Cách trồng hoa cúc Tết đúng kỹ thuật

Hoa cúc vàng còn là biểu tượng của sự trường thọ, lòng hiếu thảo của con cháu với ông bà, cha mẹ. Chính vì lẽ đó nên hoa cúc vàng rất được ưa chuộng trong những dịp lễ, Tết. Đặc biệt, hoa cúc là một trong năm loại hoa cắt cành phổ biến nhất trên thế giới, được tiêu dùng phổ biến ở Việt Nam. Vì thế, để có những cành hoa cúc vàng rực rỡ ngày Tết thì bạn cần phải có kỹ thuật trồng chuẩn chuyên gia.
aa

Hoa cúc vàng còn là biểu tượng của sự trường thọ, lòng hiếu thảo của con cháu với ông bà, cha mẹ. Chính vì lẽ đó nên hoa cúc vàng rất được ưa chuộng trong những dịp lễ, Tết. Đặc biệt, hoa cúc là một trong năm loại hoa cắt cành phổ biến nhất trên thế giới, được tiêu dùng phổ biến ở Việt Nam. Vì thế, để có những cành hoa cúc vàng rực rỡ ngày Tết thì bạn cần phải có kỹ thuật trồng chuẩn chuyên gia.

1/ Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của hoa cúc vàng

1.1 Nhiệt độ

Hoa cúc thích hợp với nhiệt độ trong khoảng 15-23 độ C và có thể chịu được nhiệt độ trong ngưỡng cho phép từ 10-35 độ C. Đặc biệt, cây cúc ở giai đoạn cây con cần nhiệt độ cao hơn các giai đoạn khác

1.2 Thời gian chiếu sáng

Hoa cúc là cây ngày ngắn, ưa sáng và đêm ưa lạnh, khí hậu mát mẻ. Hầu hết các giống hoa cúc trong giai đoạn sinh trưởng cần ánh sáng ngày dài trên 13 giờ. Nhưng đặc biệt vào giai đoạn ra hoa cần ánh sáng ngày ngắn hơn 10-11 giờ

1.3 Độ ẩm

Độ ẩm thích hợp cho cây sinh trưởng phát triển tốt 60-70% và độ ẩm không khí nằm trong khoảng 55-65%

2/ Cách trồng hoa cúc vàng đón vụ Tết

2.1 Thời vụ

Để cây đạt năng suất, chất lượng hoa tốt và thu hoạch đúng vào dịp Tết Nguyên Đán nên trồng hoa cúc vàng trong những ngày tháng 10 Âm lịch, chậm nhất là 25/10 Âm lịch

Cách trồng hoa cúc từ vườn ươm

2.2 Chuẩn bị

* Đối với trang trại

Nhà che

Để cây có môi trường phát triển tốt nhất thì chúng ta nên trồng hoa cúc ở trong nhà, lán có mái che

Chọn và chuẩn bị đất trồng

Đất thích hợp cho trồng hoa cúc là đất thịt nhẹ, tơi xốp, đặc biệt là đất phù sa mới, bề mặt bằng phẳng, thoát nước tốt, có nguồn nước tưới không bị ô nhiễm; độ pH từ 6 – 7.

Đất trồng cúc cần được cày sâu bừa kỹ, phơi ải để tăng cường sự hoạt động của vi sinh vật háo khí, tăng cường sự lưu thông khí trong đất, giúp đất giữ nước, giữ phân tốt. Trước khi trồng 10 – 12 ngày lên luống cao 20 – 30 cm, bón phân lót. Vì cúc trồng với mật độ dày nên bón đều trên mặt luống. Phân bón lót gồm phân chuồng hoai mục hoặc phân hữu cơ 3 – 4 tấn, supe lân 100 kg cho 1.000 m2, trộn đều với đất, sau đó dùng ni lông che lại để tránh mưa rửa trôi và cỏ mọc, đợi đến khi trồng mới bỏ ra.

* Đối với trồng chậu

Chậu trồng

Tùy thuộc vào mục đích trưng bày chậu hoa cúc vàng vào dịp Tết. Có rất nhiều loại chậu phù hợp, thông thường sẽ sử dụng chậu có kích thước 30x20x15cm (chiều cao x đường kính miệng chậu x đường kính đáy)

Giá thể trồng

Cây cúc sinh trưởng, phát triển tốt khi đất trồng tơi xốp, khả năng giữ ẩm tốt, thoát nước tốt, đặc biệt sạch nấm bệnh và vi khuẩn. Do đó, có thể chọn một trong hai cách sau

– Sử dụng đất ủ trồng cây với đầy đủ dinh dưỡng, hệ vi sinh vật có lợi cho cây trong suốt thời gian sinh trưởng. Chính là đất chuyên dùng cho hoa – kiểng

– Hoặc phối trộn đất trồng theo công thức phối trộn lý tưởng sử dụng là phối trộn 2 đất sạch: 3 phân trùn quế : 2 trấu hun : 3 mùn dừa

2.3 Kỹ thuật trồng hoa cúc

Cây hoa cúc giống đạt tiêu chuẩn trồng & cách trồng

Tiêu chuẩn cây giống

Hiện nay, giống hoa cúc được chia làm 2 loại chính

– Cúc có cành (có nhiều hoa): cúc pha lê vàng hè, HL1,

– Cúc đơn (cây chỉ có 1 hoa): vàng Đài Loan, CN42, CN93, CN43, CN98,

Tốt nhất nên chọn cây giống nuôi cấy mô. Cây giống phải có chiều cao từ 5-7cm, có từ 5-7 lá, thân có đường kính khoảng 0,2cm, chiều dài rễ từ 0,5-3cm và có nhiều hơn 4 rễ

Cách chọn cây giống trồng hoa cúc

Cách trồng hoa cúc

– Số cây/chậu tùy thuộc vào kích thước và kiểu dáng của chậu. Thông thường, đối với chậu có kích thước 30x20x15cm có thể trồng 5 cây/chậu

– Cho giá thể đã chuẩn bị vào chậu và cách miệng chậu 5cm. Sau đó, trồng các cây giống vào và phân bố đều xung quanh chậu để tán cây được đều

– Nên trồng vào buổi chiều mát sau 16 giờ. Sau trồng cần tưới đẫm nước

– Cuối cùng, xếp các chậu cách nhau 10-15cm tính từ mép chậu

* Lưu ý: Không trồng cây quá sát vào thành chậu

Điều tiết sinh trưởng cho hoa cúc trồng chậu

Nếu trồng hoa cúc vào tháng 11 thì trong 10 ngày sau trồng cần chiếu sáng bổ sung liên tục, cứ 4 tiếng chiếu sáng mỗi ngày từ 22 giờ đến 02 giờ sáng hôm sau. Cách 6m2 đặt một bóng đèn 75W và cao hơn so với ngọn cây 0,8-1m

3/ Chăm sóc cây hoa cúc vàng nở hoa đúng Tết

3.1 Tưới nước

Với cây hoa cúc sau khi trồng, để cây nhanh bén rễ hồi xanh, phát triển tốt nên tưới nước 2 lần/ngày vào sáng sớm và chiều mát. Sau đó, chỉ cần tưới nước và duy trì độ ẩm đất đạt 65-70% để cây sinh trưởng phát triển. Có 2 phương pháp tưới nước cho cúc là tưới rãnh và tưới trên mặt.

