Đồng hành cùng nông nghiệp bền vững: Góc nhìn từ Agribank và cơ hội phát triển ngành Sinh vật cảnh Việt Nam
Nông nghiệp Việt Nam đang bước vào giai đoạn chuyển mình mạnh mẽ với tầm nhìn “xanh hóa”, hiện đại hóa và nâng cao giá trị gia tăng. Trong dòng chảy đó, vai trò của tín dụng ngân hàng – đặc biệt là từ các ngân hàng thương mại nhà nước chủ lực như Agribank – không chỉ dừng lại ở việc cung cấp nguồn vốn, mà ngày càng trở thành “đòn bẩy” chiến lược cho các ngành kinh tế nông nghiệp phát triển theo chiều sâu, bền vững và gắn kết với văn hóa – cộng đồng. Ngành Sinh vật cảnh là một trong những ví dụ điển hình.
![]() |
TS. Nguyễn Hữu Vạn – Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh Việt Nam phát biểu tại Hội thảo phổ biến kiến thức phát triển cây sinh vật cảnh và cây bóng mát có giá trị kinh tế cao./Ảnh Vusta |
Từ lâu, tín dụng đã là “huyết mạch” của nông nghiệp Việt Nam. Với đặc trưng đầu tư lớn, chu kỳ dài, rủi ro cao do thời tiết, dịch bệnh, ngành nông nghiệp luôn cần đến sự đồng hành lâu dài và thấu hiểu của các tổ chức tín dụng. Trong suốt hơn ba thập kỷ qua, Agribank đã giữ vững vai trò là ngân hàng chủ lực trong “tam nông”, với mạng lưới rộng khắp từ đô thị đến vùng sâu vùng xa, đồng hành cùng hàng triệu hộ nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp nông thôn.
Kết thúc năm 2024, dư nợ cho vay nền kinh tế đạt trên 1,7 triệu tỷ đồng, tăng 11%, trong đó 65% dư nợ cho vay phục vụ phát triển "Tam nông", chú trọng dành nguồn vốn phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, phát triển công nghiệp, kinh doanh bất động sản, hoạt động tiêu dùng, dịch vụ… Agribank được cấp bổ sung đủ 17.100 tỷ đồng vốn điều lệ từ ngân sách Nhà nước theo kế hoạch, nâng tổng vốn điều lệ lên 51.600 tỷ đồng, góp phần nâng cao năng lực tài chính, tạo tiền đề phát triển bền vững trong giai đoạn tiếp theo. Không chỉ hỗ trợ vốn, Agribank còn triển khai hàng loạt gói tín dụng ưu đãi, linh hoạt theo mùa vụ và đặc điểm vùng miền, giúp người dân chủ động trong sản xuất và tái đầu tư.
Tại hội thảo “Giải pháp tài chính, tín dụng thúc đẩy “tam nông” phát triển nhanh và bền vững”, do Ngân hàng Nhà nước tổ chức sáng 9/10/2024, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế Hà Thu Giang cho biết, sau 9 năm thực hiện chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn (Nghị định 55/2015/NĐ-CP và Nghị định 116/2018/NĐ-CP), với các chính sách như cho vay không tài sản bảo đảm, khuyến khích nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và nông nghiệp sạch, khuyến khích mua bảo hiểm trong nông nghiệp, đến nay, tín dụng cho khu vực này có ba điểm nổi bật.
Một là, sự quan tâm ưu tiên đầu tư vào khu vực nông nghiệp, nông thôn của các tổ chức tín dụng đã có sự chuyển biến rõ nét. Nếu như trước đây, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) đóng vai trò chủ lực thì hiện đã có hơn 90 tổ chức tín dụng và gần 1.100 Quỹ tín dụng nhân dân tham gia cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân cho khu vực nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2016 - 2023 đạt 16,3%, cao hơn mức tăng trưởng tín dụng chung của nền kinh tế. Quy mô tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn chiếm 25% tổng dư nợ nền kinh tế, đến cuối tháng 9.2024 đạt 3,3 triệu tỷ đồng.
Hai là, nguồn tín dụng cơ bản đáp ứng nhu cầu cho chuỗi ngành hàng nông nghiệp, từ khâu sản xuất, thu mua, chế biến, xuất khẩu. Bên cạnh đó, vốn tín dụng cũng dành cho vay để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của cá nhân, hộ gia đình, hộ kinh doanh với dư nợ khoảng 68,3%; dư nợ doanh nghiệp khoảng 31,5%, qua đó thúc đẩy thương mại, tiêu dùng ở khu vực nông thôn.
Ba là, vốn tín dụng góp phần thúc đẩy và duy trì thế mạnh mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực gồm lúa gạo, cà phê, thủy sản, rau quả. Cụ thể, tỷ trọng tín dụng cho các nhóm ngành hàng này đã tăng từ 31% năm 2016 lên gần 39% năm 2023. Đến cuối năm 2023, tín dụng cho lúa, gạo tăng 24,09% so với cuối năm 2022; thủy sản tăng 12,83%; cà phê tăng 21,56% và rau quả tăng 11,33%; qua đó đóng góp chung vào sự phát triển của ngành nông nghiệp.
