Cây trồng “lên hương, xuống dốc” ở ĐBSCL: Bài học từ những cuộc chạy theo phong trào

Cây nhãn, khoai lang và cam sành là ba ví dụ điển hình cho xu hướng phát triển ồ ạt rồi nhanh chóng thoái trào ở ĐBSCL trong 20 năm qua.
aa

Trong hai thập kỷ qua, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã chứng kiến sự thăng trầm của nhiều loại cây trồng. Không ít nông dân từng đổi đời nhờ bắt kịp “thời cơ”, nhưng cũng có không ít người rơi vào cảnh nợ nần vì trồng cây theo phong trào, thiếu tính toán dài hạn.

Theo Báo Cần Thơ, cây nhãn, khoai lang và cam sành là ba ví dụ điển hình cho xu hướng phát triển ồ ạt rồi nhanh chóng thoái trào ở ĐBSCL trong 20 năm qua.

Cây trồng “lên hương, xuống dốc” ở ĐBSCL: Bài học từ những cuộc chạy theo phong trào

Nhãn – từ cây trồng chủ lực đến nỗi lo dịch bệnh

Đầu những năm 2000, cây nhãn bùng nổ mạnh mẽ ở Vĩnh Long (tỉnh cũ, trước khi hợp nhất với tỉnh Bến Tre, Trà Vinh), Năm 2003, diện tích nhãn đạt đỉnh với hơn 11.000 ha, sản lượng trên 91.000 tấn. Nhãn tiêu da bò được ưa chuộng, giá cao có thời điểm lên đến 20.000 đồng/kg, tạo ra nguồn thu nhập lớn cho nhiều hộ nông dân.

Đáp lại nhu cầu thị trường, người dân ồ ạt cải tạo vườn tạp, lấp mương, lên liếp trồng nhãn. Tỉnh cũng định hướng nhãn trở thành cây trồng chủ lực thứ hai, sau lúa.

Tuy nhiên, từ sau năm 2003, giá nhãn bắt đầu lao dốc. Có thời điểm, giá bán tại vườn chỉ còn 500 đồng/kg nhưng vẫn không có người thu mua. Dịch bệnh trên cây nhãn lan rộng, nhiều nhà vườn phải phá bỏ vườn cây để tránh lỗ thêm. Đến năm 2024, diện tích nhãn toàn tỉnh chỉ còn khoảng 5.980 ha, chưa bằng một nửa so với giai đoạn đỉnh cao.

Khoai lang – mất phương hướng khi thị trường biến động

Khoai lang từng là cây trồng chủ lực đứng thứ ba của tỉnh Vĩnh Long mới, tập trung nhiều ở các xã Tân Lược, Tân Quới, Mỹ Thuận. Từ năm 2008 đến 2018, phong trào trồng khoai lang phát triển mạnh mẽ. Diện tích đạt đỉnh vào năm 2018 với gần 15.000 ha, sản lượng vượt 380.000 tấn.

Giá khoai lang, đặc biệt là khoai tím Nhật, từng đạt 1,3 triệu đồng/tạ (60 kg), mang lại thu nhập cao cho nông dân. Tuy nhiên, thị trường xuất khẩu lại phụ thuộc quá lớn vào Trung Quốc. Khi thị trường này gặp khó khăn – đặc biệt trong giai đoạn 2021–2022 do ảnh hưởng của COVID-19 – giá khoai giảm mạnh, đầu ra bế tắc.

Mặc dù năm 2024 đã có chuyến xuất khẩu chính ngạch đầu tiên sang Trung Quốc, nhưng mức giá chỉ hồi phục trong thời gian ngắn. Sang năm 2025, giá khoai tím Nhật chỉ còn 400.000 đồng/tạ, các giống khoai khác dao động quanh mức 230.000–250.000 đồng/tạ. Diện tích trồng giảm mạnh, mỗi vụ chỉ còn dưới 400 ha.

Cam sành – từ đỉnh cao về diện tích đến khó tiêu thụ

Cây trồng “lên hương, xuống dốc” ở ĐBSCL: Bài học từ những cuộc chạy theo phong trào

Tại Vĩnh Long, cây cam sành từng được kỳ vọng thay thế nhãn và khoai lang trở thành cây ăn trái chủ lực. Ban đầu, cam sành được trồng tại huyện Tam Bình rồi mở rộng sang Trà Ôn, Vũng Liêm. Sau khi khống chế được dịch bệnh vàng lá gân xanh và vàng lá thối rễ, cam sành phát triển nhanh chóng.

