Hoa Mẫu Đơn - Cách trồng, chăm sóc trong chậu và nhân giống
Hoa Mẫu Đơn là loài hoa đẹp, đa sắc mầu: hồng, đỏ, vàng, tím... Hoa Mẫu Đơn còn có tên gọi khác là Bông Trang. Khi hoa nở có mầu sắc sặc sỡ, có mùi thơm thanh nhã biểu tượng cho sự giàu có, quý phái, thịnh vượng, vì vậy hoa Mẫu Đơn còn được tôn là “Quốc Sắc thiên hương”.
Hoa Mẫu Đơn còn có một số đặc điểm khác là lá mọc đối xứng, cây mọc thành từng bụi nhỏ, phát triển nhiều cành tán, hoa nở quanh năm, nhiều nhất là vào mùa Xuân, Hạ và Thu, chịu nóng và lạnh, không ưa lâu ngày trong bóng râm song cũng không chịu nắng nóng nhiều ngày và ũng nước. Nắm được những đặc điểm này để ta nghiên cứu tìm biện pháp trồng, chăm sóc thích hợp cho cây ra hoa quanh năm, hoa nhiều, to và mầu sắc tươi đẹp, rực rỡ.
Qua thời gian nhiều năm tìm hiểu, nghiên cứu, trồng loài hoa Mẫu Đơn đỏ (Bông Trang đỏ) xin nêu một vài kinh nghiệm nhỏ về cách trồng, chăm sóc trong chậu và nhân giống loài hoa này để các bạn xa gần cùng tham khảo.
Về cách trồng trong chậu: Tốt nhất là vào tháng 10 âm lịch hàng năm, thời tiết lúc này mát mẻ không nóng và không rét nên cây trồng xong là bén rễ và phát triển nhanh. Đất trồng hoa Mẫu Đơn phù hợp nhất là đất mầu, tránh đất mặn, đất nhiễm phèn. Vì hoa Mẫu Đơn ra nhiều đợt hoa trong năm nên đất trồng cần phải nhiều chất dinh dưỡng, với tỷ lệ: 2/3 đất mầu trộn với 1/3 phân chuồng hoai mục. Chậu trồng hoa Mẫu Đơn đẹp nhất là chậu gốm, sứ có lỗ thoát nước nhanh. Tùy cây lớn, bé mà chọn chậu to nhỏ, cao, thấp khác nhau. Trước khi cho đất vào chậu, đặt một miếng lưới nhựa lên trên các lỗ thoát nước để khi mưa nước thoát dễ dàng. Đất cho vào chậu lưu ý những cục đất to cho vào trước rồi cho đất nhỏ vào sau, lượng đất cho vào sao cho khi đặt bầu cây vào chính giữa chậu, mặt bầu còn cách miệng chậu độ 10 phân (10cm) là được, sau đó cho đất nhỏ vào xung quanh rồi dùng các ngón tay ấn cho bầu chặt và rải một lớp đất lên mặt bầu độ 2-3 phân, trên cùng cho một lớp xỉ than dày 5 phân để giữ ẩm và chống cỏ mọc.
Cách chăm sóc hoa Mẫu Đơn trồng trong chậu: Sau khi trồng xong tưới nhẹ nước vào gốc để giữ độ ẩm cho bầu cây, rồi đặt chậu cây nơi râm mát, sau đó 1 tuần mới trở lại tưới nhẹ lên toàn thân cây. Theo dõi khi các cành nhánh nẩy chồi thì bón bổ sung NPK vào quanh gốc (bón trực tiếp) hoặc pha NPK loãng tưới nhẹ vào quanh bầu cây để kích thích cho chồi ra nhiều và phát triển mạnh. Quan sát trên các búp chồi thấy nhú các mầm hoa thì lại bón bổ sung thêm NPK lần 2 cho cây để hoa ra bông to và đẹp. Khi cây ra hoa được khoảng 15 ngày thì lại tiến hành bón bổ sung NPK lần 3 cho cây để giữ cho hoa trên cây tươi lâu. Khi hoa tàn thì tiến hành cắt bỏ toàn bộ những cuống hoa cũ, chỉnh sửa tán thế cho gọn gàng đẹp mắt và mơi bỏ đất xung quanh bầu ra bón bổ sung phân chuồng hoai mục vào rồi lấp đất tưới vào xung quanh bầu giữ độ ẩm cho cây phát triển nhiều chồi mới. Lúc này dưới gốc rễ thường nẩy ra nhiều mầm chồi mới, mỗi gốc cây ta chỉ nên để từ 3 đến 5 chồi mầm (cả chồi chính) để tạo thành bụi cây Tam Đa hoặc Ngũ Phúc, để nhiều thành um tùm, rậm rạp mất hết vẻ đẹp. Sau mỗi đợt hoa ta lại tiếp tục chăm sóc bón bổ sung phân cho cây theo đủ 4 bước như trên sẽ đảm bảo hoa Mẫu Đơn ra hoa quanh năm, bông hoa to và mầu sắc rực rỡ. Hoa Mẫu Đơn ít bị sâu phá hoại, nếu có sâu thì chỉ cần phun thuốc sinh học tự chế là sạch, không cần phải dùng đến thuốc hóa học độc hại.
Cách nhân giống hoa Mẫu Đơn
Nhân giống hoa Mẫu đơn đơn giản, nhanh và hiệu quả nhất là tách các chồi mầm ở rễ gốc mọc lên. Thời gian nhân giống là vào tháng 10 âm lịch hàng năm cùng với thời gian trồng hoa Mẫu Đơn như trình bày ở trên. Ta chọn giống ở những cây hoa Mẫu Đơn đã trồng và ra hoa được thời gian từ 3 đến 5 năm. Sau lần chăm sóc thứ tư nhiều rễ xung quanh gốc khi ta mơi ra để bón phân bị đứt ngang nẩy lên nhiều chồi mầm. Theo dõi khi chồi mầm lên cao khoảng 20-30 phân, ta dùng sén mơi gốc ra rồi lấy kéo cắt các chồi mầm này ra làm con giống. Lưu ý sao cho mỗi mầm chổi ít nhất cũng phải có được 1 đến 3 rề đã mọc dài ra. Đem mầm chồi giâm vào bầu ni lông (có bán sẵn ở các cửa hàng dịch vụ) chăm sóc cho cây phát triển đến tháng 10 năm sau thì đem trồng vào chậu và chăm sóc như đã trình bày ở trên./.
NGUYỄN VĂN NGỌ
Tin mới


