Cải tạo, sửa chữa Công viên Cầu Giấy nhằm đảm bảo kiến trúc, cảnh quan khu vực tạo dựng không gian xanh cho người dân
![]() |
Chủ tịch HĐND thành phố, Trưởng Ban chỉ đạo Chương trình 03 của Thành ủy phát biểu chỉ đạo tại hội nghị (Ảnh Hanoionline) |
Thành phố đã hoàn thành xây dựng, cải tạo 62 công viên, vườn hoa, đạt 137,7% chỉ tiêu đề ra
Ngày 20/3, chia sẻ trên báo chí Phó Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn, Trưởng Ban chỉ đạo Chương trình 03 của Thành ủy về “Chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị giai đoạn 2021-2025” nhấn mạnh tại hội nghị tổng kết Chương trình.
Chương trình số 03 về “Chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị giai đoạn 2021-2025” với 19 chỉ tiêu, 56 nhiệm vụ trọng tâm và 41 dự án, công trình trọng điểm. Chương trình có ý nghĩa rất quan trọng để thúc đẩy phát triển đô thị gắn với chỉnh trang, tái thiết đô thị và phát triển kinh tế đô thị.
Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, việc triển khai, thực hiện Chương trình số 03-CTr/TU của Thành ủy được thực hiện nghiêm túc, trách nhiệm, với những cách làm đổi mới, sáng tạo, khoa học, hiệu quả, thực chất, lan tỏa sâu rộng, có sự tham gia tích cực của các cấp, các ngành, cả hệ thống chính trị từ thành phố đến cơ sở. Từ đó, Chương trình đã có những kết quả quan trọng, có các sản phẩm cụ thể, đóng góp quan trọng trong những kết quả chung của thành phố trong phát triển kinh tế xã hội, xây dựng, quản lý đô thị, giải quyết nhiều vấn đề dân sinh, bức xúc đặt ra trong quá trình phát triển của thành phố, góp phần hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội lần thứ 17 của Đảng bộ thành phố đã đặt ra.
Thành phố đã hoàn thành xây dựng, cải tạo 62 công viên, vườn hoa, đạt 137,7% chỉ tiêu đề ra. Một số công viên lớn cũng đã được chỉnh trang, cải tạo để kết nối không gian đi bộ, tạo điều kiện cho nhân dân dễ dàng tiếp cận và thụ hưởng những không gian xanh, sạch, đẹp. Thành phố đã mở rộng thêm 5 tuyến phố đi bộ, tạo không gian giao lưu văn hóa, du lịch cho người dân Thủ đô, vượt chỉ tiêu đề ra.
Thành phố tiếp tục tập trung vào công tác chỉnh trang hè, đường phố, hạ tầng kỹ thuật đô thị, hạ ngầm đường dây, cáp viễn thông, điện lực tại các tuyến phố trên địa bàn thành phố Hà Nội. Hiện đã triển khai chỉnh trang 256 tuyến phố, vượt kế hoạch đề ra 42%.
Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố, Trưởng Ban chỉ đạo Chương trình 03 Nguyễn Ngọc Tuấn nhấn mạnh, những kết quả đạt được trong Chương trình đã góp phần tích cực trong công tác chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị, là nền tảng cho sự phát triển kinh tế đô thị của Thành phố. Trưởng Ban chỉ đạo biểu dương, ghi nhận, đánh giá cao sự cố gắng, nỗ lực của các cấp, các ngành, cả hệ thống chính trị của thành phố trong việc triển khai, thực hiện Chương trình số 03-CTr/TU của Thành ủy giai đoạn 2021-2025.
Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình số 03 của Thành ủy cũng đã thẳng thắn chỉ ra những tồn tại, hạn chế, khó khăn cần khắc phục trong thời gian tới như: Tiến độ cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ còn chậm; Tỷ lệ vận tải hành khách công cộng đạt thấp (19,5%); Công tác triển khai thực hiện các dự án thuộc Danh mục các công trình ưu tiên đầu tư triển khai thực hiện trong giai đoạn 2021- 2025 chưa đáp ứng yêu cầu. Kết quả thực hiện chỉ tiêu tại một số quận, huyện, thị xã đạt kết quả còn thấp so với bình quân chung của thành phố.
