Ngôi chùa kỳ lạ không thờ Phật, in trên tờ 20.000 đồng, là “bùa hộ mệnh” suốt hơn 400 năm
Ẩn mình giữa lòng phố cổ Hội An (Đà Nẵng), Chùa Cầu là công trình độc đáo mang giá trị kiến trúc, văn hóa và tâm linh, đồng thời được xem là biểu tượng trường tồn của đô thị cổ với hơn 400 năm lịch sử.
Biểu tượng văn hóa đặc biệt
Chùa Cầu – tên chữ là “Lai Viễn Kiều” – nằm bắt ngang qua một nhánh nhỏ của sông Thu Bồn, nối liền hai tuyến phố Nguyễn Thị Minh Khai và Trần Phú của phố cổ Hội An. Công trình được xây dựng từ thế kỷ XVII, với kiến trúc kết hợp giữa cầu và chùa, là một trong những biểu tượng văn hóa – lịch sử tiêu biểu của Hội An, hiện được in trên tờ tiền polymer mệnh giá 20.000 đồng đang lưu hành.
Điểm đặc biệt của Chùa Cầu là không thờ Phật như tên gọi thường thấy, mà thờ vị thần Trấn Vũ – một nhân vật trong Đạo giáo, được tin là có khả năng trấn giữ long mạch, bảo vệ vùng đất khỏi thiên tai, đặc biệt là lũ lụt.
![]() |
Chùa Cầu ở Hội An là biểu tượng văn hóa trường tồn với hơn 400 năm lịch sử. |
Theo ghi chép và truyền thuyết dân gian, Chùa Cầu được cộng đồng thương nhân người Nhật xây dựng vào thời điểm Hội An là thương cảng quốc tế sôi động. Câu chuyện gắn liền với huyền tích về con Namazu – cá trê khổng lồ sống dưới lòng đất, được cho là nguyên nhân gây ra động đất ở Nhật Bản và thiên tai ở các nơi có “phần thân” đi qua, trong đó có Hội An.
Người Nhật khi đó đã xây cây cầu như một cách “trấn yểm”, mô phỏng thanh kiếm của thần Kashima đâm vào lưng quái vật để giữ yên địa mạch.
Vào năm 1719, chúa Nguyễn Phúc Chu có chuyến tuần du phương Nam và ghé thăm Hội An. Khi nhìn thấy cây cầu có mái ngói, ngài đã ban tên “Lai Viễn Kiều” (hàm ý đón khách phương xa) và viết ba chữ Hán này trên một bức hoành phi chính giữa cầu, được khắc sâu và thếp vàng trang trọng.
Tư liệu lịch sử, cụ thể như bộ sách Đại Nam thực lục và Đại Nam nhất thống chí, đều ghi chép rõ ràng sự kiện này. Bức hoành phi “Lai Viễn Kiều” còn được đánh giá là một bảo vật quý giá của di tích, thể hiện rõ tầm vóc ngoại giao và chiến lược mở cửa thương mại của chúa Nguyễn Phúc Chu, đồng thời được bảo tồn cho đến ngày nay trên cầu.
![]() |
Bức hoành phi “Lai Viễn Kiều” được chúa Nguyễn Phúc Chu ban tặng năm 1719. |
Kiến trúc giao thoa văn hóa
Chùa Cầu dài khoảng 18m, phần dưới là cầu, phía trên là gian chùa thờ thần. Công trình được dựng bằng gỗ lim, mái lợp ngói âm dương, chia làm 7 gian – con số có ý nghĩa đặc biệt trong văn hóa Nhật Bản.
Kiến trúc của chùa là sự kết hợp giữa ba nền văn hóa: Nhật Bản, Việt Nam và Trung Hoa. Cổng chùa có treo tấm biển gỗ khắc ba chữ Hán “Lai Viễn Kiều” do chúa Nguyễn Phúc Chu ban năm 1719. Hai bên đầu cầu đặt tượng khỉ và chó – hai linh vật biểu tượng cho sự canh giữ, bảo vệ không gian linh thiêng.
![]() |
Chùa Cầu được in hình trên tờ tiền polymer mệnh giá 20.000 đồng. |
Các chi tiết nội thất được chạm khắc công phu với hoa văn đặc trưng như mái vòm cong, khảm gốm men lam, thể hiện trình độ thẩm mỹ và kỹ thuật thủ công tinh xảo của thế kỷ XVII.
Năm 1990, Chùa Cầu được xếp hạng Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia. Đến nay, dù đã trải qua nhiều lần tu sửa, công trình vẫn giữ được hình dáng và kết cấu ban đầu.
Không chỉ là điểm tham quan nổi tiếng, Chùa Cầu còn là nơi người dân địa phương đến dâng lễ vào dịp rằm, lễ Tết, cầu an lành, bình yên. Việc hình ảnh của chùa được chọn in trên tờ tiền 20.000 đồng cũng là minh chứng cho giá trị biểu tượng của công trình trong đời sống văn hóa Việt Nam.
Tháng 8/2024, Chùa Cầu chính thức hoàn thành trùng tu sau gần 19 tháng thi công. Trong quá trình tu bổ, toàn bộ phần kết cấu bị hư hỏng được hạ giải, phục dựng theo phương pháp khoa học nhằm bảo tồn tối đa yếu tố nguyên gốc. Theo thống kê, khoảng 60% gỗ, 30% ngói và 80% đĩa cổ được giữ lại, các phần thay mới được chọn lựa kỹ lưỡng để đảm bảo đồng bộ về chất liệu và hình thức.
Kết cấu cầu được gia cố vững chắc, cảnh quan được chỉnh trang sạch đẹp, giữ vững vai trò là điểm nhấn văn hóa – tâm linh giữa lòng đô thị cổ. Công trình tiếp tục khẳng định giá trị biểu tượng không chỉ với người dân Hội An mà còn với du khách trong và ngoài nước.
Tin bài khác


