Lễ hội Yên Thế là di sản văn hóa phi vật thể thể hiện bản sắc của cộng đồng các dân tộc huyện Yên Thế

VNHS- Lễ hội kỷ niệm 141 năm Khởi nghĩa Yên Thế, Bắc Giang (1884-2025) được tổ chức trong 3 ngày, từ 15 - 17/3 dương lịch. Lễ hội được tổ chức trang nghiêm về nghi lễ, đa dạng và phong phú về phần hội để phát huy được tiềm năng, thế mạnh về bản sắc văn hóa của các dân tộc trong huyện.
aa

VNHS- Lễ hội kỷ niệm 141 năm Khởi nghĩa Yên Thế, Bắc Giang (1884-2025) được tổ chức trong 3 ngày, từ 15 - 17/3 dương lịch. Lễ hội được tổ chức trang nghiêm về nghi lễ, đa dạng và phong phú về phần hội để phát huy được tiềm năng, thế mạnh về bản sắc văn hóa của các dân tộc trong huyện.

Lễ hội Yên Thế được bắt nguồn từ lễ hội cầu mùa ở Phồn Xương. Từ xa xưa, cư dân làng Trung, xóm Trung, xóm Chẽ và thôn Đồng Nhân thường tổ chức lễ hội này tại đình và đền Phồn Xương, thuộc thị trấn Cầu Gồ và xã Phồn Xương, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang vào cuối tháng 8 đầu tháng 9 (Âm lịch). Trong thời kỳ khởi nghĩa Yên Thế, Hoàng Hoa Thám (tức Đề Thám) - lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa, đã đổi lịch tổ chức hội này sang trung tuần tháng Giêng.

Sau khi cuộc khởi nghĩa Yên Thế thất bại, lễ hội Phồn Xương không còn được tổ chức với quy mô và diễn trình như trước. Thay vào đó, nhân dân Phồn Xương thường tổ chức hội vào ngày 5 tháng Giêng (ngày giỗ của Hoàng Hoa Thám) để tưởng nhớ vị anh hùng của dân tộc. Năm 1984, nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày nổ ra cuộc khởi nghĩa Yên Thế, tỉnh Hà Bắc đã quyết định tổ chức Lễ hội Phồn Xương vào 3 ngày 15, 16 và 17 tháng 3 Dương lịch hàng năm và lấy tên là Lễ hội Yên Thế.

Nằm trong chương trình Lễ hội kỷ niệm 141 cuộc Khởi nghĩa của nông dân Yên Thế, chiều ngày 15/3, Huyện ủy - HĐND - UBND - UBMTTQ huyện và nhân dân các dân tộc huyện Yên Thế đã trọng thể tổ chức Lễ tế thần và Lễ dâng hương tại sân trước Đền thờ anh hùng dân tộc Hoàng Hoa Thám và nghĩa quân Yên Thế.

Các đồng chí lãnh đạo đại diện các cơ quan của tỉnh, lãnh đạo huyện cùng đông đảo cán bộ, nhân dân địa phương và du khách thập phương dự Lễ tế
Các đồng chí lãnh đạo đại diện các cơ quan của tỉnh, lãnh đạo huyện cùng đông đảo cán bộ, nhân dân địa phương và du khách thập phương dự Lễ tế. Ảnh: yenthe.bacgiang.gov.vn

Tới dự lễ có đồng chí Bùi Thế Chung, Tỉnh ủy viên, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy các cơ quan Đảng tỉnh Bắc Giang; đồng chí Nguyễn Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Bắc Giang; các đoàn đại biểu đại diện Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ thành phố Bắc Giang, Huyện ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ các huyện: Tân Yên (tỉnh Bắc Giang), Tiên Lữ (tỉnh Hưng Yên); đại diện thị trấn Vương (huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên); Hội Đồng hương Yên Thế tại Hà Nội; gia đình bà Hoàng Thị Điệp và các con cháu cụ Hoàng Hoa Thám; dòng họ Hoàng - Huỳnh tỉnh Bắc Giang; Trung đoàn 98 Anh hùng,…

Về phía huyện Yên Thế có đồng chí Đào Duy Trọng, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy; đồng chí Nguyễn Văn Thanh, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện; đồng chí Thân Hải Nam, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện - Chủ tế; các đồng chí nguyên lãnh đạo huyện qua các thời kỳ; các đồng chí Ủy viên BTV Huyện ủy, Huyện ủy viên, thành viên BTC Lễ hội Yên Thế năm 2025; lãnh đạo các cơ quan của Trung ương, tỉnh đóng trên địa bàn huyện và các cơ quan, ban, ngành huyện, các xã, thị trấn; phóng viên các cơ quan thông tấn, báo chí của Trung ương, của tỉnh và huyện; cùng đông đảo nhân dân trong huyện và du khách thập phương.