3.2 Phân bón hoa cúc

– Yêu cầu dinh dưỡng

Hoa cúc có thể trồng quanh năm trên đất cát có nhiều mùn, đất pha sét, đất đỏ bazan hoặc đất thịt nhẹ nhưng tất cả đều phải tơi xốp và thoát nước tốt, độ pH từ 6 – 6,5. Đất phải có dinh dưỡng thỏa mãn nhu cầu phát triển của cây, do đó cần phải áp dụng phân bón cân đối, cũng là bí quyết chăm hoa sóc để cúc đẹp, nhiều bông

Trong đó, đạm (N) có tác dụng thúc đẩy quá trình sinh trưởng của cúc và ảnh hưởng đến thời kỳ phát triển. Cúc cần đạm vào thời kỳ chuẩn bị phân cành và phân hoá mầm hoa.

Phân lân lại có tác dụng làm cho bộ rễ phát triển mạnh, thân cứng, hoa bền, màu sắc đẹp, chóng ra hoa, giúp cây hút đạm nhiều và tăng khả năng chống rét cho cây. Còn kali (K) giúp cho cây tổng hợp, vận chuyển các chất trong cây, giúp cây chịu hạn, chịu rét, chống chịu sâu bệnh. Thiếu K màu sắc hoa không tươi thắm, mau tàn. Cúc cần ân và kali vào thời kỳ phân hoá mầm hoa.

Cách trồng hoa cúc trong chậu

– Cách bón phân

Liều lượng phân bón cho hoa cúc trong 1 vụ/1.000m2 như sau:

Phân hữu cơ: 200 – 300kg (có thể sử dụng phân trùn quế hoặc phân chuồng hoai mục 10 – 12m3), magiê sulphate: 5kg, vôi: 70 – 100kg (tùy theo độ pH của đất), phân hóa học (theo lượng nguyên chất): 25kg N – 16kg P2O5 – 20kg K2O. Có thể sử dụng phân đơn (urê, supper lân, kali) hoặc phân hỗn hợp (các loại NPK, DAP…) quy đổi theo liều lượng tương ứng.

Bón lót toàn bộ phân chuồng, vôi, magie sulphat và ½ P2O5.

Lưu ý: Không bón vôi chung với các loại phân bón như trên.

Bón thúc lần 1 sau trồng từ 10 – 15 ngày: 8kg N – 2kg P2O5– 2kg K20.

Bón thúc lần 2 sau trồng từ 30 – 35 ngày: 8kg N – 2kg P2O5 – 4kg K20.

Bón thúc lần 3 sau trồng từ 50 – 55 ngày: 5kg N – 2kg P2O5 – 7kg K20.

Bón thúc lần 4 sau trồng từ 70 – 75 ngày: 4kg N – 2kg P2O5 – 7kg K20.

Lưu ý:

Không bón phân lúc sáng sớm vì cây còn ướt dễ gây cháy lá và không bón vào buổi trưa nắng. Nên bón vào lúc 7 – 9 giờ sáng, những ngày đầy đủ ánh sáng. Sau khi bón cần tưới nước đẫm để cây có thể hấp thu phân bón. Không để phân rơi trên lá, trên ngọn vì phân sẽ làm cây bị cháy lá, ngọn.

Có thể bón bổ sung một số phân vi lượng: MgSO4 10kg; FeSO4, ZnSO4, MnSO4 (từ 1 – 2kg mỗi loại); CuSO4: 0,5 – 1kg; Na2MoO4: 0,5- 1gr cho 1.000m2.

3.3 Cách chiếu sáng bổ sung

Cần chiếu sáng vào ban đêm cho hoa ngay giai đoạn cây con (khoảng 30 ngày sau trồng). Giúp tăng chiều cao cây, tỷ lệ nở hoa, hoa to, độ bền dài và nở đúng thời điểm mong muốn.

Đặc tính giống, mùa trồng sẽ quyết định thời gian chiếu sáng bổ sung dài hay ngắn. Thời gian chiếu sáng bổ sung khoảng 20 đến 30 ngày vào ban đêm. Có thể tham khảo chiếu sáng theo chu kỳ 10 phút sáng và 20 phút tối.

Sử dụng chiếu sáng bổ sung bằng bóng đèn huỳnh quang 20W. Đặt các khoảng cách giữ các dây là 2,4m; giữa các bóng trên dây là 2,5m và từ mặt đất đến đèn là 2,7m.

3.4 Kỹ thuật bấm tỉa ngọn, nụ phụ và nụ chính

Đối với hoa cúc chùm

– Việc bấm ngọn cần thực hiện sau 15-20 ngày trồng, thực hiện định kỳ từ 2 đến 3 lần để sinh nhiều nhánh nhỏ.

– Từ lúc ngắt điện đến lúc bấm nụ khoảng 4-5 tuần. Ngắt bỏ nụ chính và để lại ít nhất 4-6 nhánh hoa nhỏ.

Đối với hoa cúc đơn

– Bấm ngọn sớm 1 lần: Sau khi trồng cúc được 15 – 20 ngày, tiến hành bấm ngọn, cây sẽ cho ra nhiều nhánh và tỉa bớt chỉ để lại 3 – 4 nhánh. Cách làm này áp dụng đối với những giống cúc có đường kính hoa trung bình 6 – 8 cm hoặc “thu cúc lần 2” tức là sau khi thu hoạch lần 1 các mầm giá mọc lên, để mỗi gốc 3 – 4 mầm và nuôi dưỡng thu hoa lần 2.

