Bảo tồn nguồn gen và phát triển dược liệu quý dưới tán rừng xanh
Chính vì vậy, những năm gần đây các chủ rừng ở huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh cùng người dân tích cực trồng cây thiên niên Kiện dưới tán rừng già nguyên sinh, rừng tự nhiên, rừng trồng không chỉ góp phần mang lại hiệu quả kinh tế mà còn bảo về về phát triển trừng đồng thời bảo tồn được nguồn gen dược liệu quý, hiếm.
Cây thiên niên kiện tên khoa học (Homalomena accubta) cây thảo dược sống lâu năm nhờ thân rễ mập, bò dài, khi bẻ ngang có xơ như kim. Lá mọc từ thân rễ, phiến lá sáng bóng, dài tới 30cm, có 3 cặp gân gốc, 7-9 cặp gân phụ. Cụm hoa là những bông mo có màu xanh, dài 4-6cm, không rụng; buồng 3-4cm, ngắn hơn mo; bầu chứa nhiều noãn. Loài cây này có vị cay, đắng, tính ấm, mùi thơm, chứa một hàm lượng lớn các chất có tác dụng giảm đau và các loại tinh dầu.
Bảo tồn nguồn gen và phát triển dược liệu quý, dưới tán rừng tạo sinh kế cho người dân. Nâng cao hiệu quả kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo.
Được biết, cây dược liệu này phù hợp với khí hậu nóng ẩm ở mảnh đất miền núi Hương Sơn. Đây cũng là giống cây dược liệu từng sinh trưởng trong điều kiện tự nhiên ở rừng sâu, trước đây là nguồn thu nhập chính của nhiều hộ dân vùng biên giới.
Hộ ông Nguyễn Đăng Điểu ở xã Sơn Kim I, huyện Hương Sơn cho biết: Cây thiên Niên kiện là loài dược liệu quý, vốn mọc hoang dã ở những cánh rừng sâu biên giới Hương Sơn. Người dân bản địa thường gọi là cây sắn sục, trước đây, loài cây này được người dân vào rừng thu hái, bán cho các thương lái thu mua về làm dược liệu. Do thu hái cạn kiệt dẫn đến nguồn nguyên liệu nguy cơ tuyệt chủng. Nhờ chính sách hỗ trợ, người dân phấn khởi hưởng ứng trồng cây. Đây cũng là cách làm hướng đến bảo vệ rừng và mang lại kinh tế bền vững cho người dân bản địa.
Nay được đơn vị cung cấp giống cây trồng ngoài hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật trồng dược liệu, còn cam kết đầu ra, bao tiêu sản phẩm. Đến nay hơn 20ha diện tích rừng nguyên sinh được gia đình trồng xen kẽ cây dược liệu đang phát triển tốt.
Hiện Nay, toàn xã Sơn Kim 1 trồng trên 300ha diện tích cây dược liệu dưới tán rừng. Đặc biệt tại tiểu khu 68, hàng chục ha cây thiên niên hiện đang phát triển tốt tươi, trở thành cây “chiến lược” phát triển lâu dài của người dân miền núi. Đây là điều phấn khởi khởi với bà con miền núi, không chỉ mang lại lợi ích kinh tế bền vững mà còn được hỗ trợ nhiều chính sách chính sách về bảo tồn và phát triển cây dược liệu.
Tạo sinh kế cho người dân giảm nghèo
Với nỗ lực xây dựng chính sách phù hợp để khuyến khích người dân tham gia bảo vệ rừng, trên cơ sở hướng dẫn người dân khai thác hợp lý và trồng dược liệu dưới tán rừng. Vì vậy, mỗi ha người dân được hỗ trợ 10 triệu đồng từ nguồn hỗ trợ theo Nghị quyết số 51/2021/NQ – HĐND của HĐND tỉnh Hà Tĩnh ngày 16/12/2021 về “Quy định chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn Hà Tĩnh giai đoạn 2022 – 2025.
![]() |
Người dân phấn khởi chăm sóc cây dược liệu đồng thời mở rộng diện tích trồng nhằm nâng cao thu nhập |
Bên cạnh đó, đơn vị cung cấp giống cây thảo dược ngoài hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật trồng dược liệu, còn cam kết đầu ra, bao tiêu sản phẩm.
“Hiện tại đơn vị đã cung ứng gần 2 triệu cây với diện tích khoảng gần 1.000ha, chủ yếu ở 5 xã như Sơn Kim 1, Sơn Kim 2, Sơn Hồng, Sơn Lĩnh. Đây là loài dược liệu quý, tỏa ra mùi thơm đặc trưng. Người dân biết tận dụng, khai thác dưới tán rừng nguyên sinh sẽ phát triển kinh tế không thua kém rừng sản xuất. Đặc biệt từ năm thứ 3 đã có thu hoạch, mang về lợi ích kinh tế bền vững”, ông Tuấn nói.
Theo tính toán, cây thiên niên kiện sẽ cho thu hoạch từ 3-5 năm kể từ khi trồng (thu hoạch thân, củ). Khi thu hoạch 1ha thiên niên kiện thu nhập dao động từ 45 – 50 triệu đồng, cao hơn nhiều so với nhiều loại cây trồng khác. Bên cạnh đó chi phí trồng thiên niên kiện khá rẻ, cho thu hoạch từ năm này đến năm khác.
Hạt Trưởng Hạt Kiểm lâm Hương Sơn – ông Lê Ngọc Danh cho biết, không chỉ đạt hiệu quả về kinh tế, cây thiên niên kiện còn góp phần tăng ý thức bảo vệ rừng đối với những hộ dân sống gần bìa rừng. Toàn huyện có 84.000 ha rừng, trong đó có 65.000 ha rừng tự nhiên, còn lại là rừng trồng. Trong năm nay, huyện đang xây dựng phương án trồng trên 1.000 ha diện tích cây dược liệu nhằm hướng đến phát triển kinh tế rừng và bảo vệ rừng. Đây được kỳ vọng sẽ là hướng đi mới, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế rừng, bảo vệ môi trường, đồng thời phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống cho người dân.
![]() |
Cây thiên niên kiện sống dưới các tán rừng, ít sâu bệnh và ít ảnh hưởng từ thiên tai |
Thực tiễn cho thấy, hoạt động gây trồng, phát triển cây dược liệu, nhất là một số loài cây quý, hiếm, cây có giá trị kinh tế cao trong hệ sinh thái rừng đã góp phần nâng cao thu nhập, ổn định đời sống cho các hộ gia đình nhận đất, nhận rừng, nhất là người dân sinh sống ở vùng sâu, xa.
Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư phát triển dược liệu. Tại các địa phương đã có các cơ chế đẩy mạnh và khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực nuôi trồng, sơ chế, chế biến và bảo quản dược liệu trong nước thông qua các dự án phát triển nông thôn, miền núi và chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Tuy nhiên, hiện nay các sản phẩm vẫn phần nhiều mang tính tự cung tự cấp tại địa phương, do cách làm manh mún, tự phát, thiếu liên kết vùng, liên kết chuỗi giá trị và đặc biệt thiếu thông tin thị trường quốc tế. Đầu tư ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nuôi trồng, chế biến sản xuất đáp ứng nguyên tắc tiêu chuẩn quốc tế còn hạn chế. Bên cạnh đó, các địa phương cũng cần tận dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư từ ngân sách nhà nước và chính sách tín dụng ưu đãi cho nội dung đầu tư hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý trong thời gian tới góp phần nâng cao đời sống người dân dưới tán rừng.
Tin mới