Đồng chí Thân Hải Nam, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện - Chủ tế đọc chúc văn tại Lễ tế
Đồng chí Thân Hải Nam, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện - Chủ tế đọc chúc văn tại Lễ tế.

Tại buổi lễ, đoàn tế của huyện do đồng chí Thân Hải Nam, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện làm Chủ tế đã thực hiện các nghi lễ trọng thể, linh thiêng như: dâng hương, dâng lễ vật, dâng rượu, đọc chúc văn…, thể hiện truyền thống, đạo lý uống nước nhớ nguồn, sự tri ân của thế hệ hôm nay với Trời Đất, các thần linh, các anh hùng nghĩa sỹ, nghĩa binh, dân binh, những người xả thân vì nhân dân, vì đất nước và dân tộc; với các bậc tiền nhân, anh hùng dân tộc Hoàng Hoa Thám và nghĩa quân Yên Thế.

Đoàn tế của huyện thực hiện các nghi thức tại Lễ tế
Đoàn tế của huyện thực hiện các nghi thức tại Lễ tế.

Tiếp đó là nghi Lễ phát động trồng cây phủ xanh đồi trọc. Trong cuộc khởi nghĩa do người anh hùng dân tộc Hoàng Hoa Thám lãnh đạo chống thực dân Pháp xâm lược, núi rừng Yên Thế đã bao bọc, che chắn và bảo vệ Hoàng Hoa Thám cùng nghĩa quân trường kỳ chiến đấu ngót 30 năm.

Yên Thế xưa với bạt ngàn rừng nguyên sinh, có rất nhiều loại cây quý hiếm và phát triển mạnh mẽ, hiên ngang trước bão dông và trường tồn với thời gian; điển hình trong số đó là cây lim xanh nghìn năm tuổi tại xã Xuân Lương, huyện Yên Thế

Để bảo tồn, nhân diện rộng giống cây lim xanh quý hiếm từ cây lim tổ, tại buổi lễ đã diễn ra nghi thức gieo hạt tưới cây và trao truyền cây giống cho các xã, thị trấn trong huyện. Theo đó, lãnh đạo 04 xã, thị trấn có điểm di tích quốc gia đặc biệt gồm: Phồn Xương, Tân Hiệp, Đồng Lạc, Đồng Kỳ và xã Đồng Tiến - đại diện cho các xã vùng cao của huyện đã thay mặt cho lãnh đạo các xã, thị trấn nhận cây giống.

Đây là hoạt động vô cùng ý nghĩa nhằm phát động trong toàn thể cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân địa phương tích cực hưởng ứng phong trào trồng cây tái tạo rừng, phủ xanh đồi trọc, thực hiện thông điệp “Vì một Việt Nam xanh”.

Triển lãm sinh vật cảnh
Hội sinh vật cảnh huyện Yên Thế tham gia lễ hội

Sau nghi Lễ tế thần và phát động trồng cây, các đồng chí lãnh đạo Trung ương, lãnh đạo tỉnh Bắc Giang, lãnh đạo huyện Yên Thế, các tỉnh bạn, huyện bạn và các đoàn đại biểu đại diện cho các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể trong và ngoài huyện cùng đông đảo nhân dân và du khách thập phương đã tiến hành nghi lễ dâng hương tưởng nhớ người anh hùng dân tộc Hoàng Hoa Thám và nghĩa quân Yên Thế.

dâng
Đoàn tế của huyện thực hiện nghi Lễ dâng hương Đền thờ Hoàng Hoa Thám và nghĩa quân

Chiều ngày 15/3, Ban tổ chức Lễ hội Yên Thế đã tổ chức Lễ phóng sinh (phóng ngư, thả điểu) nhân dịp kỷ niệm 141 năm khởi nghĩa Yên Thế tại sân trước Đình 3 tầng mái.

Nghi lễ phóng sinh được tổ chức dịp Lễ hội Yên Thế hàng năm nhằm thể hiện khát vọng tự do, hòa bình và phát triển của Nhân dân các dân tộc huyện Yên Thế; đồng thời, thể hiện trách nhiệm của con người với thiên nhiên./

p
Nghi lễ phóng sinh được tổ chức dịp Lễ hội Yên Thế hàng năm nhằm thể hiện khát vọng tự do, hòa bình.

Tối ngày 13/3, tại Khu liên hiệp thể thao huyện, UBND huyện Yên Thế đã tổ chức khai mạc phiên chợ quê năm 2025. Đây là nét mới, một trong những hoạt động nổi bật của Lễ hội Yên Thế năm nay.

