"Biệt đội phá bẫy" giải cứu động vật hoang dã ở rừng nguyên sinh lớn nhất Quảng Nam
Từ thợ săn thành "người giữ rừng"
Tây Giang - huyện miền núi phía tây Quảng Nam - nơi còn giữ được một trong những vùng rừng nguyên sinh lớn và phong phú bậc nhất Việt Nam. Cũng chính vì thế, nơi đây trở thành "miền đất hứa" của nạn săn bắt trái phép. Hàng ngàn chiếc bẫy thú đủ loại được giăng khắp núi rừng, âm thầm rình rập sinh mạng của động vật hoang dã.
Trước thực trạng ấy, tháng 9/2022, Đội tuần tra và tháo gỡ bẫy thú được thành lập tại Ban Quản lý rừng phòng hộ Tây Giang, với sự tài trợ của Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID).
Công việc của họ là thực hiện những chuyến tuần tra dài ngày xuyên rừng nhằm tìm kiếm, tháo gỡ bẫy thú, giải cứu động vật hoang dã, đồng thời phát hiện và báo cáo các hành vi phá rừng.
Từ 5 thành viên ban đầu, đội nay đã phát triển thành 5 nhóm, tổng cộng 25 người, trong đó có 24 người là đồng bào Cơ Tu bản địa. Nhiều người từng là thợ săn, từng xem rừng là kế sinh nhai, giờ trở thành "người giữ rừng".
![]() |
"Đội đặc nhiệm" giữa đại ngàn ở Quảng Nam - (Ảnh: Mỹ An). |
Mỗi tháng, đội hoạt động từ 15 đến 20 ngày. Mỗi chuyến đi, mỗi người gùi trên lưng gần 20 kg vật dụng: máy định vị GPS, điện thoại, võng, tăng, màn, gạo, cá khô, thuốc men… và sẵn sàng đối mặt với vắt rừng, rắn độc, lũ quét và cả sự cô lập kéo dài trong rừng sâu không sóng.
Là đội trưởng và cũng là thành viên người Kinh duy nhất, vì lỡ yêu rừng xanh mà 2 năm nay, Hứa Nguyễn Minh Tuấn (SN 1999) đã từ bỏ công việc gần nhà ở thị xã Điện Bàn (Quảng Nam) lên đây để theo đuổi "mối tình với rừng xanh".
Thu nhập chỉ hơn 5 triệu đồng/tháng, nhưng Tuấn chưa một lần nghĩ đến chuyện bỏ cuộc. Anh gọi lựa chọn này là một sự "trả ơn" với rừng.
![]() |
Mỗi người phải vác trên vai khoảng 20 kg hành lý và vượt qua hàng trăm, khe suối, vực sâu hiểm trở - (Ảnh: Mỹ An) |
Mỗi chuyến đi là một hành trình sinh tồn giữa rừng sâu. Càng vào sâu trong rừng thì những "cạm bẫy" chi chít như thiên la địa võng, nếu không cẩn thận sẽ rất dễ gặp nạn. Các loại bẫy thú thường gặp ở đây như bẫy dây rút, bẫy lưới, bẫy kẹp…; trong đó phổ biến nhất là bẫy dây rút vì loại này đơn giản, dễ lắp đặt trong rừng.
Quá trình tháo bẫy phải nhanh, chính xác và cực kỳ nhẹ nhàng. Chỉ cần sơ suất, con thú bị thương thêm, hoặc người tháo bẫy gặp tai nạn.
"Khi phát hiện ra bẫy, mọi người sẽ báo hiệu cho nhau bằng động tác tay, chứ không la hét, gọi lớn, tránh làm ảnh hưởng đến các con vật xung quanh đó. Mỗi khi nhìn con vật được thả về lại tự nhiên, chúng tôi hạnh phúc lắm. Ám ảnh nhất là những lần tìm thấy bẫy nhưng thú rừng đã chết, có con do mắc bẫy lâu ngày chỉ còn lại bộ xương", Tuấn trải lòng.
![]() |
Những chàng trai Cơ Tu này được xem như "hiệp sỹ" của muông thú rừng giữa đại ngàn - (Ảnh: Mỹ An) |
"Nếu mình không làm, rừng sẽ cạn tiếng thú"
Suốt những ngày tuần tra nơi rừng thiêng nước độc, các thành viên của "Biệt đội phá bẫy" phải ngủ võng giữa mưa lạnh, ăn mì tôm cầm hơi, chia nhau từng ngụm nước hiếm hoi hứng từ sương. Có hôm, lũ bất ngờ đổ về trong đêm, cả đội phải nắm tay nhau chạy lên triền cao để thoát thân.
Do đặc thù công việc thường ở trong rừng sâu, không có sóng điện thoại nên họ mất liên lạc với gia đình gần nửa tháng trời là "chuyện như cơm bữa". Đến bây giờ, Bling Nhiên (SN 1996) vẫn nhớ như in kỷ niệm nhận được tin "lên chức bố" ngay giữa rừng sâu.
"Hôm đó, ngày 14/12/2022, tôi đang tuần tra trong rừng, lúc dừng chân trên đỉnh núi để nghỉ trưa, điện thoại bắt được tí sóng thì nhận được nhắn của vợ báo đã sinh em bé. Lúc đó vui lắm nhưng vẫn cố gắng cùng anh em hoàn thành hết hành trình mới về bên vợ con. May mắn, vợ hiểu được ý nghĩa việc mình đang làm nên không giận", Bling Nhiên nhớ lại.
![]() |
Ating Thuận đang tháo gỡ một cái bẫy dây rút vừa phát hiện - (Ảnh: Mỹ An) |
![]() |
Một chiếc bẫy kẹp thợ săn đặt để bắt động vật hoang dã được phát hiện - (Ảnh: Mỹ An) |
Tai nạn ngoài ý muốn trên đường "hành quân" cũng không hiếm. Zơrâm Ngoàn (SN 1994) từng bị rắn lục cắn, may mắn mang sẵn thuốc giải độc. Ating Thuận (SN 1995) có lần trượt ngã xuống suối, chấn thương nặng, phải được đồng đội khiêng ra rừng để cấp cứu...
Nguy hiểm luôn chực chờ, nhưng tất cả chưa ai bỏ cuộc. Với họ, mỗi con thú được thả là thêm một cơ hội cho hệ sinh thái - cho bầy đàn của nó được duy trì.
"Công việc dù vất vả nhưng mình sẽ không bao giờ rút lui. Vì nếu không ai làm, rừng sẽ cạn tiếng thú thật sự", Zơrâm Ngoàn bộc bạch.
![]() |
Một chú khỉ con mắc bẫy được giải cứu và thả về lại với rừng - (Ảnh: Mỹ An) |
Sau gần 3 năm hoạt động, đội tuần tra rừng và tháo gỡ bẫy tại Tây Giang đã tháo gỡ gần 15.000 chiếc bẫy, hủy hàng chục lán trại săn bắt, giải cứu hàng trăm động vật hoang dã.
Không chỉ vậy, những người trẻ trong đội còn tham gia tuyên truyền, vận động người dân cùng chung tay giữ rừng. Hằng tuần, hằng tháng, họ cắt cử nhau về từng bản làng, cùng chính quyền địa phương tổ chức các buổi họp dân, chia sẻ câu chuyện rừng, giải thích vì sao cần ngừng đặt bẫy, ngừng săn bắt. Nhờ vậy, đến nay, số lượng bẫy tại rừng Tây Giang đã giảm dần từng ngày, một số cộng đồng đã không còn đặt bẫy săn thú nữa.
"Theo tập tục người Cơ Tu, ai phá bẫy là xúc phạm thần rừng. Do đó những ngày đầu, nhiều người trong làng thù ghét chúng tôi lắm. Có lần họ chửi bới, tìm đến nhà trách mắng vì cho rằng đội đã phá hỏng kế sinh nhai của họ. Thậm chí, có đám tang trong làng, người ta đổ lỗi cho đội tuần tra vì thả thú khiến thần rừng nổi giận...”, Ating Thuận chia sẻ.
![]() |
Hàng chục chiếc bẫy đội tháo gỡ sau một ngày tuần tra - (Ảnh: Mỹ An) |
Giữa đại ngàn còn lắm hiểm nguy, nơi vắt rình trong lá mục, rắn độc ẩn dưới gốc cây và những cơn lũ có thể ập đến bất cứ lúc nào. Không quân hàm, chẳng sắc phục, những "hiệp sĩ" nông dân này lặng lẽ bước đi vì tiếng gọi của rừng xanh. Vì họ biết, nơi mỗi tiếng chim vang vọng là dấu hiệu của rừng đang còn sống. Mỗi cái bẫy được tháo là một sinh mạng hoang dã được "tái sinh".
Xem thêm nội dung về Sinh vật cảnh qua các kênh của Tạp chí Việt Nam hương sắc
Tiktok: https://tiktok.com/@tapchivietnamhuongsac |
Tin bài khác