Hà Nội cho phép xây dựng công trình tạm phục vụ sản xuất, du lịch trên đất nông nghiệp bãi sông

Vẻ đẹp hoa Lan Hoàng thảo kèn – Tinh hoa của núi rừng Tây Bắc
Tin bài khác

Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành tạo điều kiện cho Hà Nội quy hoạch dọc sông Hồng

Cam Lục Ngạn được bảo hộ chỉ dẫn địa lý – Khẳng định thương hiệu nông sản đặc sản Bắc Ninh

Quy định xuất khẩu hoa tươi sang EU: Những điều doanh nghiệp Việt cần biết
Đọc nhiều

Cốm làng Vòng: Từ món quà quê dân dã trở thành nghề chính của cả một làng ở Hà Nội

Nhà vườn Phạm Huế: Đam mê cây xanh và triết lý “chung một cội nguồn”

Nhà vườn An Hiên: "Tinh hoa đệ nhất nhà vườn" xứ Huế

Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Người xưa dạy: Chọn cây hợp mệnh để giữ khí nhà, vượng tài, an thân

Người xưa dặn con cháu nên trồng 3 loại cây này ở hướng Thanh Long

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Từ chiếc lá tưởng như bỏ đi, nữ nhân viên văn phòng khởi nghiệp với nước rửa chén sinh học

Giữ hồn đá cổ, tôn vinh bonsai nghệ thuật tại khu vườn của nghệ nhân Hưng Yên

"Đất lành chim đậu" và 4 loài vật mang lại may mắn khi xuất hiện tình cờ trong nhà

Hà Nội sẽ dừng sản xuất, nhập khẩu sản phẩm nhựa sử dụng một lần từ năm 2031

Ngôi nhà cổ bằng gỗ quý trị giá 3.000 tỷ đồng: Trăm năm không mục, vẫn tỏa hương như mới

Văn Phú – Đèo Cả đề xuất Đại lộ cảnh quan ven sông Hồng

Lạng Sơn siết chặt quản lý vật tư nông nghiệp, đảm bảo vụ mùa thắng lợi

Cây cũng biết hù dọa: 16 loài thực vật kỳ quái nhất thế giới

Một trong “tứ đại quốc khuyển" từng giúp vua Lê đánh giặc, nay là giống chó quý hiếm

Nông dân đất Tổ đổi đời nhờ giống quả quen thuộc, xuất khẩu cả sang Anh - Mỹ

Một công ty phân bón muốn phát hành gần 9 triệu cổ phiếu lấy tiền trả nợ và mở văn phòng, thị giá giảm 54% trong 7 tháng

Bắp cải tí hon: Giống rau "ngoại" đắt đỏ luôn bán chạy tại siêu thị Việt

"Cá nổi trắng ao" và câu chuyện tìm giải pháp để trở thành "vua cá Koi" Hải Phòng

Người xưa quan niệm nên trồng 5 loài cây này trong nhà, lộc vào như nước

Phát hiện nhiều dấu tích và cổ vật tại di tích Tháp đôi Liễu Cốc

Nghề làm bánh đa nem Thổ Hà được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Những loại cây trồng quanh nhà “gắn liền phúc khí”, dân gian cho rằng không nên chặt bỏ

Thiên đường sen và thung lũng hoa giữa lòng Thủ đô

Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Hướng dẫn quy trình nuôi động vật hoang dã đúng pháp luật và đầy đủ thủ tục

Nghe nghệ nhân Dũng Coca chỉ cách khai thác duối tự nhiên về làm cảnh