Trưởng Ban chỉ đạo Nguyễn Ngọc Tuấn khẳng định, đất nước và Thủ đô đang chuyển sang một giai đoạn phát triển mới, với nhiều nhiệm vụ rất quan trọng theo quan điểm, chủ trương của Đảng và đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm là đưa đất nước tiếp tục phát triển nhanh, bền vững trong “kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”. Chính vì thế, công tác chỉnh trang, phát triển đô thị và kinh tế đô thị là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục và không có điểm dừng.
Một nhiệm vụ quan trọng được Trưởng Ban chỉ đạo yêu cầu, đó là thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp nhằm cải thiện chất lượng không khí; xử lý cơ bản ô nhiễm môi trường nước các hệ thống sông, hồ; hoàn thành cải tạo môi trường sông Nhuệ, sông Đáy, sông Tô Lịch; các chương trình chống úng, ngập; xử lý rác thải, nước thải, trồng cây xanh đô thị... theo quy hoạch. Thời gian tới, hoàn thành phương án bổ cập nước cho sông Tô Lịch nhằm cải thiện môi trường…..
Liên doanh Công ty CP Xây dựng và Môi trường Hà Nội - Công ty CP tư vấn đầu tư xây dựng Hà Thành trúng gói thầu Cải tạo, sửa chữa Công viên Cầu Giấy trị giá hơn 59,5 tỷ đồng
Công viên Cầu Giấy - một trong những không gian xanh quan trọng của quận Cầu Giấy (TP Hà Nội) sau thời gian dài xuống cấp tđang được tiến hành cải tạo, sửa chữa.
Công viên Cầu Giấy nằm trên đường Thành Thái (phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội) được khánh thành vào năm 2014, với diện tích rộng khoảng 6.540 m2, vốn đầu tư ban đầu là 8 tỷ đồng bằng nguồn vốn xã hội hóa. Công viên này từng là một điểm đến hấp dẫn của người dân Thủ đô với ba khu vực chính: khu vui chơi trẻ em, khu thể dục thể thao và khu hồ nước quảng trường.
Tuy nhiên, sau 10 năm đi vào hoạt động, nhiều hạng mục trong Công viên Cầu Giấy như: Khu vui chơi cho trẻ em, nhà vệ sinh, cổng ra vào, đèn điện, ghế đá, gạch lát đường... đã xuống cấp nghiêm trọng, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cho người dân, đặc biệt là trẻ em.
Trong đó, khu vực xuống cấp nghiêm trọng nhất là khu vui chơi dành cho trẻ em. Tại đây, thảm cỏ nhân tạo nhiều vị trí đã bị rách, bong tróc từng mảng lớn làm lộ ra những mảng bê tông cứng, lồi lõm.
![]() |
Ngày 20/8/2024 UBND quận Cầu Giấy có Quyết định số 2384/QĐ-UBND về việc phê duyệt dự án “Cải tạo, sửa chữa Công viên Cầu Giấy” |
Trước thực trạng trên, ngày 20/8/2024 UBND quận Cầu Giấy có Quyết định số 2384/QĐ-UBND về việc phê duyệt dự án “Cải tạo, sửa chữa Công viên Cầu Giấy”. Tiếp tục ngày 19/12/2024, UBND quận Cầu Giấy có quyết định số 3360/QĐ-UBND “Về việc phê duyệt điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà thầu dự án: Cải tạo, sửa chữa Công viên Cầu Giấy”. Với tổng mức đầu tư là 66.280.000.000 đồng được chia làm 8 gói thầu. Mục tiêu đầu tư: Cải tạo, sửa chữa Công viên Cầu Giấy nhằm đảm bảo kiến trúc, cảnh quan khu vực tạo dựng không gian thư giãn, nghỉ ngơi rèn luyện sức khỏe và tham gia các hoạt động sinh hoạt cộng đồng cho nhân dân trên địa bàn.