Nhà máy gạch Viên Châu: Tiên phong ứng dụng kinh tế xanh tuần hoàn

Khám phá Vinhomes Cổ Loa: Nơi hội tụ của tiện nghi hiện đại và không gian sống xanh

Xác định tuổi cây – Giải mã vòng đời của những chứng nhân thời gian

Khơi sắc mai vàng Long An bằng công nghệ cao và kỹ thuật nhân giống mới

Bí kíp vườn nhà: 9 mẹo đơn giản giúp cây cảnh khỏe mạnh, lá xanh rực rỡ

Bã cà phê – “thuốc tiên” giá 0 đồng giúp cây phát triển vượt trội

HP Việt Nam với chiến dịch trồng cây xanh vì một tương lai bền vững

Chọn mua bonsai sim tím: 5 điều cần biết để không “tiền mất, cây hỏng”

Hoa nở, lá xanh không nhờ nước mà nhờ bạn hiểu điều cây cảnh muốn

Hội thảo “Cây cảnh - Thuốc nam chăm sóc sức khỏe cộng đồng” tại Hải Phòng

Nước vo gạo được thêm thứ này, cây kiểng nào cũng phát triển mạnh

Vườn thẳng đứng bioponic: Khi sắc xanh nảy mầm giữa lòng phố thị

"Biệt đội phá bẫy" giải cứu động vật hoang dã ở rừng nguyên sinh lớn nhất Quảng Nam

