Xử lý rơm, rạ bằng chế phẩm sinh học bảo vệ môi trường và hệ sinh thái tại Hà Tĩnh
VNHS – Tình trạng đốt rơm, rạ sau thu hoạch mùa không chỉ gây khói bụi ô nhiễm môi trường và hệ sinh thái mà còn cản trở giao thông, đôi khi gây ra những hậu quả rất đáng tiếc. Để giải quyết thực trang đó, Hà Tĩnh hướng dẫn người dân sử dụng chế phẩm sinh học tạo rất nhiều lợi ích, bảo vệ môi trường hệ sinh thái và sức khỏe người dân.
Tác hại của việc đốt rơm rạ và các phụ phẩm nông nghiệp
Cứ sau mỗi vụ thu hoạch lúa người dân ở Hà Tĩnh có thói quen đốt rơm, gốc rạ và rác ngay trên đồng ruộng gây ô nhiếm môi trường do khói bụi gây ra, không những vậy và khói gây giảm, cản trở tầm nhìn của người tham gia giao thông.
Hành động đốt rơm rạ không những gây ra hậu quả có thể thấy trước mắt như ô nhiễm không khí và khói, gia tăng nhiệt độ cục bộ mà còn có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng về lâu dài do nguy cơ phát sinh các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ, tồn tại bền vững trong môi trường.
Khói rơm rạ có tính cay, làm chảy nước mắt, gây kích thích phản ứng ở họng, khiến người hít khói rơm rạ dễ bị ho, hắt hơi, ngạt thở... Khói do đốt rơm rạ thường cháy không thành ngọn lửa nên sinh ra rất nhiều khí CO, đây là loại khí rất độc.
Ngoài ra việc đốt rơm rạ của bà con nông dân ngay trên đồng ruộng dẫn đến các chất hữu cơ trong rơm rạ sau bị đốt biến thành các chất vô cơ, làm cho đồng ruộng bị khô. Đất bị chai cứng gây mất cân bằng hệ sinh thái đất cũng như các sinh vật trên ruộng…
Được biết, hiện nay trên toàn tỉnh Hà Tĩnh đã thu hoạch hơn 60% diện tích lúa hè thu, như huyện Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, Can Lộc… Một số huyện đang bước vào mùa thu hoạch. Thời tiết thuận lợi bà con nông dân tranh thủ huy động nhân lực, máy móc, phương tiện đẩy nhanh tiến độ thu hoạch. Tranh thủ thời tiết thuận lợi, tận dụng các điều kiện để tập trung phơi, sấy, chống thất thoát sau thu hoạch, đảm bảo chất lượng lúa gạo.
Xử lý rơm rạ bằng chế phẩm sinh học mang lại nhiều lợi ích
Để giải quyết tình trạng sau thu hoạch mùa bà con nông dân đốt rơm rạ thì Hội nông dân tỉnh Hà Tĩnh cũng đã đưa ra giải pháp, về việc xử lý rơm rạ trên đồng ruộng sau thu hoạch nhằm hạn chế khói bụi, gây ô nhiễm môi trường, tránh lãng phí tài nguyên. Thực hiện theo hướng dẫn, Hội Nông dân các cấp tại Hà Tĩnh đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân sử dụng chế phẩm để xử lý thành phân bón, góp phần giảm chi phí sản xuất; nâng cao trách nhiệm của nông dân trong bảo vệ môi trường nông thôn.
Hội Nông dân các huyện phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Trung Tâm ứng dụng và Chuyển giao Khoa học Kỷ thuật, chủ động tổ chức hướng dẫn bà còn sử dụng chế phẩm sinh học vi sinh để xử lý rơm, rạ tại các chân ruộng. Theo các chuyên gia phân tích, cách làm này sẽ làm cho rơm, rạ phân hủy nhanh thành các chất dễ hấp thụ cho cây lúa, tạo độ tơi xốp cho đất, cây trồng vụ tiếp theo dễ hấp thụ ôxy.
Theo đó, việc xử lý rơm ra được thực hiện theo hai phương pháp cơ bản. Phương pháp thứ nhất sử dụng chế phẩm để tiêu hủy gốc rơm rạ tại chân ruộng. Về phương pháp này, theo hướng dẫn, chỉ cần sử dụng 1 – 3kg chế phẩm Lacto Powder T/1 sào, rải đều lên mặt ruộng, sau đó cho máy cày xới đất, đập dập gốc rạ, tháo nước vào, lượng nước cho vào chân giao động tốt nhất từ 3 – 5cm, rồi ủ ruộng từ 7 – 10 ngày mới tiến hành bừa cấy. Ngoài ra, có thể xử lý rơm thành phân hữu cơ ngay tại nhà bằng cách xử lý, rải một lớp rơm khô, rắc một lớp chế phẩm, rồi tưới một lượng nước vừa phải để tăng độ ẩm, tạo điều kiện cho vi sinh phát triển, tạo cho đất màu mỡ phì nhiêu và cân bằng hệ sinh thái trên đồng ruộng.
đã mang lại hiệu quả cao cho bà con nông dân
Việc sử dụng chế phẩm sinh học để xử lý rơm, rạ sau thu hoạch giúp bà con thuận tiện hơn trong quá trình sản xuất, tạo nguồn phân hữu cơ tại chỗ, đồng thời chế phẩm còn bổ sung vi sinh vật có lợi cho đất, hạ phèn và giải độc hữu hiệu. Mặt khác, sử dụng chế phẩm để xử lý còn góp phần khắc phục tình trạng đốt chân rơm gây ô nhiễm môi trường - Một trong những vấn đề khiến dư luận bất bình mỗi khi bước vào cao điểm mùa thu hoạch lúa.
Xuân Bắc – Quang Toản
Tin mới