– Bấm ngọn muộn 1 lần tạo tán: Đối với giống cúc chùm, sau khi cây ra rất nhiều cành nhánh và nhiều nụ/cành, tiến hành ngắt nụ đỉnh để kích thích các nụ bên phát triển đồng đều. Tỉa bớt các cành nhánh ở phía dưới chỉ để lại khoảng 4 – 5 cành, sau sẽ cho khoảng 5 – 7 bông hoa đều và đẹp; Hoặc có thể để nguyên nụ chính, chỉ tỉa bớt cành nhánh phía dưới gốc, để lại 4 – 5 nhánh phía trên thì nụ chính sẽ nở trước và to hơn so với các nụ bên.

– Bấm ngọn nhiều lần: Với một số giống cúc có hoa nhỏ, đường kính bông 1- 3 cm, dạng cây bụi, thân mềm, khả năng phát sinh cành nhánh mạnh, việc bấm ngọn có thể tiến hành từ 2 – 3 lần tuỳ theo sức cây và khả năng chăm bón. Lần 1 bấm sau trồng 15 – 20 ngày, sau 15 ngày bấm tiếp lần 2 và có thể bấm lần 3 – 4 đến khi cây có đủ nhánh, đủ cành để tạo thế, dáng cho cây, sau đó vặt bỏ các mầm nách không cần thiết và các nụ con ra sau để hoa nở đồng đều. Bằng cách này ta đã tạo ra 1 cây cúc hình cầu hoặc hình mâm xôi từ 1 thân ban đầu.

– Đối với cúc đơn bông, đến thời kỳ ra hoa, ngoài nụ chính còn có rất nhiều mầm nhánh mọc ra ở nách lá và nụ phụ mọc xung quanh nụ chính, sau nụ chính. Dùng tay nhẹ nhàng vặt bỏ các mầm nách và nụ bên, vặt bỏ ngay khi còn bé để chúng không tiêu hao chất dinh dưỡng của nụ chính, giúp nụ hoa chính to, đẹp.

3.5 Làm cọc, giàn

– Với những loại cúc có thân cứng, một hoa hoặc ít hoa trên bông có thể làm giàn lưới hoặc giàn dây thép nhỏ đan thành từng ô, mỗi một ô giữ 1 cây hoặc vài cây. Khi cây lớn nâng dần lưới lên phía trên giúp đỡ phần ngọn cho cây. Để tiết kiệm nguyên liệu làm giàn, chỉ cần một số cọc tre nhất định cắm hai bên mép luống, khoảng cách 2 m, sau đó dùng lưới đan sẵn căng trên mặt luống hoặc dây ni lông đan thành các mắt lưới.

– Cây cúc cao 0,8 – 1,0 m có thể làm 2 lớp giàn, lớp dưới cách mặt đất 40 cm, lớp trên cách mặt đất 70 cm để cùng giữ cho cây.

– Trường hợp loại cúc có tán rộng, nhiều cành, cắm 3 – 5 cọc xung quanh một cây, dùng dây mềm dằng nhẹ xung quanh khóm để không làm gẫy cành, dập hoa

4/ Phòng từ sâu, bệnh hại

Thường xuyên làm cỏ dại để hạn chế sâu ẩn trú và giữ cho vườn luôn thông thoáng. Chú ý một số đối tượng gây hại nguy hiểm như bệnh sương mai, sâu xanh, sâu khoang, sâu vẽ bùa, nhện đỏ, bọ trĩ,…

4.1 Sâu hại

Bọ trĩ

– Triệu chứng: Hút chích lá non để lại vết sẹo, sau thời gian sẽ như vết bỏng trên lá làm cây khó quang hợp và còi cọc. Đồng thời làm giảm vẻ đẹp của cây khi thu hoạch. Đây cũng là trung gian truyền bệnh do virut.

– Phòng trừ: Thường xuyên vệ sinh vườn trồng, dùng lưới côn trùng để ngăn sự phá hoại của bọ trĩ. Có thể sử dụng bẫy côn trùng sinh học như bẫy vàng để hạn chế sự phát triển của bọ trĩ. Khi bệnh nặng, có thể sử dụng thuốc có hoạt chất Dinotefuran để phòng trừ.

Nhện đỏ

– Triệu chứng: Hút chích dinh dưỡng làm rệp lá, biến dạng suy giảm quang hợp. Lá có thể bị vàng, rụng, làm giảm vẻ đẹp thẩm mỹ và năng suất của hoa.

– Phòng trừ: tưới nhiều nước làm giảm nhiệt độ, tăng độ ẩm giúp kéo dài vòng đời của nhện. Có thể phòng nhện bằng cách sử dụng nhện ăn mồi Phytoseiulus Persimilis. Khi bệnh nặng sử dụng thuốc có hoạt chất Mantrine để phòng trừ.

Rệp

– Triệu chứng: Hút chích làm hoa méo mó. Rệp tiết ra dịch ngọt, thu hút nấm mụi đen làm giảm vẻ đẹp thẩm mỹ cũng như năng suất hoa. Có thể nhận biết bằng lá vàng úa, cây còi cọc và kém phát triển.

– Phòng trừ: Dùng lưới chắn để ngăn cản sự di chuyển của rầy. Khi bệnh nặng sử dụng thuốc có hoạt chất Emamectin benzoate 5 g/l + Petroleum spray oil 245g/l (Comda 250EC); Garlic juice (BioRepel 10 DD) để phòng trừ.

Trong cách trồng hoa cúc cần chú ý đến bệnh gỉ sắt

4.2 Bệnh hại

Bệnh đốm lá

– Triệu chứng: Xuất hiện những vết bệnh màu nâu nhạt hoặc nâu đen. Thường có dạng hình tròn hoặc bất định. Vết bệnh nằm rải rác ở mép lá hoặc gân lá. Bệnh xuất hiện nhiều khi thời tiết có độ ẩm cao.

– Phòng trừ: Vệ sinh vườn trồng sạch sẽ để hạn chế bệnh lây lan. Khi bệnh nặng có thể sử dụng thuốc Score 250ND với liều lượng 10ml/10 lít nước sạch. Phun theo chy kỳ 10 ngày/lần cho vườn.

Bệnh rỉ sắt

– Triệu chứng: Mặt trên lá có vết hơi lõm xuống màu xanh nhạt. Còn mặt dưới hình thành nốt mụn (mụn cốc) xếp chồng lên nhau theo những vòng tròn đồng tâm. Khi thời tiết có độ ẩm cao, nhiệt độ thấp chính là điều kiện cho nấm bệnh phát triển.