Từ năm 2019 đến 2022, diện tích trồng cam sành tăng từ 1.600 ha lên hơn 15.400 ha, chiếm gần 1/4 diện tích cây ăn trái toàn tỉnh. Giá bán cao, từ 20.000–30.000 đồng/kg, giúp nhiều nhà vườn ổn định kinh tế.

Tuy nhiên, từ cuối năm 2023 đến nay, giá cam liên tục giảm, chỉ còn 2.000–5.000 đồng/kg tại vườn. Hoạt động “giải cứu” cam sành diễn ra tại nhiều địa phương. Người trồng cam hiện rơi vào tình cảnh khó khăn khi thu nhập không đủ bù chi phí đầu tư.

Vì sao cây trồng “lên rồi lại xuống”?

Theo các chuyên gia nông nghiệp, có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự trồi sụt của các loại cây trồng nói trên. Trong đó, yếu tố thị trường – đặc biệt là cung cầu nội địa và xuất khẩu – đóng vai trò then chốt.

Nguồn cung mất cân đối theo mùa vụ

Nhiều năm trước, nông dân chưa có kinh nghiệm xử lý cây ăn trái ra hoa trái nghịch vụ. Phần lớn sản lượng thu hoạch dồn vào một thời điểm trong năm, khiến thị trường dư thừa và giá rớt. Mùa vụ kết thúc, nguồn cung khan hiếm trở lại, giá lại tăng.

Gần đây, kỹ thuật xử lý ra hoa trái mùa dần phổ biến. Tuy nhiên, do sản lượng trái vụ không đáng kể, nên tác động đến giá cũng không nhiều. Trong khi đó, các vụ chính vẫn chiếm tỷ trọng lớn, dẫn đến cung vẫn vượt cầu.

Thiếu liên kết sản xuất và phân phối

Một điểm yếu khác là tình trạng sản xuất manh mún, tự phát. Hầu hết nông dân quyết định thời điểm xử lý cây ra hoa, ra trái dựa theo giá bán của vụ trước mà không có thông tin chính xác về sản lượng thị trường. Khi nhiều người cùng đưa sản phẩm ra thị trường vào một thời điểm, giá lập tức giảm.

Việc thiếu liên kết giữa người trồng với các doanh nghiệp, hợp tác xã khiến khâu phân phối kém hiệu quả, sản phẩm khó đến được các kênh tiêu thụ ổn định.

Phụ thuộc vào thị trường xuất khẩu lớn

Thị trường Trung Quốc và Đài Loan từng là đầu ra quan trọng cho khoai lang, nhãn, cam sành. Tuy nhiên, khi nhu cầu từ các thị trường này giảm hoặc thay đổi chính sách nhập khẩu, lập tức ảnh hưởng đến giá và sản lượng tiêu thụ.

Ngoài ra, trong các giai đoạn “sốt giá”, nhiều nơi xuất hiện tình trạng gian lận thương mại như trà trộn hàng kém chất lượng, sản phẩm chưa đạt tiêu chuẩn để xuất khẩu. Những hành vi này làm giảm uy tín sản phẩm nông sản Việt trên thị trường quốc tế, khiến các đối tác chuyển sang mua hàng từ Thái Lan hoặc nước khác.

Chuỗi sản xuất thiếu ổn định

Các chuyên gia cho rằng, chuỗi giá trị của nông sản ĐBSCL vẫn còn rời rạc. Nhà vườn tập trung vào khâu trồng trọt, trong khi khâu thu hoạch, bảo quản, chế biến và tiêu thụ chưa được đầu tư đúng mức. Hậu quả là sản phẩm nông sản có lúc thừa, có lúc thiếu, giá biến động mạnh, ảnh hưởng đến thu nhập của người trồng.

Tránh “vết xe đổ” cho cây trồng mới

Hiện nay, một số cây trồng khác như dừa đang bước vào thời kỳ phát triển mạnh ở ĐBSCL. Để tránh lặp lại bài học cũ, các địa phương và nhà vườn được khuyến cáo cần thay đổi tư duy sản xuất, hướng đến mô hình liên kết chuỗi, sản xuất theo đơn đặt hàng và truy xuất nguồn gốc.

Liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp, hợp tác xã sẽ giúp kiểm soát tốt sản lượng, chất lượng, phân phối sản phẩm hợp lý hơn và nâng cao khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn xuất khẩu.

Bên cạnh đó, việc ứng dụng công nghệ trong dự báo nhu cầu thị trường, xử lý cây trồng ra hoa trái đúng thời điểm, cũng là yếu tố quan trọng để duy trì sự ổn định, tránh tình trạng “trồng rồi chặt, chặt rồi trồng” lặp lại trong tương lai.

Việt Anh

Tin mới

Đại hội Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam: Đoàn kết – Sáng tạo – Phát triển

Đại hội Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam: Đoàn kết – Sáng tạo – Phát triển

Ngày 21/7, tại Hà Nội, Đại hội Đảng bộ Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam nhiệm kỳ 2025-2030 chính thức khai mạc với 135 đại biểu. Đại hội mang chủ đề “Đoàn kết – Sáng tạo – Phát triển”, tập trung tổng kết nhiệm kỳ 2020-2025, đề ra mục tiêu, giải pháp mới, phát huy sức mạnh đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước.

Tin bài khác

Doanh nhân bỏ phố về quê trồng cây thuốc 2.000 năm tuổi, thu hàng chục tỷ mỗi năm

Doanh nhân bỏ phố về quê trồng cây thuốc 2.000 năm tuổi, thu hàng chục tỷ mỗi năm

Từ bỏ công việc thu nhập tiền tỷ tại Thâm Quyến, ông Trịnh Hiền Quý trở về quê nhà Lạc An (Giang Tây, Trung Quốc) để khởi nghiệp với cây hoàng tinh – một loại dược liệu quý bị thị trường lãng quên.
Vải thiều Việt Nam lần đầu lên kệ hệ thống siêu thị lớn nhất Mỹ

Vải thiều Việt Nam lần đầu lên kệ hệ thống siêu thị lớn nhất Mỹ

Lô vải thiều tươi từ Bắc Ninh đã được phân phối vào chuỗi bán lẻ Costco – hệ thống siêu thị lớn nhất nước Mỹ.
Lào Cai: Phát hiện rừng cây cổ thụ quý hiếm rộng 100ha ở độ cao gần 3.000m

Lào Cai: Phát hiện rừng cây cổ thụ quý hiếm rộng 100ha ở độ cao gần 3.000m

Quần thể cây Vân sam Fansipan cổ thụ vừa được phát hiện trong khu rừng nguyên sinh thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Bát Xát, tỉnh Lào Cai mới, ở độ cao khoảng 2.800m. Quần thể này có diện tích khoảng 100ha, với nhiều cây cổ thụ cao từ 20 đến 40 mét, đường kính lên tới 1 mét.
Xem thêm
Nhà vườn Phạm Vĩnh: Bảo tàng sống của cây cảnh đất Ninh Bình

Nhà vườn Phạm Vĩnh: Bảo tàng sống của cây cảnh đất Ninh Bình

Tại xã Hải Hậu, tỉnh Ninh Bình, giữa những ngôi làng bình yên bên bờ sông Ninh Cơ, có một khu vườn cây cổ nổi tiếng gắn liền với tên tuổi ông Phạm Văn Vĩnh.
Người phụ nữ Khmer “thổi hồn” dòng lan "quý tộc" thành cơ nghiệp tỷ đồng và tạo sinh kế cho địa phương

Người phụ nữ Khmer “thổi hồn” dòng lan "quý tộc" thành cơ nghiệp tỷ đồng và tạo sinh kế cho địa phương

Đằng sau vẻ kiêu kỳ của những giò lan dendro tác phẩm là hành trình đầy tâm huyết của chị Thạch Thị Kim Hoa (sinh năm 1992, người dân tộc Khmer) ở TP HCM.
Trồng xen canh bắp và dưa leo, nữ nông dân Khánh Hòa mới thu tiền tỷ mỗi năm

Trồng xen canh bắp và dưa leo, nữ nông dân Khánh Hòa mới thu tiền tỷ mỗi năm

Chị Nguyễn Thị Xuân ở Khánh Hòa, đã mạnh dạn đầu tư hàng chục tỷ đồng cải tạo vùng đất khô cằn, áp dụng mô hình và dưa leo theo hướng hiện đại.
Nghệ nhân Vũ Tấn Phúc: Người gửi hồn vào cây với hơn 18 năm tâm huyết tạo tác

