được một thời gian là cây héo chết?

Hướng dẫn cập nhật địa chỉ người nộp thuế theo địa giới hành chính mới

Văn Phú – Đèo Cả đề xuất Đại lộ cảnh quan ven sông Hồng

Lạng Sơn siết chặt quản lý vật tư nông nghiệp, đảm bảo vụ mùa thắng lợi

Cây cũng biết hù dọa: 16 loài thực vật kỳ quái nhất thế giới

Báo quốc tế: Cá cơm ít dần, nước mắm truyền thống Việt Nam đối mặt tương lai bất định

Tìm lời giải cho bài toán khai thác đất bãi ven sông Hồng

Bắp cải tí hon: Giống rau "ngoại" đắt đỏ luôn bán chạy tại siêu thị Việt

Loại quả khổng lồ này đang là điểm nhấn thú vị của du lịch sáng tạo tại Đà Lạt

Chanh ngón tay: loại chanh đắt nhất thế giới, giới nhà giàu Việt vẫn tranh nhau đặt mua

Công ty Môi Trường Xanh trúng hàng loạt gói thầu chăm sóc cây xanh tại nhiều địa phương

Sầu riêng vươn đất đồi, hai nông dân đổi đời

Nghề làm bánh đa nem Thổ Hà được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Những loại cây trồng quanh nhà “gắn liền phúc khí”, dân gian cho rằng không nên chặt bỏ

Thiên đường sen và thung lũng hoa giữa lòng Thủ đô

Không gian xanh đô thị: Cây - hoa cảnh có thể làm nên một thành phố đẹp đến mức nào?

Lá phổi sinh thái mang tên Công viên Thực vật cảnh Việt Nam

Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Hướng dẫn quy trình nuôi động vật hoang dã đúng pháp luật và đầy đủ thủ tục

Nghe nghệ nhân Dũng Coca chỉ cách khai thác duối tự nhiên về làm cảnh