– Phòng trừ: Vệ sinh vườn thường xuyên, chọn giống kháng bệnh. Ngắt lá bệnh và thu gom kịp thời, không tưới nước vào chiều tối cho cây. Khi bệnh nặng có thể sử dụng thuốc có hoạt chất Chitosan+oligo-alginate (2S Sea & See 12WP, 12DD); Oligosaccharins (Tutola 2.0AS) để phòng trừ.

Bệnh lở cổ rễ

– Đặc điểm gây hại: Bệnh do nấm Rhizoctonia solani gây ra, là loại nấm có sẵn trong đất; bệnh xuất hiện ở cả cây con và cây trưởng thành; thường xuất hiện khi cây bị dư nước hay trong điều kiện nóng ẩm; cây héo rũ và chết khi bị nhiễm bệnh. Bệnh thường xảy ra trong vườn ươm và cây con sau khi trồng, độ ẩm cao và giá thể trồng không xử lý nên cây con dễ bị nhiệm bệnh.

– Biện pháp phòng trừ: Khử trùng môi trường dùng ươm cây con và đất trồng; vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ trước mùa vụ; sát trùng kỹ dụng cụ, quần áo và chân tay trước khi vào khu vực sản xuất; tiêu huỷ cây nhiễm bệnh và cách ly khu vực nhiễm bệnh; sử dụng nguồn nước tưới sạch bệnh; kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm và tạo sự thông thoáng trong nhà kính. Dùng các chế phẩm vi sinh vật có lợi trong đất như Trichoderma sp để hạn chế bệnh phát triển.

5/ Thu hoạch và bảo quản

5.1 Thu hoạch

Cúc là loại ngắn ngày, nên tùy theo giống trồng, mùa vụ, giờ chiếu sáng mà có thời gian thu hoạch thích hợp. Thời gian thu hoạch sau trồng thường từ 10-12 tuần, sau khi ngắt nụ khoảng 2,5-3,5 tuần.

5.2 Bảo quản

Nếu hoa dùng để vận chuyển đi xa, cần được bao bọc và đóng gói cẩn thận để tránh làm dập nát hoa. Hoa cúc để lạnh giữ được độ đẹp khoảng 2,5 ngày và khi vận chuyển lạnh cần để nhiệt độ từ 3-4 độ C.

5.3 Tiêu chuẩn đóng gói xuất khẩu

– Buộc dây thun 8 cm tính từ gốc theo hình tròn, hoa sau khi thu hoạch được cắm trong nước sạch, dùng bao đóng gói đúng quy định cho mỗi chủng loại, hoa có thể trữ lạnh 5-7 ngày trong kho lạnh, thời gian trữ lạnh càng lâu chất lượng hoa, tuổi thọ hoa sẽ giảm. Nhiệt độ trữ kho: 2-30C.

5.4 Tiêu chuẩn đóng gói nội địa

Buộc dây thun cách gốc 3-5cm, sau khi thu hoạch, bỏ hoa vào xô cho hút nước; bỏ bịch nylon, mỗi bó từ 5-10 cành tùy theo yêu cầu của khách hàng; hoa không trữ lạnh, đóng hàng trong ngày, hầu hết nông dân không có kho trữ lạnh nên hoa bị mất nước, hấp hơi, chất lượng hoa đến tay khách hàng giảm rất lớn hoa bị ho, khi hút nước phục hồi lại thì tuổi thọ hoa chỉ 4-5 ngày, nếu bảo quản đúng qui trình thì tuổi thọ của hoa gia tăng đến 15 ngày.

6/ Cách điều chỉnh hoa nở đúng dịp Tết

Để hoa nở đúng dịp Tết, cần chú ý vào nhiệt độ của vườn trồng. Khi thấy nhiệt độ giảm thấp dưới 12 độ C, cần tiến hành thắp đèn chiếu sáng. Với mục đích nâng nhiệt độ và điều chỉnh thời gian nở như ý muốn.

Mong rằng với cách trồng hoa cúc từ chuyên gia Sfarm, Tết năm nay các trang trại sẽ bội thu hoa Cúc.

PV

Xem thêm nội dung về Sinh vật cảnh qua các kênh của Tạp chí Việt Nam Hương Sắc

Tiktok: https://tiktok.com/@tapchivietnamhuongsac

Facebook: https://facebook.com/tapchivietnamhuongsac.vn

Youtube: https://youtube.com/@tapchivietnamhuongsac68

Tin mới

Mỗi hạt giá trăm nghìn, sâm Ngọc Linh vào mùa đếm hạt tính tiền

Mỗi hạt giá trăm nghìn, sâm Ngọc Linh vào mùa đếm hạt tính tiền

Hạt sâm Ngọc Linh có giá tới 150.000 đồng/hạt, đắt gấp nhiều lần thịt cá. Một kg hạt trị giá 240 triệu đồng, dân vùng sâm thu hoạch là cầm chắc tiền triệu.
Quả sấu Việt Nam gây sốt ở Trung Quốc với giá cao gấp 5 lần trong nước

Quả sấu Việt Nam gây sốt ở Trung Quốc với giá cao gấp 5 lần trong nước

Quả sấu chua dân dã từng bị coi là “mọc đầy đường” ở Việt Nam lại trở thành đặc sản đắt đỏ tại Trung Quốc, có giá bán lên tới hơn 340.000 đồng mỗi kg.
Sầu riêng Kanyao giá 1,2 tỷ đồng/trái: Vì sao lại đắt đỏ đến vậy?

Sầu riêng Kanyao giá 1,2 tỷ đồng/trái: Vì sao lại đắt đỏ đến vậy?

Sầu riêng Kanyao – "vua của các loại sầu riêng" Thái Lan – từng được đấu giá 1,2 tỷ đồng/trái, gây choáng ngợp bởi độ hiếm, chất lượng và giá trị văn hóa.