Nghệ nhân Vũ Tấn Phúc: Người gửi hồn vào cây với hơn 18 năm tâm huyết tạo tác

Hơn 18 năm theo nghiệp chơi cây, nghệ nhân Vũ Tấn Phúc không chỉ tạo nên những tác phẩm sống động, mà còn là người giữ lửa cho nghệ thuật SVC truyền thống.
Về Cao Thôn: Thăm "thủ phủ" hương trầm 300 năm tuổi ở Hưng Yên

Về Cao Thôn: Thăm "thủ phủ" hương trầm 300 năm tuổi ở Hưng Yên

Nép mình bên dòng sông Hồng hiền hòa, làng Cao Thôn (Hưng Yên) từ lâu đã trở thành biểu tượng của nghề làm hương trầm truyền thống.
Cây chè tổ Suối Giàng: Di sản sống của người Mông

Cây chè tổ Suối Giàng: Di sản sống của người Mông

Cây chè tổ ở Suối Giàng không chỉ là cổ thụ hàng trăm năm tuổi giữa rừng Shan tuyết, mà còn là biểu tượng văn hóa của đồng bào Mông.
Vùng trồng chè đặc sản ở Việt Nam: Di sản từ đất, tinh túy từ bàn tay người làm trà

Vùng trồng chè đặc sản ở Việt Nam: Di sản từ đất, tinh túy từ bàn tay người làm trà

Dưới đây là những vùng trồng chè nổi tiếng nhất cả nước cùng các thương hiệu đặc trưng đã tạo dấu ấn trong nước và trên thị trường quốc tế.
Nhà vườn An Thư: Hồn xưa giữa lòng đất cố đô

Nhà vườn An Thư: Hồn xưa giữa lòng đất cố đô

Mang đậm giá trị kiến trúc truyền thống, nhà vườn An Thư còn là một điểm đến văn hóa độc đáo, góp phần gìn giữ và truyền cảm hứng về di sản cố đô.
Làng nghề hoa cúc Ninh Giang: Giữ nghề trong cơn sóng chợ

Làng nghề hoa cúc Ninh Giang: Giữ nghề trong cơn sóng chợ

Làng hoa cúc Ninh Giang (thuộc phường Hòa Thắng, Khánh Hòa) suốt hơn 20 năm qua đã bền bỉ giữ gìn và phát triển nghề trồng hoa Tết.
Cốm làng Vòng: Từ món quà quê dân dã trở thành nghề chính của cả một làng ở Hà Nội

Cốm làng Vòng: Từ món quà quê dân dã trở thành nghề chính của cả một làng ở Hà Nội

Trải qua bao thăng trầm của thời gian, cốm làng Vòng – thứ quà quê mộc mạc mà tinh tế – vẫn giữ trọn hương vị thanh tao và vị thế riêng trong lòng người Hà Nội.
Cách tưới nước cho cây kim ngân chuẩn kỹ thuật, tránh úng rễ, vàng lá

Cách tưới nước cho cây kim ngân chuẩn kỹ thuật, tránh úng rễ, vàng lá

Bài viết dưới đây hướng dẫn bạn cách tưới nước cho cây kim ngân chuẩn kỹ thuật, dễ áp dụng, giúp cây phát triển tốt.
Lào Cai bứt phá với chiến lược chuyển đổi cây trồng chủ lực: Hướng tới nền nông nghiệp hàng hóa hiện đại

Lào Cai bứt phá với chiến lược chuyển đổi cây trồng chủ lực: Hướng tới nền nông nghiệp hàng hóa hiện đại

Lào Cai đang từng bước khẳng định vị thế là địa phương tiên phong trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện sinh thái, gắn với ứng dụng khoa học
Cách tưới cây hoa mười giờ để cây nở hoa rực rỡ, không lo úng gốc

Cách tưới cây hoa mười giờ để cây nở hoa rực rỡ, không lo úng gốc

Không phải ai cũng biết cách tưới nước cho hoa mười giờ sao cho đúng để cây luôn khỏe mạnh, ít sâu bệnh và nở hoa đều đặn mỗi ngày.
Quy trình canh tác sầu riêng bền vững: Chìa khóa giữ thị trường quốc tế

