Kết quả nghiên cứu bảo tồn và phát triển giống mai vàng Huế (Hoàng Mai Huế)
Mục tiêu của đề tài là xác định, bảo tồn và phát triển bền vững giống mai vàng Huế thông qua các phương pháp khoa học hiện đại như đánh giá di truyền, nhân giống và xây dựng mô hình trồng mai hiệu quả. Các phương pháp chủ yếu bao gồm điều tra thực địa, phân tích di truyền, xây dựng bản đồ phân bố và phát triển quy trình nhân giống, chăm sóc mai vàng Huế.
![]() |
Nhóm cán bộ thực hiện điều tra, khảo sát tại thực địa |
Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhóm thực hiện đề tài đã tiến hành khảo sát và lập bản đồ số hóa phân bố cây mai vàng Huế, giúp xác định các vùng trồng chủ yếu và xây dựng chiến lược bảo tồn phù hợp. Đồng thời, nghiên cứu cũng đánh giá tính đa dạng di truyền của mai vàng Huế, xác định cấu trúc quần thể, phân loại các giống mai đặc trưng và xây dựng bộ tiêu chí nhận dạng mai vàng Huế, giúp phân biệt với các giống mai khác tại Việt Nam dựa trên hình thái học và sinh thái học.
Để bảo tồn và nhân rộng giống mai vàng Huế, nhóm nghiên cứu đã tuyển chọn được 50 cây mai đầu dòng chất lượng cao làm cơ sở cho quá trình nhân giống. Các phương pháp gieo hạt, giâm cành, chiết cành và nuôi cấy mô đã được nghiên cứu, xây dựng thành quy trình nhân giống hiệu quả, đảm bảo khả năng mở rộng sản xuất trong tương lai.
![]() |
Thu thập tuyển chọn cây đầu dòng |
Bên cạnh đó, đề tài cũng triển khai mô hình trồng thử nghiệm 2.000 cây mai vàng Huế trên diện tích 1 ha, đạt tỷ lệ sống trên 90%, cây phát triển tốt, không có dấu hiệu sâu bệnh. Kết quả này không chỉ giúp bảo tồn giống mai quý mà còn tạo điều kiện để mai vàng Huế phát triển thành cây trồng chủ lực, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân địa phương. Kết quả nghiên cứu đã được chuyển giao và ứng dụng tại các hộ trồng mai ở Phú Thượng, thành phố Huế, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với các loại cây trồng khác. Cụ thể, hiệu quả sản xuất mai vàng Huế cao gấp 1,13-2,75 lần so với hoa cúc và 2,51-3,89 lần so với cây lúa. Ngoài ra, sự phát triển của mai vàng Huế còn góp phần thúc đẩy du lịch sinh thái, nâng cao giá trị cảnh quan, tạo điểm nhấn cho Thừa Thiên Huế trong chiến lược phát triển du lịch và kinh tế xanh.
Có thể nói đề tài "Nghiên cứu bảo tồn và phát triển giống mai vàng Huế" đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, không chỉ giúp bảo vệ và phát triển giống mai quý hiếm của Việt Nam mà còn mang lại lợi ích kinh tế - xã hội to lớn. Các kết quả nghiên cứu sẽ tiếp tục được ứng dụng rộng rãi, giúp mai vàng Huế trở thành biểu tượng đặc trưng của Thừa Thiên Huế, đồng thời góp phần thực hiện thành công đề án "Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành xứ sở của mai vàng Việt Nam". Đây là bước tiến quan trọng để bảo tồn và phát triển một trong những loài cây cảnh có giá trị văn hóa và kinh tế cao, tạo động lực phát triển bền vững cho ngành nông nghiệp và du lịch địa phương.
PGS.TS Đặng Văn Đông - Viện Nghiên cứu Rau quả
Tin mới


“Quán cà phê giữa ruộng lúa” gây sốt ở Hà Nội: Ngồi chòi lá, uống cà phê, ngắm đồng vàng