Tin bài khác

7 loại rau họ cải quen mà quý: Không ăn thì tiếc, ăn đều thì khỏe mạnh, ít bệnh vặt

7 loại rau họ cải quen mà quý: Không ăn thì tiếc, ăn đều thì khỏe mạnh, ít bệnh vặt

Rau xanh, đặc biệt là các loại rau họ cải (Brassicaceae), từ lâu đã được biết đến là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, có khả năng hỗ trợ phòng ngừa nhiều bệnh lý phổ biến như tim mạch, tiểu đường, thậm chí ung thư.
7 loại thực phẩm dân dã càng ăn nhiều càng trẻ lâu

7 loại thực phẩm dân dã càng ăn nhiều càng trẻ lâu

Không cần đến các loại mỹ phẩm đắt tiền hay liệu pháp trẻ hóa cầu kỳ, giờ đây, chị em hoàn toàn có thể làm chậm quá trình lão hóa chỉ bằng cách lựa chọn thực phẩm thông minh mỗi ngày.
Đà Nẵng không chỉ có biển mà còn cả

Đà Nẵng không chỉ có biển mà còn cả 'vựa trái cây' xịn sò ít ai biết!

Những loại trái cây đặc sản của Đà Nẵng không chỉ có hương vị thơm ngon mà còn chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, giúp tăng cường sức khỏe.
Xem thêm
Chọn mua bonsai sim tím: 5 điều cần biết để không “tiền mất, cây hỏng”

Chọn mua bonsai sim tím: 5 điều cần biết để không “tiền mất, cây hỏng”

Bonsai sim tím đang hút khách nhờ dáng đẹp, hoa tím và quả ngọt. Tuy nhiên, nếu không chọn đúng cây, người chơi dễ gặp rủi ro sau vài tuần trồng.
Hoa nở, lá xanh không nhờ nước mà nhờ bạn hiểu điều cây cảnh muốn

Hoa nở, lá xanh không nhờ nước mà nhờ bạn hiểu điều cây cảnh muốn

Muốn cây cảnh ra hoa đẹp, đừng chỉ tưới nước. Mỗi loài cây có “khẩu vị” riêng: bia cho sen đá, nước đậu nành cho trầu bà, hành tây cho lan...
Hội thảo “Cây cảnh - Thuốc nam chăm sóc sức khỏe cộng đồng” tại Hải Phòng

Hội thảo “Cây cảnh - Thuốc nam chăm sóc sức khỏe cộng đồng” tại Hải Phòng

Hội thảo chuyên đề “Cây cảnh - Thuốc nam chăm sóc sức khỏe cộng đồng” đã được tổ chức long trọng, thu hút hơn 100 đại biểu tham dự.
Nước vo gạo được thêm thứ này, cây kiểng nào cũng phát triển mạnh

Nước vo gạo được thêm thứ này, cây kiểng nào cũng phát triển mạnh

Chỉ cần thêm vài nguyên liệu quen thuộc vào nước vo gạo, bạn sẽ có ngay loại "phân bón sống" giúp cây cảnh phát triển xanh tốt, hoa nở rực rỡ.
Vườn thẳng đứng bioponic: Khi sắc xanh nảy mầm giữa lòng phố thị

Vườn thẳng đứng bioponic: Khi sắc xanh nảy mầm giữa lòng phố thị

Vườn bioponic không chỉ là nơi trồng cây, mà còn là không gian sống động, xanh mát giúp bạn xoa dịu tâm hồn.
Phúc Yên, Vĩnh Phúc: Cần chú trọng gìn giữ lá phổi xanh trong hoạt động chỉnh trang đô thị

Phúc Yên, Vĩnh Phúc: Cần chú trọng gìn giữ lá phổi xanh trong hoạt động chỉnh trang đô thị

Đến nay, tỉnh Vĩnh Phúc có gần 30 đô thị, 9 khu công nghiệp (KCN) và nhiều cụm công nghiệp (CCN) đang hoạt động. Do đó, việc quy hoạch phát triển hệ thống cây xanh có vai trò quan trọng, góp phần hình thành không gian xanh mang lại giá trị thẩm mỹ và môi trường, sinh thái, đảm bảo chất lượng sống tốt hơn cho người dân.
Biến cỏ dại và gỗ thải thành nhựa sinh học: Bước đột phá của Hàn Quốc trong cuộc chiến chống ô nhiễm nhựa

Biến cỏ dại và gỗ thải thành nhựa sinh học: Bước đột phá của Hàn Quốc trong cuộc chiến chống ô nhiễm nhựa

Trong bối cảnh toàn cầu đang tìm kiếm giải pháp thay thế nhựa truyền thống, các nhà khoa học Hàn Quốc vừa công bố một bước tiến đáng chú ý: sản xuất nhựa sinh học từ cỏ dại và gỗ thải thông qua công nghệ vi sinh.
Robot cá: Giải pháp công nghệ mở ra kỷ nguyên nuôi thủy sản thông minh

Robot cá: Giải pháp công nghệ mở ra kỷ nguyên nuôi thủy sản thông minh

Trong kỷ nguyên công nghệ số, có những chú "cá robot" đang lặng lẽ bơi dưới mặt nước, góp phần thay đổi cách con người nuôi trồng thủy sản.
Mai vàng Huế - Nét vàng di sản, bước tiến khoa học

Mai vàng Huế - Nét vàng di sản, bước tiến khoa học

Đề tài “Nghiên cứu bảo tồn và phát triển giống Mai vàng Huế – Hoàng mai Huế” do PGS.TS Đặng Văn Đông chủ trì, đã ghi dấu ấn về mai vàng đặc hữu Thừa Thiên Huế.
Thiết kế không gian xanh trong nhà phố: Xu hướng sống gần gũi thiên nhiên

Thiết kế không gian xanh trong nhà phố: Xu hướng sống gần gũi thiên nhiên

Thiết kế không gian xanh trong nhà phố không chỉ mang lại giá trị thẩm mỹ mà còn nâng cao chất lượng sống.
Hoa hồi Việt: Từ rẻo cao Lạng Sơn đến chuỗi cung ứng toàn cầu

Hoa hồi Việt: Từ rẻo cao Lạng Sơn đến chuỗi cung ứng toàn cầu

Từ vùng biên giới Lạng Sơn, hoa hồi Việt đang vươn xa, trở thành nguyên liệu chiến lược cho ngành dược - thực phẩm thế giới, mang lại giá trị triệu đô.
Chàng kỹ sư đưa mo cau xuất khẩu, phục vụ khách VIP trên máy bay

Chàng kỹ sư đưa mo cau xuất khẩu, phục vụ khách VIP trên máy bay

Từ chiếc mo cau rụng ngoài vườn, chàng kỹ sư ở Quảng Ngãi đã tái sinh chúng thành chén, đĩa, hộp cơm... để xuất khẩu và phục vụ khách trong khoang VIP của một hãng bay lớn.
Hà Nội: Ghé thăm khu chợ chim cảnh tại thị xã Sơn Tây, cứ thích là mua được