Quy trình canh tác sầu riêng bền vững: Chìa khóa giữ thị trường quốc tế

Với hơn 180.000 ha trồng và sản lượng 1,5 triệu tấn vào năm 2024, sầu riêng đã trở thành ngành hàng tỷ đô của nông nghiệp Việt Nam. Nhưng khi xuất khẩu lao dốc
Nuôi tép cảnh - nghệ thuật thu nhỏ cho người yêu thiên nhiên hiện đại

Nuôi tép cảnh - nghệ thuật thu nhỏ cho người yêu thiên nhiên hiện đại

Trào lưu nuôi tép cảnh đang nổi lên như một lựa chọn hoàn hảo: nhỏ gọn, tinh tế, nhiều màu sắc và dễ chăm sóc.
Tưới nước cho hoa hồng leo sai cách, 90% người trồng đang làm hỏng cây mà không biết

Tưới nước cho hoa hồng leo sai cách, 90% người trồng đang làm hỏng cây mà không biết

Tưới nước cho hoa hồng leo tưởng chừng là việc đơn giản, nhưng nếu làm sai cách có thể khiến cây chậm phát triển, dễ vàng lá, rụng nụ và thối rễ.
Tưới nước cây trầu bà bao nhiêu là đủ? Đừng để cây chết vì sai lầm đơn giản

Tưới nước cây trầu bà bao nhiêu là đủ? Đừng để cây chết vì sai lầm đơn giản

Tưới nước cây trầu bà tưởng đơn giản nhưng nếu làm sai, cây rất dễ bị úng rễ, vàng lá và chết dần. Đây là lỗi thường gặp ở những người mới trồng cây.
Một số điều kiện hành nghề lĩnh vực thú y đối với cá nhân và tổ chức theo Luật Thú y

Một số điều kiện hành nghề lĩnh vực thú y đối với cá nhân và tổ chức theo Luật Thú y

Luật Thú y và các văn bản hướng dẫn thi hành đã quy định rõ điều kiện hành nghề lĩnh vực thú y đối với từng chủ thể. Trong đó, cá nhân cần có chứng chỉ
Lá đẹp như vẽ, sống khỏe như voi: Loại cây để trồng từ resort đến phòng khách đều hợp phong thủy

Lá đẹp như vẽ, sống khỏe như voi: Loại cây để trồng từ resort đến phòng khách đều hợp phong thủy

Không chỉ là loài cây trang trí nội - ngoại thất hiệu quả, dáy tai voi còn mang nhiều ý nghĩa phong thủy tích cực.
Trồng chanh dây trong nhà kính: Giải pháp nâng cao giá trị và ổn định đầu ra

Trồng chanh dây trong nhà kính: Giải pháp nâng cao giá trị và ổn định đầu ra

Sau gần 2 năm áp dụng, mô hình chanh dây nhà kính của Công ty TNHH Nông nghiệp công nghệ cao VietLife ở Bảo Lộc, Lâm Đồng cho thấy hiệu quả.
Loài cá thơm như quế, bổ như nhân sâm, được săn lùng với giá 180.000 đồng/kg

Loài cá thơm như quế, bổ như nhân sâm, được săn lùng với giá 180.000 đồng/kg

Từng là loài cá hiếm gặp trong tự nhiên, cá quế nay trở thành đặc sản được nhiều người săn đón nhờ thịt thơm, ít tanh và giàu dinh dưỡng.
Người phụ nữ Khmer “thổi hồn” dòng lan "quý tộc" thành cơ nghiệp tỷ đồng và tạo sinh kế cho địa phương

Người phụ nữ Khmer “thổi hồn” dòng lan "quý tộc" thành cơ nghiệp tỷ đồng và tạo sinh kế cho địa phương

Đằng sau vẻ kiêu kỳ của những giò lan dendro tác phẩm là hành trình đầy tâm huyết của chị Thạch Thị Kim Hoa (sinh năm 1992, người dân tộc Khmer) ở TP HCM.
Tay trắng lập trại cá trăm tỷ, nông dân miền Tây xuất khẩu cá chẽm đi khắp thế giới

Tay trắng lập trại cá trăm tỷ, nông dân miền Tây xuất khẩu cá chẽm đi khắp thế giới

Từ một nông dân tay trắng, anh Võ Điền Trung Dũng ở Cần Thơ đã mạnh dạn chuyển đổi từ nuôi tôm sang cá chẽm, xây dựng trang trại rộng hơn 40 ha.
Trồng cây sung đúng hướng, đón sung túc vào nhà theo lời dạy của người xưa