Từ Sơn Garden City: Không gian sống xanh đẳng cấp nơi phồn vinh Kinh Bắc

Không gian xanh – Sống chậm giữa thời đại nhanh
Tin bài khác

Tập đoàn Flamingo Holdings: Phát triển nhiều dự án không gian xanh

EcoBambu: Kiến tạo hệ sinh thái xanh từ cây tre Việt

Kim Đô Policity: Khu Đô thị sinh thái đáng sống tại Bắc Ninh
Đọc nhiều

Nhà vườn Phạm Huế: Đam mê cây xanh và triết lý “chung một cội nguồn”

Nhà vườn An Hiên: "Tinh hoa đệ nhất nhà vườn" xứ Huế

Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Người xưa dạy: Chọn cây hợp mệnh để giữ khí nhà, vượng tài, an thân

Người xưa dặn con cháu nên trồng 3 loại cây này ở hướng Thanh Long

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Từ chiếc lá tưởng như bỏ đi, nữ nhân viên văn phòng khởi nghiệp với nước rửa chén sinh học

Giữ hồn đá cổ, tôn vinh bonsai nghệ thuật tại khu vườn của nghệ nhân Hưng Yên

"Đất lành chim đậu" và 4 loài vật mang lại may mắn khi xuất hiện tình cờ trong nhà

Ba nông dân đổi đời "trồng ra bạc tỷ" khi chuyển đổi cây trồng

Cập nhật quy định kiểm dịch: Thông tư số 28/2025/TT-BNNMT có hiệu lực từ ngày 1/7/2025

Sửa đổi quy trình đánh giá sản phẩm OCOP theo Quyết định 1489/QĐ-TTg mới nhất

Thay đổi đơn vị hành chính: Doanh nghiệp cần cập nhật để không bị gián đoạn hoạt động

Vì sao nhiều người trồng cây cảnh được một thời gian là cây héo chết?

Hướng dẫn cập nhật địa chỉ người nộp thuế theo địa giới hành chính mới

Văn Phú – Đèo Cả đề xuất Đại lộ cảnh quan ven sông Hồng

Lạng Sơn siết chặt quản lý vật tư nông nghiệp, đảm bảo vụ mùa thắng lợi

Cây cũng biết hù dọa: 16 loài thực vật kỳ quái nhất thế giới

Báo quốc tế: Cá cơm ít dần, nước mắm truyền thống Việt Nam đối mặt tương lai bất định

Tìm lời giải cho bài toán khai thác đất bãi ven sông Hồng

Bắp cải tí hon: Giống rau "ngoại" đắt đỏ luôn bán chạy tại siêu thị Việt

Loại quả khổng lồ này đang là điểm nhấn thú vị của du lịch sáng tạo tại Đà Lạt

Chanh ngón tay: loại chanh đắt nhất thế giới, giới nhà giàu Việt vẫn tranh nhau đặt mua

Công ty Môi Trường Xanh trúng hàng loạt gói thầu chăm sóc cây xanh tại nhiều địa phương

Sầu riêng vươn đất đồi, hai nông dân đổi đời

Nghề làm bánh đa nem Thổ Hà được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Những loại cây trồng quanh nhà “gắn liền phúc khí”, dân gian cho rằng không nên chặt bỏ

Thiên đường sen và thung lũng hoa giữa lòng Thủ đô

Không gian xanh đô thị: Cây - hoa cảnh có thể làm nên một thành phố đẹp đến mức nào?

Lá phổi sinh thái mang tên Công viên Thực vật cảnh Việt Nam

Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Hướng dẫn quy trình nuôi động vật hoang dã đúng pháp luật và đầy đủ thủ tục

Nghe nghệ nhân Dũng Coca chỉ cách khai thác duối tự nhiên về làm cảnh