Eurowindow Twin Parks: Khơi nguồn cảm hứng sống xanh tinh khiết

Nhà máy gạch Viên Châu: Tiên phong ứng dụng kinh tế xanh tuần hoàn

Phát triển "thủ phủ sâm Ngọc Linh" thành trung tâm công nghiệp dược liệu cả nước

Loại ớt mang tên 1 loài chim thành đặc sản, giúp người Cơ Tu thoát nghèo

Khám phá Vinhomes Cổ Loa: Nơi hội tụ của tiện nghi hiện đại và không gian sống xanh

Dự án Him Lam Central Park An Hồng: Tạo ra khu đô thị xanh, không gian sống xanh

Gem Park Hải Phòng: Điểm sáng không gian sống xanh đậm chất Hi LIFE

Mùa hè miền Tây trong ký ức: Trái chôm chôm đỏ và một khu vườn trĩu nỗi nhớ thương

5 dáng thế tùng la hán đẹp – đỉnh cao của nghệ thuật bonsai cổ

Họa sĩ 7X tái hiện hình ảnh tuổi thơ khiến nhiều người xa quê rưng rưng

Nơi ngắm hoa đỗ quyên đẹp nhất Việt Nam: Tây Bắc mùa rực rỡ

Chủ nhân bức tranh "Mùa sen" gây sốt mạng xã hội: Hình ảnh hoa sen chiếm trọn tâm trí tôi

Sự thật và huyền thoại về loài cây “biết đi” trong rừng nhiệt đới

Từ củi đốt thành “vàng trắng”: Hoàng hoa lê và cuộc lột xác triệu đô

Góc vườn nhỏ của cô gái trẻ đẹp ngỡ "biển hoa" khiến ai cũng trầm trồ

Phát hiện lại loài cá đầu rắn Chel sau 85 năm: Một kỳ tích trong thế giới động vật

Biến hóa sân thượng 33m² thành khu vườn đẹp như tranh vẽ giữa lòng thành phố

"Biệt đội phá bẫy" giải cứu động vật hoang dã ở rừng nguyên sinh lớn nhất Quảng Nam

Lan hồ điệp – Kiêu sa như một bản tình ca giữa thiên nhiên làm say đắm lòng người

Huế: Khách mang chim cảnh đi cà phê phải có giấy tờ hợp pháp

Phúc vượng lộc hội tụ: 5 cây cảnh phong thủy nên trồng trong nhà

5 dáng thế tùng la hán đẹp – đỉnh cao của nghệ thuật bonsai cổ

Huế: Khách mang chim cảnh đi cà phê phải có giấy tờ hợp pháp

Hợp nhất 3 tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hòa Bình: Tỉnh mới nhiều đặc sản, du khách chen chân đến khám phá

Cục Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật: "Định hướng giá trị sản xuất toàn ngành hoa, cây cảnh năm 2025 đạt 70- 75 nghìn tỷ đồng"

Vườn Quốc gia Vũ Quang: Phát hiện nhiều loài động vật quý hiếm qua bẫy ảnh

Định hình chiến lược phát triển bền vững cho ngành hoa, cây cảnh Việt Nam

Tín dụng xanh tại Agribank: Trao cơ hội cho cá nhân thực hiện hóa giấc mơ về dự án xanh

Doanh nghiệp Việt và hành trình thực thi ESG: Chìa khóa mở cánh cửa phát triển bền vững

Tín dụng xanh: Cơ hội vay vốn dễ dàng, lãi suất ưu đãi cho mô hình vườn sinh thái và sinh vật cảnh

Giải mã tín dụng xanh: Chìa khóa thúc đẩy phát triển bền vững trong xã hội hiện đại

Công ty Châu Giang tiên phong chuyển đổi số trong sản xuất lan hồ điệp

Loại ớt mang tên 1 loài chim thành đặc sản, giúp người Cơ Tu thoát nghèo

Nghệ nhân cụt tay "hô biến" gốc tre thành đồ nội thất giá chục triệu

Chàng trai Đà Nẵng "thổi hồn" củ quả thành những tác phẩm nghệ thuật sống động

HTX hoa Sen Vân Đài: Theo dấu chân công chúa Diệu Dung, trải nghiệm ngắm sen nở khoe sắc

Chiếc bánh “Giọt nước mắt của Mẹ”: Lời tri ân người Mẹ Việt Nam anh hùng trong ngày non sông sum họp

Trailer giới thiệu đặc san số 19/5 của Tạp chí Việt Nam hương sắc

Đa dạng các loại cây hoa quả bonsai đẹp mắt trong mùa hè

Chiêm ngưỡng cây xoài cổ thụ ở Khánh Hòa, quả hồng đỏ óng ánh như trong phim cổ trang

Chiêm ngưỡng ngôi chùa được làm từ vỏ ốc và san hô độc nhất vô nhị ở Việt Nam