Là ngân hàng đã gắn bó với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn ngay từ những ngày đầu thành lập, Phó Tổng giám đốc Agribank Hoàng Minh Ngọc thông tin, đến 30/9/2024, tổng dư nợ cho vay của Agribank đạt trên 1,6 triệu tỷ đồng, trong đó dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn là hơn 1 triệu tỷ đồng với 2,8 triệu khách hàng, tăng gấp hơn 2 lần so với thời điểm năm 2015 - khi bắt đầu triển khai Nghị định 55. Với kết quả như vậy, Agribank là ngân hàng có thị phần cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn lớn nhất hệ thống ngân hàng.
![]() |
Đồng chí Hoàng Minh Ngọc - Phó Tổng Giám đốc Agribank phát biểu tại Hội nghị “Đẩy mạnh tín dụng ngân hàng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khu vực 8”./Ảnh Agribank |
Dù vậy, đại diện ngân hàng xác nhận, việc triển khai chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn cũng gặp phải một số khó khăn, vướng mắc, ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư tín dụng vào lĩnh vực này. Theo đó, các tổ chức tín dụng gặp khó khăn trong cung ứng nguồn vốn tín dụng dài hạn, giá rẻ cho khu vực nông nghiệp, nông thôn do nguồn vốn chính để thực hiện cho vay khu vực này hiện nay là vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư (chủ yếu là tiền gửi), trong khi đây là những nguồn vốn có kỳ hạn ngắn, được huy động theo cơ chế thị trường.
Bên cạnh đó, cho vay không có tài sản bảo đảm mới chiếm khoảng 20% dư nợ nông nghiệp, nông thôn do mức cho vay không có tài sản bảo đảm đối với cá nhân, hộ gia đình quy định tại Nghị định 55, Nghị định 116 được đánh giá là thấp, không còn phù hợp. Dư nợ tín dụng lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đối với hợp tác xã còn thấp, do quy mô sản xuất nhỏ, năng lực tài chính, năng lực quản trị còn hạn chế…
Trong nhiều thập kỷ, ngành Sinh vật cảnh Việt Nam đã âm thầm phát triển như một mạch nguồn văn hóa, vừa góp phần làm đẹp môi trường sống, vừa tạo sinh kế bền vững cho hàng chục nghìn hộ dân nông thôn. Từ nghệ thuật bonsai, đá cảnh, hoa lan đến nuôi chim, cá cảnh – mỗi sản phẩm sinh vật cảnh không chỉ là thành quả lao động mà còn hàm chứa triết lý sống, mỹ học dân gian và bản sắc văn hóa vùng miền.
Hội Sinh vật cảnh Việt Nam (Hội SVCVN) thành lập năm 1989, đã xây dựng được một hệ thống hơn 400 câu lạc bộ trên cả nước, với gần 5.000 doanh nghiệp, hơn 11.000 nhà vườn và trên 50 làng nghề được công nhận. Tuy nhiên, cũng giống như nhiều ngành nghề nông nghiệp đặc thù khác, Sinh vật cảnh vẫn gặp không ít khó khăn trong tiếp cận tín dụng ngân hàng.
Theo chia sẻ của nhiều nghệ nhân, doanh nghiệp và nhà vườn, một trong những thách thức lớn nhất là việc ngành Sinh vật cảnh chưa có khung định giá chuyên biệt, khiến tài sản (cây, đá, chim, cá quý…) khó được chấp nhận làm tài sản đảm bảo. Đồng thời, nhiều cơ sở sản xuất hoạt động nhỏ lẻ, theo mô hình hộ gia đình, thiếu chứng từ tài chính minh bạch, chưa đủ điều kiện vay vốn theo chuẩn ngân hàng.
Không ít trường hợp dù có tiềm lực, có thị trường ổn định, nhưng vẫn không thể vay vốn mở rộng quy mô do thiếu tài sản thế chấp, hoặc bị áp hạn mức vay quá thấp. Điều này tạo ra nghịch lý: ngành nghề tiềm năng, thị trường rộng mở, nhưng không thể cất cánh vì thiếu nguồn lực tài chính.
Nắm bắt được những khó khăn này, Agribank đã và đang chủ động phối hợp với các tổ chức nghề nghiệp để tìm hiểu nhu cầu thực tiễn, đề xuất các mô hình tín dụng phù hợp. Một số chi nhánh tại Hà Nam, Hưng Yên, Nam Định, Cần Thơ... đã thử nghiệm các hình thức cho vay thông qua tổ nhóm, hợp tác xã nghề nghiệp, hoặc linh hoạt sử dụng tài sản đảm bảo theo hồ sơ hiện vật định giá theo thỏa thuận.
Bên cạnh đó, Agribank đang tích cực chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ để đơn giản hóa thủ tục vay vốn, chủ động, linh hoạt áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay, định giá tài sản bảo đảm, nâng cao hiệu quả thẩm định, đánh giá mức độ tín nhiệm của khách hàng nhằm tăng cường cho vay không có tài sản bảo đảm trên cơ sở quản lý dòng tiền và hạn chế rủi ro phát sinh. Đây là hướng đi phù hợp với đặc thù của các ngành nghề như Sinh vật cảnh – nơi nhiều giá trị sản phẩm nằm ở hàm lượng nghệ thuật, sáng tạo và uy tín nghề nghiệp.