UNESCO công nhận Phong Nha - Kẻ Bàng là Di sản thế giới liên biên giới đầu tiên của Việt Nam

Quần thể Yên Tử – Vĩnh Nghiêm – Côn Sơn, Kiếp Bạc chính thức trở thành Di sản văn hóa thế giới
Đọc nhiều

Về Cao Thôn: Thăm "thủ phủ" hương trầm 300 năm tuổi ở Hưng Yên

Cây chè tổ Suối Giàng: Di sản sống của người Mông

Vùng trồng chè đặc sản ở Việt Nam: Di sản từ đất, tinh túy từ bàn tay người làm trà

Nhà vườn An Thư: Hồn xưa giữa lòng đất cố đô

Làng nghề hoa cúc Ninh Giang: Giữ nghề trong cơn sóng chợ

Cốm làng Vòng: Từ món quà quê dân dã trở thành nghề chính của cả một làng ở Hà Nội

Nhà vườn Phạm Huế: Đam mê cây xanh và triết lý “chung một cội nguồn”

Nhà vườn An Hiên: "Tinh hoa đệ nhất nhà vườn" xứ Huế

Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Người xưa dạy: Chọn cây hợp mệnh để giữ khí nhà, vượng tài, an thân

Tưới nước cây trầu bà bao nhiêu là đủ? Đừng để cây chết vì sai lầm đơn giản

Một số điều kiện hành nghề lĩnh vực thú y đối với cá nhân và tổ chức theo Luật Thú y

Hà Nội cho phép xây dựng công trình tạm phục vụ sản xuất, du lịch trên đất nông nghiệp bãi sông

Cập nhật quy định kiểm dịch: Thông tư số 28/2025/TT-BNNMT có hiệu lực từ ngày 1/7/2025

Sửa đổi quy trình đánh giá sản phẩm OCOP theo Quyết định 1489/QĐ-TTg mới nhất

Thay đổi đơn vị hành chính: Doanh nghiệp cần cập nhật để không bị gián đoạn hoạt động

Vì sao nhiều người trồng cây cảnh được một thời gian là cây héo chết?

Hướng dẫn cập nhật địa chỉ người nộp thuế theo địa giới hành chính mới

Ông lớn Nhật nhắm “mỏ vàng xanh” của Việt Nam, tham vọng tạo thị trường matcha "chuẩn Nhật, giá Việt"

Livestream - nghề tay trái hái ra tiền của nông dân Trung Quốc

Bắc Ninh bán vải thiều vượt 105% kế hoạch

Vải thiều Việt sai trĩu quả giữa sa mạc Israel, năng suất chạm mốc 25 tấn/ha

Trung Quốc: Nông dân biến thứ rơm rạ bỏ đi thành món hàng ai cũng mua

Hai loại gia vị đắt đỏ mang về hơn 15 triệu USD cho Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025

Ông lão Đắk Lắk trồng thứ cây “cũ rích” mà kiếm hơn 1 tỷ đồng/năm

Japfa vận hành nhà máy ấp trứng ở Đắk Lắk: Mỗi năm 40 triệu gà giống, công nghệ hiện đại hàng đầu Việt Nam

Loại quả siêu giàu dinh dưỡng, giảm lão hóa và hỗ trợ giảm cân ngay cả khi còn xanh

Doanh nghiệp kiến nghị bố trí quỹ đất xây nhà máy chế biến nước vải thiều tại Bắc Ninh

Ngôi chùa kỳ lạ không thờ Phật, in trên tờ 20.000 đồng, là “bùa hộ mệnh” suốt hơn 400 năm

5 loài hoa phong thủy được người xưa gửi gắm ước nguyện thịnh vượng và trường thọ

Công viên thực vật năm châu đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam

UNESCO công nhận Phong Nha - Kẻ Bàng là Di sản thế giới liên biên giới đầu tiên của Việt Nam

4 loại cây cảnh vừa đẹp mắt, lại được lương y khuyên trồng vườn nhà suốt nghìn năm qua

Chiêm ngưỡng tác phẩm đặc sắc tại Triển lãm cây cảnh nghệ thuật Thường Tín

Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Hướng dẫn quy trình nuôi động vật hoang dã đúng pháp luật và đầy đủ thủ tục