Trồng cây sung đúng hướng, đón sung túc vào nhà theo lời dạy của người xưa

Từ lâu đời, cây sung đã chiếm một vị trí đặc biệt trong đời sống văn hóa, tín ngưỡng và phong thủy của người Việt.
Cây phong thủy ban công chung cư: Nên và không nên trồng

Cây phong thủy ban công chung cư: Nên và không nên trồng

Dưới đây là những loại cây nên và không nên trồng ở ban công chung cư, dựa trên quan điểm phong thủy và thực tế điều kiện sống.
Người xưa dạy: Trồng cây hợp khí, sự nghiệp hanh thông, công danh tự tới

Người xưa dạy: Trồng cây hợp khí, sự nghiệp hanh thông, công danh tự tới

Dưới đây là 5 loại cây phong thủy được cổ nhân ưa chuộng, nay vẫn được nhiều người lựa chọn để mang lại may mắn và cát khí nơi làm việc.
Hai biểu tượng Phật giáo khẳng định vị thế của Bắc Ninh trên bản đồ di sản thế giới

Hai biểu tượng Phật giáo khẳng định vị thế của Bắc Ninh trên bản đồ di sản thế giới

Chùa Vĩnh Nghiêm và chùa Bổ Đà ở Bắc Ninh là 2 trong 12 điểm di tích thành phần thuộc Quần thể di sản văn hóa thế giới Yên Tử – Vĩnh Nghiêm – Côn Sơn, Kiếp Bạc.
Ngôi chùa kỳ lạ không thờ Phật, in trên tờ 20.000 đồng, là “bùa hộ mệnh” suốt hơn 400 năm

Ngôi chùa kỳ lạ không thờ Phật, in trên tờ 20.000 đồng, là “bùa hộ mệnh” suốt hơn 400 năm

Nằm giữa phố cổ Hội An, Chùa Cầu là công trình hơn 400 năm tuổi, độc đáo khi vừa là cầu, vừa là chùa nhưng không thờ Phật mà thờ thần Trấn Vũ.
Bế mạc Hội nghị Bonsai và Suiseki Châu Á – Thái Bình Dương 2025

Bế mạc Hội nghị Bonsai và Suiseki Châu Á – Thái Bình Dương 2025

Diễn ra tại Bali, Indonesia, Hội nghị Bonsai và Suiseki Châu Á – Thái Bình Dương 2025 khép lại bằng đêm bế mạc trang trọng và xúc động.
Xem thêm
Rực rỡ lễ diễu hành khai mạc Hội nghị Bonsai và Suiseki Châu Á - Thái Bình Dương 2025 tại Bali, Indonesia

Rực rỡ lễ diễu hành khai mạc Hội nghị Bonsai và Suiseki Châu Á - Thái Bình Dương 2025 tại Bali, Indonesia

Lễ khai mạc Hội nghị Bonsai và Suiseki Châu Á - Thái Bình Dương 2025 diễn ra long trọng tại đảo Bali, Indonesia.
Xem thêm
Việt Nam được trao quyền đăng cai Hội nghị Bonsai và Suiseki Châu Á - Thái Bình Dương 2027

Việt Nam được trao quyền đăng cai Hội nghị Bonsai và Suiseki Châu Á - Thái Bình Dương 2027

Việt Nam chính thức được trao quyền đăng cai Hội nghị Bonsai và Suiseki Châu Á – Thái Bình Dương lần thứ 18, dự kiến diễn ra vào tháng 10/2027 tại Hà Nội.
Xem thêm
Hội Sinh vật cảnh Việt Nam chào mừng Hội nghị Bonsai và Suiseki Châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 17

Hội Sinh vật cảnh Việt Nam chào mừng Hội nghị Bonsai và Suiseki Châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 17

Hội Sinh vật cảnh Việt Nam gửi lời chào mừng Hội nghị Bonsai & Suiseki Châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 17.
Xem thêm
Chiêm ngưỡng những tác phẩm bonsai đẳng cấp tại Hội nghị Bonsai và Suiseki Châu Á lần thứ 17

Chiêm ngưỡng những tác phẩm bonsai đẳng cấp tại Hội nghị Bonsai và Suiseki Châu Á lần thứ 17

Một số tác phẩm bonsai đẳng cấp được trưng bày tại Hội nghị Bonsai và Suiseki Châu Á – Thái Bình Dương lần thứ 17, tổ chức tại Indonesia.
Xem thêm