Ngày 03/4/2025, tại Hà Tĩnh, Agribank đã tham dự Hội nghị “Đẩy mạnh tín dụng ngân hàng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khu vực 8” do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và UBND tỉnh Hà Tĩnh đồng chủ trì, tổ chức. Hội nghị có sự tham dự và chỉ đạo của đồng chí Phó Thống đốc NHNN Phạm Quang Dũng cùng lãnh đạo UBND các tỉnh trong khu vực, đại diện các tổ chức tín dụng và lãnh đạo các đơn vị thuộc NHNN.
![]() |
Toàn cảnh Hội nghị “Đẩy mạnh tín dụng ngân hàng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khu vực 8”./Ảnh Agribank |
Cũng trong buổi làm việc, đồng chí Hoàng Minh Ngọc - Phó Tổng Giám đốc Agribank đã đề xuất kiến nghị một số giải pháp để hỗ trợ đẩy mạnh tín dụng ngân hàng, góp phần thúc đấy tăng trưởng kinh tế khu vực:
- Đề xuất chính quyền các địa phương cần quan tâm chỉ đạo cắt giảm, đơn giản hóa các thủ tục hành chính tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp trong và ngoài nước đến đầu tư tại khu vực; đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, tháo gỡ các khó khăn cho doanh nghiệp, người dân; quan tâm, tạo điều kiện hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn kịp thời cho các TCTD trong công tác tăng trưởng tín dụng.
- Bên cạnh đó, các Sở/Ngành/Hiệp hội có định hướng và giải pháp cụ thể nhằm hỗ trợ người dân, doanh nghiệp trong việc quy hoạch vùng sản xuất, có hệ thống dự báo, định hướng đầu ra cho các sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là các sản phẩm có ứng dụng công nghệ cao để đảm bảo phát triển tín dụng nông nghiệp bền vững, hiệu quả. Quan tâm, hỗ trợ kịp thời cho các TCTD, là cầu nối cho các TCTD làm việc với các Sở, Ban, ngành, chính quyền địa phương để các TCTD tiếp cận sớm các dự án trọng điểm trong địa bàn tỉnh, khu vực, đồng hành cùng khách hàng từ khi bắt đầu triển khai phương án, dự án đầu tư; qua đó phát triển khách hàng tiềm năng, tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả cho các TCTD trên địa bàn, đồng thời, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tại địa phương.
- Đề xuất chính quyền địa phương quan tâm triển khai có hiệu quả Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ Nhà ở xã hội cho các đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030” của Chính phủ, các địa phương hoàn thành việc lập, sửa đổi, bổ sung Chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở, công khai, giới thiệu quỹ đất đầu tư nhà ở xã hội cho các doanh nghiệp để nghiên cứu, đề xuất đầu tư; cân đối bố trí ngân sách địa phương để khuyến khích, ưu đãi thêm để kêu gọi các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển nhà ở xã hội trên phạm vi địa bàn các tỉnh thuộc khu vực.
- Đề xuất NHNN sớm trình ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 116/2018/NĐ-CP để nâng mức cho vay tối đa không có tài sản bảo đảm đối với các khách hàng thuộc lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, đáp ứng thực tế giá cả đầu vào sản xuất nông nghiệp hiện nay, nhất là trong bối cảnh vật tư nông nghiệp tăng giá mạnh thời gian qua…
Trong bối cảnh thông tin tài chính – ngân hàng còn xa lạ với nhiều hội viên, nhà vườn, nghệ nhân sinh vật cảnh, truyền thông đóng vai trò cầu nối quan trọng. Tạp chí Việt Nam Hương Sắc – cơ quan ngôn luận của Hội SVCVN – đã thể hiện vai trò đồng hành khi phổ biến chính sách, giới thiệu mô hình sản xuất hiệu quả, kết nối hội viên với các chương trình tín dụng ưu đãi.
Nhiều mô hình sinh vật cảnh thành công thời gian qua cho thấy, khi dòng vốn được khơi thông kịp thời, những giá trị sáng tạo, văn hóa sẽ nhanh chóng được hiện thực hóa thành sản phẩm kinh tế. Một vườn lan quy mô hàng nghìn chậu hoa, một vườn đá cảnh có tuổi đời trăm năm, hay một nghệ nhân chơi chim cảnh có tầm ảnh hưởng lớn – tất cả đều là “tài sản sống”, có khả năng tạo ra giá trị cao, đóng góp cho địa phương về du lịch, môi trường và việc làm.
Câu chuyện tín dụng giờ đây không chỉ là vốn, mà là kết nối – là sự lắng nghe và chia sẻ giữa ngân hàng, người dân và tổ chức hội. Từ góc nhìn của Agribank, mỗi hội viên sinh vật cảnh không chỉ là khách hàng tiềm năng, mà còn là “người kể chuyện” về một nền nông nghiệp Việt Nam giàu bản sắc, đổi mới và nhân văn.
Xem thêm nội dung về Sinh vật cảnh qua các kênh của Tạp chí Việt Nam Hương Sắc
Tiktok: https://tiktok.com/@tapchivietnamhuongsac |
Tin mới