Hà Nội: Ghé thăm khu chợ chim cảnh tại thị xã Sơn Tây, cứ thích là mua được

Chợ chim cảnh tại thị xã Sơn Tây (Hà Nội) diễn ra vào sáng Chủ nhật hàng tuần. Đây là nơi cung cấp những chú chim quý cho những người đam mê chim cảnh.
Mùa sim tím nở: Rước bonsai về nhà, vừa thơm sắc vừa ngọt quả

Mùa sim tím nở: Rước bonsai về nhà, vừa thơm sắc vừa ngọt quả

Vào mùa sim tím, giới chơi cây cảnh rục rịch săn bonsai sim – loài cây vừa có dáng đẹp, hoa rực rỡ lại cho quả ngọt ngào, ăn được và nhiều giá trị.
The Matrix One - Hướng tới “sống chất, sống sang” tại giai đoạn 2 của dự án

The Matrix One - Hướng tới “sống chất, sống sang” tại giai đoạn 2 của dự án

The Matrix One hướng tới xu hướng “sống chất, sống sang” giúp khách hàng tận hưởng cuộc sống thượng lưu với không gian xanh đô thị bền vững, cao cấp.
Sun Mega City: Không gian sống xanh bừng nở giữa miền đất giao hòa 3 dòng sông phía Nam Hà Nội

Sun Mega City: Không gian sống xanh bừng nở giữa miền đất giao hòa 3 dòng sông phía Nam Hà Nội

Giữa vùng đất giao thoa giữa sông Đáy, sông Nhuệ và sông Châu Giang, một đại đô thị mang tên Sun Mega City đang dần hiện rõ. Với quy mô lên tới 1.690 ha, đây không chỉ là công trình bất động sản mà là một tuyên ngôn mạnh mẽ của tập đoàn Sun Group.
Nuôi loài chim hoang dã ngay trong vườn nhà, nông dân thu tiền triệu mỗi tháng nhờ mô hình mới lạ

Nuôi loài chim hoang dã ngay trong vườn nhà, nông dân thu tiền triệu mỗi tháng nhờ mô hình mới lạ 1

Nuôi chim trĩ đang trở thành một trong những nghề nuôi trồng không chỉ bởi vẻ đẹp rực rỡ của chúng mà còn mang lại lợi ích kinh tế cao.
Bỏ việc lương cao về quê nuôi "cá quý tộc", 9X Quảng Nam thu tiền tỷ đều tay

Bỏ việc lương cao về quê nuôi "cá quý tộc", 9X Quảng Nam thu tiền tỷ đều tay

Về quê khởi nghiệp với nghề nuôi cá Koi, loài cá mang biểu tượng may mắn của Nhật Bản, chàng trai 9x ở Quảng Nam đã “bỏ túi” doanh thu 1 - 2 tỷ đồng mỗi năm.
Về Bắc Ninh ăn dưa gang muối đắm đuối hương vị quê nhà

Về Bắc Ninh ăn dưa gang muối đắm đuối hương vị quê nhà

Không quá "nổi" như bánh phu thê Đình Bảng, nem làng Bùi, bánh khúc làng Diềm... nhưng dưa gang muối lại là món ăn rất đỗi dân dã mà lại da diết vào tâm trí của
Khi cây vạn tuế nở hoa: Dấu hiệu cát lành trong phong thuỷ gia trạch

Khi cây vạn tuế nở hoa: Dấu hiệu cát lành trong phong thuỷ gia trạch

Vạn tuế ít khi nở hoa, nhưng mỗi lần nở lại mang ý nghĩa phong thuỷ đặc biệt: chuyển vận, đón lộc và hanh thông. Làm sao để cây ra hoa nơi vườn nhà?
Việt Nam lọt top điểm đến ngắm động vật hoang dã đẹp nhất châu Á

Việt Nam lọt top điểm đến ngắm động vật hoang dã đẹp nhất châu Á

Tạp chí du lịch Wanderlust (Anh) vừa vinh danh Việt Nam là một trong những điểm ngắm động vật hoang dã hấp dẫn nhất châu Á, nhờ hệ sinh thái phong phú.
Cây ngọc bích nở hoa: Điềm lành sinh lộc trong nhà

Cây ngọc bích nở hoa: Điềm lành sinh lộc trong nhà

Cây ngọc bích nở hoa không chỉ là hiện tượng hiếm gặp mà còn là tín hiệu phong thuỷ may mắn, tượng trưng cho tài lộc, phúc khí đang "đơm hoa kết trái".
Sáp nhập tỉnh Tuyên Quang với Hà Giang: Tỉnh mới có bánh nếp Tày nhân trứng kiến, có cả thịt trâu gác bếp

Sáp nhập tỉnh Tuyên Quang với Hà Giang: Tỉnh mới có bánh nếp Tày nhân trứng kiến, có cả thịt trâu gác bếp

Tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang từng trải qua hai lần sáp nhập rồi lại tách riêng. Mỗi lần hợp nhất, tỉnh mới không chỉ ghi nhận mức tăng trưởng kinh tế ấn tượng mà còn có đặc sản nổi tiếng, góp phần thu hút đông đảo du khách ghé thăm.
Bí ẩn đàn dê sống sót hơn 250 năm không nước ngọt trên đảo hoang Brazil

Bí ẩn đàn dê sống sót hơn 250 năm không nước ngọt trên đảo hoang Brazil

Một đàn dê sinh tồn hơn 250 năm trên đảo không nước ngọt ở Brazil khiến giới khoa học bất ngờ, hé lộ khả năng thích nghi chưa từng thấy ở động vật.
Khám phá 4 loài chim cảnh khiến người Trung Hoa mê đắm qua bao thế kỷ

Khám phá 4 loài chim cảnh khiến người Trung Hoa mê đắm qua bao thế kỷ

4 loài chim cảnh này được người Trung Quốc đặc biệt yêu thích nhờ vẻ đẹp thanh tao và giá trị thẩm mỹ nổi bật.
Người phụ nữ Việt và những mùa mộc lan nở rộ ở châu Âu