Ngày 24/12/2024, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng (Ban QLDA ĐTXD) quận Cầu Giấy có Quyết định phê duyệt E-HSMT số E2400602485_2412241639 cho Gói thầu số 11 “Thi công xây dựng và cung cấp lắp đặt thiết bị công trình” thuộc kế hoạch lựa chọn nhà thầu dự án “Cải tạo, sửa chữa Công viên Cầu Giấy”. Ngày 20/01/2025, Ban QLDA ĐTXD quận Cầu Giấy phê duyệt Gói thầu số 11 “Thi công xây dựng và cung cấp lắp đặt thiết bị công trình”, với giá gói thầu 59.751.947.710 đồng và Liên danh Công ty cổ phần Xây dựng và Môi trường Hà Nội - Công ty cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng Hà Thành trúng thầu với giá 59.572.094.360 đồng. Trong đó, gói thầu trên có nhà thầu phụ là Công ty TNHH Việt Pháp (giá trị ước tính 1,911% giá dự thầu) và Công ty cổ phần phát triển hạ tầng xanh Hà Nội (giá trị ước tính 14,6% giá dự thầu). Được biết, hiện nay ông Nguyễn Việt Trung làm Giám đốc Ban QLDA ĐTXD quận Cầu Giấy (TP. Hà Nội).
![]() |
Liên danh Công ty cổ phần Xây dựng và Môi trường Hà Nội - Công ty cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng Hà Thành trúng thầu với giá 59.572.094.360 đồng do Ban QLDA ĐTXD quận Cầu Giấy |
Theo ghi nhận vào ngày 20/3, các đơn vị thi công tiến hành cải tạo, sửa chữa những hạng mục như đèn điện, khu vui chơi trẻ em, di dời cây xanh, thảm cỏ và xử lý các thiết bị hư hỏng, xuống cấp để phục vụ quá trình thi công. Nhiều cây xanh trong công viên được cắt tỉa gọn gàng. Bên ngoài khu vực rào chắn thi công, người dân vẫn có thể tập thể dục, đi dạo.
Được biết, quy mô dự án gồm cải tạo nâng cấp công viên với diện tích 95.282m2; Diện tích hồ nước 14.808m2; Diện tích xây dựng công trình gồm: chòi nghỉ, nhà vệ sinh… khoảng 899m2.
Theo đó, phần xây dựng sẽ đánh chuyển vị trí một số cây xanh. Trồng bổ sung cây theo thiết kế cảnh quan. Khu A2, B1, B2, D, E xây bó bồn cây kết hợp sử dụng làm nơi ngồi nghỉ, bề mặt hoàn thiện bằng bê tông đá mài; Khu C, xây mới suối nước nhân tạo chạy dọc lên đồi cỏ hiện trạng tạo thành thác nước, hai bên suối đặt đá trang trì kết hợp cây bụi tạo cảnh quan, đường dạo; Khu G, di chuyển các cây xanh không phải cây ban về các khu vực khác, trồng bổ sung cây hoa ban;….
Dự án dự kiến sẽ hoàn tất vào tháng 10/2025, với sự đầu tư bài bản và quy mô lớn, công viên hứa hẹn mang đến một không gian xanh hiện đại, tiện nghi và gần gũi hơn với cộng đồng. Đây không chỉ là sự thay đổi về diện mạo mà còn là sự nâng cấp về chất lượng cuộc sống cho người dân Thủ đô.
Một số hình ảnh PV ghi nhận tại dự án Cải tạo, sửa chữa Công viên Cầu Giấy vào ngày 20/3
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Nhiều cây xanh trong công viên được cắt tỉa gọn gàng |
Công ty cổ phần Xây dựng và Môi trường Hà Nội (địa chỉ tại ngõ 165 đường Cầu Giấy, tổ 17, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội) và doanh nghiệp đăng ký lần đầu ngày 18/01/2005, đăng ký thay đổi lần thứ 6 ngày 10/12/2020 do Nguyễn Quốc Cường (SN 1978) là người đại diện pháp luật với chức vụ Giám đốc. Doanh nghiệp có vốn điều lệ 50 tỷ đồng với ngành nghề chính là Xây dựng nhà để ở.
Công ty CP tư vấn đầu tư xây dựng Hà Thành (địa chỉ tại KĐTM Dịch Vọng, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội) và doanh nghiệp đăng ký lần đầu ngày 11/5/2007, đăng ký thay đổi lần thứ 13 ngày 20/3/2023 do Hoàng Cao Linh (SN 1962) là người đại diện pháp luật với chức vụ Giám đốc. Doanh nghiệp có vốn điều lệ 120 tỷ đồng với ngành nghề chính là Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan.
Thông tin tham khảo:
https://tuoitrethudo.vn/ha-noi-xay-moi-cai-tao-duoc-62-cong-vien-vuon-hoa-273685.html
https://hanoionline.vn/ha-noi-xay-moi-cai-tao-62-vuon-hoa-trong-bon-nam-315840.htm
Tin mới