Xưởng sản xuất dụng cụ cây cảnh Anh Ngọc: Nơi tiếp lửa truyền thống đến đam mê nghề nghiệp

Nhật ký điện tử – Cầu nối giữa người sản xuất, người tiêu dùng và thị trường xuất khẩu
Tin bài khác

Bản đồ hành chính mới nhất của 34 tỉnh, thành Việt Nam năm 2025

Quản lý phân bón minh bạch: Chìa khóa bảo vệ đất, nước và nông sản Việt vào chuỗi cung ứng xanh

Cách chăm sóc bonsai tại nhà đúng kỹ thuật cho người mới bắt đầu
Đọc nhiều

Người xưa dặn con cháu nên trồng 3 loại cây này ở hướng Thanh Long

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Từ chiếc lá tưởng như bỏ đi, nữ nhân viên văn phòng khởi nghiệp với nước rửa chén sinh học

Giữ hồn đá cổ, tôn vinh bonsai nghệ thuật tại khu vườn của nghệ nhân Hưng Yên

"Đất lành chim đậu" và 4 loài vật mang lại may mắn khi xuất hiện tình cờ trong nhà

Ba nông dân đổi đời "trồng ra bạc tỷ" khi chuyển đổi cây trồng

Hành trình 10 năm phục hồi văn hóa chọi gà của doanh nhân Phạm Thanh Việt

Đá quý Lan Phạm - Kiến tạo phong thủy thượng hạng: Từ trang sức đến không gian sống

Người “gom ký ức” vào từng mái ngói và hành trình tái hiện những ngôi nhà ở miền thương nhớ

Nghệ nhân ưu tú Đức Tân và câu chuyện “hộ chiếu gốm” đưa bản sắc Việt ra thế giới

Công ước CITES và những điều nông dân Việt cần biết để tránh vi phạm pháp luật

Hướng dẫn quy trình xuất khẩu hoa tươi đúng chuẩn

Vì sao nhiều người trồng cây cảnh được một thời gian là cây héo chết?

Ngành hoa- cây cảnh trước cơ hội lớn: Cần gỡ nút thắt về chính sách và thủ tục xuất – nhập khẩu

Đồng Tháp: Biến phế phẩm thành tài nguyên, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Hướng dẫn hội viên Hội Sinh vật cảnh đăng ký tài khoản định danh điện tử khi làm thủ tục thuế

Nông nghiệp Bắc Ninh: Hướng tới tương lai xanh bền vững

Hội Nông dân TP. Hải Phòng: Đẩy mạnh chuyển đổi số trong nông nghiệp

Doanh nghiệp Việt tăng tốc ký loạt hợp đồng nhập nông sản Mỹ trị giá gần 3 tỷ USD

Cá cảnh “lên sóng”, tiền đổ về bể: Trung Quốc biến thú chơi tĩnh lặng thành ngành sinh lời tỷ đô từ livestream

Drone thay người xuống ruộng: Nông dân tiết kiệm chi phí, tránh xa hóa chất độc hại

Ngành phân bón bước sang trang mới: Chính thức áp lại thuế VAT 5% từ 01/7/2025

Nhựa tan trong nước biển: Hướng đi tiềm năng cho đại dương sạch

Chọn đúng cây, nuôi đúng con: Làm nông kiểu mới nơi vùng cao

Công ty Hà Thành tham gia nhiều dự án duy trì, chăm sóc cảnh quan, hoa cảnh, cây xanh đô thị

Hai nông dân biến đất khó thành đất vàng, thu trăm triệu từ rau ngót và củ cải

Ứng dụng công nghệ biến lá dứa thành sợi dệt may: Bước đột phá “xanh” từ phế phẩm nông nghiệp

Người nông dân mỗi năm có thể thu về tiền tỷ từ nghề nuôi cá cảnh công nghệ cao

Không gian xanh đô thị: Cây - hoa cảnh có thể làm nên một thành phố đẹp đến mức nào?

Lá phổi sinh thái mang tên Công viên Thực vật cảnh Việt Nam

Mát xa chân bằng cá: Trào lưu du lịch sinh thái hút khách ở miền Tây

Người xưa chọn trồng 5 loài cây này để nhà yên, của bền, con cháu hiển vinh

5 làng cây cảnh nổi tiếng Việt Nam mang giá trị kinh tế cao, giúp nông dân đổi đời

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Hướng dẫn quy trình nuôi động vật hoang dã đúng pháp luật và đầy đủ thủ tục

Nghe nghệ nhân Dũng Coca chỉ cách khai thác duối tự nhiên về làm cảnh

Ngắm dàn bonsai "mọc ngược" độc lạ của nghệ nhân xứ Quảng