Người phụ nữ Việt và những mùa mộc lan nở rộ ở châu Âu

Mỗi mùa xuân, khi trời Âu bắt đầu ấm dần lên sau mùa đông dài lạnh giá, cũng là lúc những cây mộc lan cổ thụ trút xuống vòm trời hàng ngàn cánh hoa phơn phớt hồng - trắng.
Trồng cây bản địa: Xu hướng làm đẹp không gian sống và gọi chim về tổ gây sốt toàn cầu

Trồng cây bản địa: Xu hướng làm đẹp không gian sống và gọi chim về tổ gây sốt toàn cầu

Trong những năm gần đây, xu hướng trồng cây bản địa để làm đẹp không gian sống và thu hút chim chóc, côn trùng có lợi đang trở thành tâm điểm chú ý trên toàn cầu.
Người đàn ông 56 tuổi sống một mình trong rừng 27 năm cùng đàn chim

Người đàn ông 56 tuổi sống một mình trong rừng 27 năm cùng đàn chim

Suốt 20 năm, người đàn ông này tự mình chăm sóc đàn chim lên đến 30.000 con.
Hoa hồi Việt: Từ rẻo cao Lạng Sơn đến chuỗi cung ứng toàn cầu

Hoa hồi Việt: Từ rẻo cao Lạng Sơn đến chuỗi cung ứng toàn cầu

Từ vùng biên giới Lạng Sơn, hoa hồi Việt đang vươn xa, trở thành nguyên liệu chiến lược cho ngành dược - thực phẩm thế giới, mang lại giá trị triệu đô.
Loại quả từng rụng đầy gốc không ai nhặt, nay thành đặc sản Tây Bắc, dân tình ráo riết tìm mua

Loại quả từng rụng đầy gốc không ai nhặt, nay thành đặc sản Tây Bắc, dân tình ráo riết tìm mua

Quả sổ là loại quả đặc sản gắn liền với các tỉnh Tây bắc như Bắc Kạn, Cao Bằng, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Hòa Bình…
Chiêm ngưỡng cặp trà lão dáng kỳ vĩ, nhánh như đầu kỳ lân

Chiêm ngưỡng cặp trà lão dáng kỳ vĩ, nhánh như đầu kỳ lân

Cặp cây trà lão trên 100 tuổi và 2 cây mai chiếu thủy của Thiếu tướng Vũ Cao Quân, nguyên Ủy viên Ban thường vụ Thành ủy, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự TP.Cần Thơ khiến nhiều người yêu cây cảnh trầm trồ vì đạt đỉnh cao bonsai cổ.
Loài hoa mang tên thúy châu: Chẳng rực rỡ nhưng vẫn khiến người ta nhớ mãi

Loài hoa mang tên thúy châu: Chẳng rực rỡ nhưng vẫn khiến người ta nhớ mãi

Hoa thúy châu không rực rỡ nhưng lại đẹp theo một kiểu riêng khiến những người yêu hoa mỗi khi nhìn thấy là không thể rời mắt.
Ngắm những tác phẩm lục bình độc đáo từ cây cảnh của chàng trai 9X

Ngắm những tác phẩm lục bình độc đáo từ cây cảnh của chàng trai 9X

Xuất phát từ niềm đam mê nghệ thuật, chàng trai trẻ Trần Doãn Dũng đã biến ước mơ thành hiện thực bằng cách tạo nên những tác phẩm độc đáo từ cây cảnh.
Chỉ thị số 42-CT/TW góp phần thúc đẩy sự phát triển của Liên hiệp Hội Việt Nam

Chỉ thị số 42-CT/TW góp phần thúc đẩy sự phát triển của Liên hiệp Hội Việt Nam

Trong bối cảnh đất nước bước vào giai đoạn phát triển mới với nhiều yêu cầu cấp bách về khoa học, công nghệ, chuyển đổi số, việc giao nhiệm vụ cụ thể, thiết thự
Ngắm những tác phẩm lục bình độc đáo từ cây cảnh của chàng trai 9X

Ngắm những tác phẩm lục bình độc đáo từ cây cảnh của chàng trai 9X

Xuất phát từ niềm đam mê nghệ thuật, chàng trai trẻ Trần Doãn Dũng đã biến ước mơ thành hiện thực bằng cách tạo nên những tác phẩm độc đáo từ cây cảnh.
Hơn 1.000 tác phẩm tham gia Triển lãm sinh vật cảnh huyện Văn Giang mở rộng 2025

Hơn 1.000 tác phẩm tham gia Triển lãm sinh vật cảnh huyện Văn Giang mở rộng 2025

Triển lãm Sinh vật cảnh Huyện Văn Giang mở rộng năm 2025 được tổ chức, là sự kiện quan trọng có ý nghĩa vô cùng to lớn.
Hội thảo “Cây cảnh - Thuốc nam chăm sóc sức khỏe cộng đồng” tại Hải Phòng

Hội thảo “Cây cảnh - Thuốc nam chăm sóc sức khỏe cộng đồng” tại Hải Phòng

Hội thảo chuyên đề “Cây cảnh - Thuốc nam chăm sóc sức khỏe cộng đồng” đã được tổ chức long trọng, thu hút hơn 100 đại biểu tham dự.
Vinhomes Green Paradise: Kỳ quan đô thị lấn biển lớn nhất Việt Nam chính thức khởi công

Vinhomes Green Paradise: Kỳ quan đô thị lấn biển lớn nhất Việt Nam chính thức khởi công

Sáng 19/4/2025, tại vùng cửa biển Long Hòa - Cần Giờ, Tập đoàn Vingroup chính thức khởi công dự án siêu đô thị du lịch lấn biển Vinhomes Green Paradise.
Choáng ngợp trước căn nhà vườn vài trăm mét vuông MC Quyền Linh dành tặng các con gái

Choáng ngợp trước căn nhà vườn vài trăm mét vuông MC Quyền Linh dành tặng các con gái

MC Quyền Linh đã xây một căn nhà vườn rộng, xum xuê cây trái để các con có thể ra ở riêng khi trưởng thành.
Chiêm ngưỡng cặp trà lão dáng kỳ vĩ, nhánh như đầu kỳ lân

Chiêm ngưỡng cặp trà lão dáng kỳ vĩ, nhánh như đầu kỳ lân

Cặp cây trà lão trên 100 tuổi và 2 cây mai chiếu thủy của Thiếu tướng Vũ Cao Quân, nguyên Ủy viên Ban thường vụ Thành ủy, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự TP.Cần Thơ khiến nhiều người yêu cây cảnh trầm trồ vì đạt đỉnh cao bonsai cổ.
Mẹ đảm Cần Thơ trồng rau xanh theo mùa tự cung tự cấp