Vẻ đẹp hoa Lan Hoàng thảo kèn – Tinh hoa của núi rừng Tây Bắc

Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành tạo điều kiện cho Hà Nội quy hoạch dọc sông Hồng
Tin bài khác

Cam Lục Ngạn được bảo hộ chỉ dẫn địa lý – Khẳng định thương hiệu nông sản đặc sản Bắc Ninh

Quy định xuất khẩu hoa tươi sang EU: Những điều doanh nghiệp Việt cần biết

Sen Việt Nam – Từ biểu tượng văn hóa đến ngành hàng kinh tế xanh nhiều triển vọng
Đọc nhiều

Nhà vườn Phạm Huế: Đam mê cây xanh và triết lý “chung một cội nguồn”

Nhà vườn An Hiên: "Tinh hoa đệ nhất nhà vườn" xứ Huế

Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Người xưa dạy: Chọn cây hợp mệnh để giữ khí nhà, vượng tài, an thân

Người xưa dặn con cháu nên trồng 3 loại cây này ở hướng Thanh Long

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Từ chiếc lá tưởng như bỏ đi, nữ nhân viên văn phòng khởi nghiệp với nước rửa chén sinh học

Giữ hồn đá cổ, tôn vinh bonsai nghệ thuật tại khu vườn của nghệ nhân Hưng Yên

"Đất lành chim đậu" và 4 loài vật mang lại may mắn khi xuất hiện tình cờ trong nhà

Ba nông dân đổi đời "trồng ra bạc tỷ" khi chuyển đổi cây trồng

Văn Phú – Đèo Cả đề xuất Đại lộ cảnh quan ven sông Hồng

Lạng Sơn siết chặt quản lý vật tư nông nghiệp, đảm bảo vụ mùa thắng lợi

Cây cũng biết hù dọa: 16 loài thực vật kỳ quái nhất thế giới

Báo quốc tế: Cá cơm ít dần, nước mắm truyền thống Việt Nam đối mặt tương lai bất định

Tìm lời giải cho bài toán khai thác đất bãi ven sông Hồng

Bắp cải tí hon: Giống rau "ngoại" đắt đỏ luôn bán chạy tại siêu thị Việt

Loại quả khổng lồ này đang là điểm nhấn thú vị của du lịch sáng tạo tại Đà Lạt

Chanh ngón tay: loại chanh đắt nhất thế giới, giới nhà giàu Việt vẫn tranh nhau đặt mua

Công ty Môi Trường Xanh trúng hàng loạt gói thầu chăm sóc cây xanh tại nhiều địa phương

Sầu riêng vươn đất đồi, hai nông dân đổi đời

Nghề làm bánh đa nem Thổ Hà được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Những loại cây trồng quanh nhà “gắn liền phúc khí”, dân gian cho rằng không nên chặt bỏ

Thiên đường sen và thung lũng hoa giữa lòng Thủ đô

Không gian xanh đô thị: Cây - hoa cảnh có thể làm nên một thành phố đẹp đến mức nào?

Lá phổi sinh thái mang tên Công viên Thực vật cảnh Việt Nam

Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Hướng dẫn quy trình nuôi động vật hoang dã đúng pháp luật và đầy đủ thủ tục

Nghe nghệ nhân Dũng Coca chỉ cách khai thác duối tự nhiên về làm cảnh