Công ty Châu Giang tiên phong chuyển đổi số trong sản xuất lan hồ điệp

Tái thiết không gian xanh cho Hà Nội: Những mảng màu cần được nối lại
Tin bài khác

Tín dụng xanh - Hướng đi tất yếu của ngành ngân hàng trong chiến lược tăng trưởng xanh bền vững

HP Việt Nam với chiến dịch trồng cây xanh vì một tương lai bền vững
Đọc nhiều

Bã cà phê – “thuốc tiên” giá 0 đồng giúp cây phát triển vượt trội

HP Việt Nam với chiến dịch trồng cây xanh vì một tương lai bền vững

Chọn mua bonsai sim tím: 5 điều cần biết để không “tiền mất, cây hỏng”

Hoa nở, lá xanh không nhờ nước mà nhờ bạn hiểu điều cây cảnh muốn

Hội thảo “Cây cảnh - Thuốc nam chăm sóc sức khỏe cộng đồng” tại Hải Phòng

Nước vo gạo được thêm thứ này, cây kiểng nào cũng phát triển mạnh

Vườn thẳng đứng bioponic: Khi sắc xanh nảy mầm giữa lòng phố thị

Phúc Yên, Vĩnh Phúc: Cần chú trọng gìn giữ lá phổi xanh trong hoạt động chỉnh trang đô thị

Biến cỏ dại và gỗ thải thành nhựa sinh học: Bước đột phá của Hàn Quốc trong cuộc chiến chống ô nhiễm nhựa

Robot cá: Giải pháp công nghệ mở ra kỷ nguyên nuôi thủy sản thông minh

F&B đẩy mạnh cam kết xanh góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo tồn thiên nhiên