Mẹ đảm Cần Thơ trồng rau xanh theo mùa tự cung tự cấp

Sân thượng chỉ 30m² nhưng chị Thuý Lê (1990, An Bình - Cần Thơ) vẫn duy trì vườn rau xanh tốt quanh năm, cung cấp đủ cho cả nhà và làm chốn thư giãn mỗi ngày.
Bỏ việc văn phòng lương ngàn đô, chàng kỹ sư biến xương rồng thành đồ ăn thức uống

Bỏ việc văn phòng lương ngàn đô, chàng kỹ sư biến xương rồng thành đồ ăn thức uống

Lắng nghe ý tưởng khởi nghiệp của anh Trần Bảo Huy từ xương rồng, nhiều người mắng anh “bị khùng” và cho rằng dự án của anh sẽ thất bại.
Hội thảo “Cây cảnh - Thuốc nam chăm sóc sức khỏe cộng đồng” tại Hải Phòng

Hội thảo “Cây cảnh - Thuốc nam chăm sóc sức khỏe cộng đồng” tại Hải Phòng

Hội thảo chuyên đề “Cây cảnh - Thuốc nam chăm sóc sức khỏe cộng đồng” đã được tổ chức long trọng, thu hút hơn 100 đại biểu tham dự.
Hợp tác xã Trường Sơn: Số hóa bảo tồn, phát triển thương hiệu trà hoa vàng

Hợp tác xã Trường Sơn: Số hóa bảo tồn, phát triển thương hiệu trà hoa vàng

Số hóa bảo vệ và phát triển thương hiệu trà hoa vàng rất thiết thực trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay, đặc biệt với các sản phẩm nông sản đặc hữu.
Từ phân bón giả đến chuyển đổi xanh: Cơ hội trong thách thức

Từ phân bón giả đến chuyển đổi xanh: Cơ hội trong thách thức

Giữa thực trạng phân bón giả tràn lan, người nông dân đang trở thành nạn nhân bất đắc dĩ. Nhưng đôi khi, chính những cú va đập đau đớn lại mở ra cơ hội nhìn lại, thay đổi và tiến lên. Lúc này đây, khi niềm tin bị bào mòn bởi những bao phân rởm, là lúc câu chuyện chuyển đổi xanh, sản xuất hữu cơ cần được đẩy lên như một lối thoát – bền vững, an toàn và thiết yếu.
Bỏ phố về quê: Cặp vợ chồng trẻ biến đất cằn thành cơ nghiệp đáng giá, thu nhập trăm triệu/tháng

Bỏ phố về quê: Cặp vợ chồng trẻ biến đất cằn thành cơ nghiệp đáng giá, thu nhập trăm triệu/tháng

Chuyện khởi nghiệp từ nông nghiệp đến việc sáng tạo nội dung đem lại mức thu nhập trăm triệu/tháng của cặp vợ chồng người Mường đang được nhiều người quan tâm.
Thạch thảo kép: Loài hoa "độc bản" của người phụ nữ Hải Phòng và hành trình tìm bình yên cho tâm hồn

Thạch thảo kép: Loài hoa "độc bản" của người phụ nữ Hải Phòng và hành trình tìm bình yên cho tâm hồn

Trong ngôi nhà nhỏ xinh giữa lòng thành phố cảng, những bình hoa thạch thảo kép bung nở rực rỡ, ngập tràn sức sống như chính tinh thần đầy yêu thương và đam mê hoa lá của chị H. - một người phụ nữ yêu hoa, yêu thiên nhiên và chọn cắm hoa làm liệu pháp chữ
Nghệ nhân Nguyễn Phước Lộc: Người giữ hồn bonsai Việt

Nghệ nhân Nguyễn Phước Lộc: Người giữ hồn bonsai Việt

Hơn 30 năm gắn bó với nghệ thuật bonsai, nghệ nhân Nguyễn Phước Lộc không chỉ sở hữu bộ sưu tập bonsai độc đáo mà còn sáng lập Bảo tàng Bonsai Sa Đéc.
“Đại lão” bồ đề hơn 900 năm tuổi, xòe tay giữa làng cổ Dịch Diệp

“Đại lão” bồ đề hơn 900 năm tuổi, xòe tay giữa làng cổ Dịch Diệp

Cây bồ đề gần nghìn tuổi ở Nam Định có hình dáng độc đáo như bàn tay xòe 5 ngón, là chứng nhân sống động của làng cổ Dịch Diệp suốt từ thời Lý.
Xem thêm
Ngắm ngôi nhà cổ bằng gỗ mít triệu đô không bán của lão nông xứ Quảng

Ngắm ngôi nhà cổ bằng gỗ mít triệu đô không bán của lão nông xứ Quảng

Ngôi nhà cổ gần 200 năm tuổi bằng gỗ mít ở làng Lộc Yên (Quảng Nam) từng nhiều lần được đại gia đến trả giá cả triệu đô nhưng chủ nhân một mực từ chối.
Xem thêm
Cây dành dành: Vị thuốc trong chậu cảnh ai cũng nên biết

Cây dành dành: Vị thuốc trong chậu cảnh ai cũng nên biết

Cây dành dành bonsai không chỉ nổi bật với vẻ đẹp tinh tế, dáng thế thanh tao và hương thơm dễ chịu, mà còn được biết đến là vị thuốc quý trong dân gian.
Xem thêm
13 loài lan rừng quý hiếm Việt Nam đang "kêu cứu" trong Sách Đỏ

13 loài lan rừng quý hiếm Việt Nam đang "kêu cứu" trong Sách Đỏ

Vẻ đẹp kiêu sa và độc đáo khiến lan rừng Việt Nam trở thành báu vật trong giới yêu hoa. Thế nhưng, nhiều loài giờ đây chỉ còn hiện diện trong Sách Đỏ.
Xem thêm
Độc đáo cây đa 1.000 năm tuổi hình con nai trên bán đảo Sơn Trà

Độc đáo cây đa 1.000 năm tuổi hình con nai trên bán đảo Sơn Trà

Với tuổi đời gần 1.000 năm, cây đa có hình dáng giống một con nai rừng ở Đà Nẵng thu hút rất nhiều du khách lặn lội tìm đến để khám phá, chiêm ngưỡng.
Xem thêm