9 loài hoa vừa đẹp mê mẩn vừa ăn được, cực tốt cho sức khỏe
Tin bài khác

Thụ phấn bằng tay cho hoa bưởi, tăng năng suất vượt trội

Những cây chịu được điều hòa - giải pháp xanh cho văn phòng khô lạnh

10 loại cây trồng trong nhà không cần ánh sáng - biến mọi góc tối thành không gian xanh mát
Đọc nhiều

Giữ hồn đá cổ, tôn vinh bonsai nghệ thuật tại khu vườn của nghệ nhân Hưng Yên

"Đất lành chim đậu" và 4 loài vật mang lại may mắn khi xuất hiện tình cờ trong nhà

Ba nông dân đổi đời "trồng ra bạc tỷ" khi chuyển đổi cây trồng

Hành trình 10 năm phục hồi văn hóa chọi gà của doanh nhân Phạm Thanh Việt

Đá quý Lan Phạm - Kiến tạo phong thủy thượng hạng: Từ trang sức đến không gian sống

Người “gom ký ức” vào từng mái ngói và hành trình tái hiện những ngôi nhà ở miền thương nhớ

Nghệ nhân ưu tú Đức Tân và câu chuyện “hộ chiếu gốm” đưa bản sắc Việt ra thế giới

Nghệ thuật cây cảnh: Khi rễ lộ cốt, khi hồn thành văn

Ngành hoa- cây cảnh trước cơ hội lớn: Cần gỡ nút thắt về chính sách và thủ tục xuất – nhập khẩu

Đồng Tháp: Biến phế phẩm thành tài nguyên, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Hướng dẫn hội viên Hội Sinh vật cảnh đăng ký tài khoản định danh điện tử khi làm thủ tục thuế

Nông nghiệp Bắc Ninh: Hướng tới tương lai xanh bền vững

Hội Nông dân TP. Hải Phòng: Đẩy mạnh chuyển đổi số trong nông nghiệp

Vĩnh Phúc: Nhiều đối tượng bị khởi tố về hành vi buôn lậu cây dó bầu

Hà Tĩnh: Ốc bươu vàng bùng phát, nông dân lo mất mùa vụ Hè Thu

Nông dân làm kinh tế bài bản: Bắt đầu từ hiểu luật và áp dụng công nghệ

Vai trò của cải cách hành chính trong nâng cao chất lượng hoạt động của UBND xã tại Hà Nội

Thủ phủ vải thế giới bội thu nhờ công nghệ cao: AI, robot, drone đồng loạt ra trận

Tạp chí Việt Nam hương sắc ra số đặc biệt: Sinh vật cảnh trong không gian sống đô thị

Hải Phòng tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại

Hội thảo “Chính sách phát triển thị trường tín chỉ carbon - Những vấn đề đặt ra và khuyến nghị"

Chân dung những nông dân làm kinh tế giỏi: Biến đất cằn thành vườn cây tiền tỷ

Lan Ngọc Điểm: "Nữ hoàng lan rừng" giữa lòng phố thị

Khám phá 4 làng cá cảnh nổi tiếng Việt Nam: Nơi nghề nuôi cá cảnh trở thành sinh kế thịnh vượng

Chàng trai Cần Thơ kiếm thu nhập hàng trăm triệu mỗi năm nhờ nuôi chó Bully

Xu hướng phủ xanh không gian sống trong các tòa chung cư hiện đại giữa lòng đô thị

Người xưa chọn trồng 5 loài cây này để nhà yên, của bền, con cháu hiển vinh

5 làng cây cảnh nổi tiếng Việt Nam mang giá trị kinh tế cao, giúp nông dân đổi đời

Làng hoa Tây Tựu: Di sản truyền thống và “thủ phủ hoa” của Hà Nội

Độc lạ tranh "xuyên sáng" giá chục triệu đồng làm từ... cành lá dừa ở Hội An

Trồng 3 cây cảnh này trong nhà, cả năm bình an - trường thọ - phát tài