Dự án Noble Crystal Long Biên và Noble Palace Long Biên: Tạo ra khu đô thị xanh hài hòa với thiên nhiên, nhiều tiện ích hiện đại

Bệnh viện Đa khoa Hoàng Việt: Hướng tới không gian xanh trong đô thị y tế tương lai

Công ty Châu Giang tiên phong chuyển đổi số trong sản xuất lan hồ điệp

Tái thiết không gian xanh cho Hà Nội: Những mảng màu cần được nối lại

Hồng Hạc City: Định hình chuẩn mực đô thị xanh hiện đại tại miền Bắc

Dưa hấu đã mất mùa còn rớt giá thê thảm, nông dân thủ phủ dưa hấu ở Quảng Nam "khóc ròng"

Dự án Phú Thị Riverside: Phát triển một đô thị xanh bền vững trong lòng Thủ đô Hà Nội

Khai mạc triển lãm mỹ thuật với chủ đề “Bài ca thống nhất”tại Hà Nội

Cây kim tiền ra hoa: Dấu hiệu tài lộc và cách chăm để đón lộc trời

Thành lập TT Bảo vệ rừng và Di sản thế giới Phong Nha-Kẻ Bàng: Vùng lõi của di sản, điểm sáng cho bảo tồn

Chiêm ngưỡng ngôi chùa được làm từ vỏ ốc và san hô độc nhất vô nhị ở Việt Nam

Về Bắc Ninh ăn dưa gang muối đắm đuối hương vị quê nhà

Bí quyết chọn cây cảnh hợp mệnh Kim, trồng đến đâu lộc đến đó

Chanh ngón tay – "Bảo vật" mới của giới bonsai Việt

Khu vườn rực rỡ sắc hoa của người đàn ông 73 tuổi ở Bắc Giang

Hồng Hạc City: Định hình chuẩn mực đô thị xanh hiện đại tại miền Bắc

5 loại cây thơm tự nhiên, đủ sức thay thế cả kệ tinh dầu

Khai mạc triển lãm mỹ thuật với chủ đề “Bài ca thống nhất”tại Hà Nội

Hà Nội công bố danh sách 36 loại cây trồng được chuyển đổi trên đất trồng lúa

Cơn sốt "bánh yêu nước" mừng đại lễ 30/4: Chiếc bánh nhỏ chứa đựng tình yêu lớn

Ninh Thuận chốt lộ trình sáp nhập với Khánh Hòa: Tỉnh mới có bờ biển dài nhất, có yến sào, mực một nắng trứ danh

Bệnh viện Đa khoa Hoàng Việt: Hướng tới không gian xanh trong đô thị y tế tương lai

Giải mã tín dụng xanh: Chìa khóa thúc đẩy phát triển bền vững trong xã hội hiện đại

Công ty Châu Giang tiên phong chuyển đổi số trong sản xuất lan hồ điệp

Tái thiết không gian xanh cho Hà Nội: Những mảng màu cần được nối lại

Tín dụng xanh - Hướng đi tất yếu của ngành ngân hàng trong chiến lược tăng trưởng xanh bền vững

HP Việt Nam với chiến dịch trồng cây xanh vì một tương lai bền vững

Phạm Tùng Thiên – Người "thổi hồn" vào Mai chiếu thủy đất An Giang

Nghệ nhân "răng Sún" ở Hội An thổi hồn vào gốc tre, đưa nghề lạ ra thế giới

Biến vỏ ốc xấu xí thành tác phẩm khảm long lanh, giá trị tiền tỷ

“Vũ điệu thiên nga” - Tuyệt phẩm bonsai hàng chục tỉ của đại gia Thái Nguyên

Từ giấc mơ tuổi thơ của cô gái nhỏ đến khu vườn phố thị đầy rau xanh, hoa nở rực rỡ ai cũng ước ao

Chiêm ngưỡng ngôi chùa được làm từ vỏ ốc và san hô độc nhất vô nhị ở Việt Nam

“Đại lão” bồ đề hơn 900 năm tuổi, xòe tay giữa làng cổ Dịch Diệp

Ngắm ngôi nhà cổ bằng gỗ mít triệu đô không bán của lão nông xứ Quảng

Cây dành dành: Vị thuốc trong chậu cảnh ai cũng nên biết