Theo kế hoạch, phiên chợ quê được diễn ra từ ngày 10/3 đến hết ngày 17/3/2025. Hoạt động này nhằm góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hoá mà ông cha ta đã để lại trong cuộc khởi nghĩa Yên Thế nói riêng và quá trình đấu tranh chống giặc ngoại xâm nói chung; đồng thời đáp ứng nhu cầu hưởng thụ các giá trị văn hóa tinh thần của nhân dân, du khách về dự Lễ hội.

Đặc biệt, phiên chợ quê cũng nhằm tái hiện không gian văn hóa đặc trưng của làng quê Việt Nam và những nét đẹp trong văn hóa làng quê Việt. Đây cũng là hoạt động thiết thực hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Các đồng chí lãnh đạo huyện cắt băng khai mạc phiên chợ quê
Các đồng chí lãnh đạo huyện cắt băng khai mạc phiên chợ quê.

Lễ hội Yên Thế đã khích lệ tinh thần nhân dân Yên Thế nói riêng, nhân dân Bắc Giang nói chung, cùng hướng về người anh hùng dân tộc và các nghĩa sĩ, để cầu mong những điều tốt đẹp cho gia đình, xã hội,… Lễ hội đã trở thành một món ăn tinh thần, không thể thiếu đối với cư dân nơi đây và là di sản văn hóa phi vật thể có tính đại diện, thể hiện bản sắc của cộng đồng các dân tộc huyện Yên Thế, đó là: tinh thần đoàn kết, thượng võ, bất khuất, yêu nước, yêu chuộng hòa bình,... Lễ hội Yên Thế cũng phản ánh sự đa dạng văn hóa và sự sáng tạo của con người, thể hiện ở các nghi lễ của người Việt, các trò chơi dân gian độc đáo của người Tày, Nùng,… liên tục được kế thừa và phát huy trong đời sống. Hiện nay Lễ hội Yên Thế đã trở thành một lễ hội lớn, quen thuộc với nhân dân huyện Yên Thế nói riêng, nhân dân Bắc Giang nói chung.

Vương Hưởng

Tin mới

Trung Quốc: Nông dân biến thứ rơm rạ bỏ đi thành món hàng ai cũng mua

Trung Quốc: Nông dân biến thứ rơm rạ bỏ đi thành món hàng ai cũng mua

Tại huyện Đồng Hà, thành phố Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang (Trung Quốc), phong trào tận dụng rơm rạ đang tạo ra một cuộc cách mạng thầm lặng.
Đại hội thành lập Câu lạc bộ Sinh vật cảnh Thường Tín: Hội nhập và phát triển trong kỷ nguyên mới

Đại hội thành lập Câu lạc bộ Sinh vật cảnh Thường Tín: Hội nhập và phát triển trong kỷ nguyên mới

Ngày 12/7/2025, tại Nhà văn hóa xã Hồng Vân, TP. Hà Nội (xã Hồng Vân, huyện Thường Tín cũ). Đại hội thành lập Câu lạc bộ Sinh vật cảnh (SVC) Thường Tín đã diễn ra trong không khí trang trọng, đầm ấm và tràn đầy kỳ vọng. Đây là dấu mốc quan trọng, khẳng định sự trưởng thành và phát triển mạnh mẽ của phong trào sinh vật cảnh địa phương, đồng thời là bước tiến mới trên hành trình hội nhập sâu rộng với phong trào SVC cả nước.
Hạt sen Việt Nam bay vào không gian: Ươm mầm ước mơ giữa dải ngân hà

Hạt sen Việt Nam bay vào không gian: Ươm mầm ước mơ giữa dải ngân hà

Lần đầu tiên trong lịch sử, hạt sen – loài cây biểu tượng của Việt Nam – được đưa vào không gian vũ trụ, mở ra cơ hội nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường vi trọng lực đối với khả năng sinh trưởng của thực vật. Sứ mệnh đặc biệt này do phi hành gia gốc Việt Amanda Nguyễn thực hiện, mang theo thông điệp về khoa học, hòa bình và bản sắc văn hóa dân tộc.

Tin bài khác

Hội Sinh vật cảnh tỉnh Thái Bình: Dấu ấn 32 năm xây dựng, phát triển và định hướng mới sau sáp nhập

Hội Sinh vật cảnh tỉnh Thái Bình: Dấu ấn 32 năm xây dựng, phát triển và định hướng mới sau sáp nhập

Sáng 12/7, tại phường Trần Lãm, tỉnh Hưng Yên (Thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình cũ), Hội Sinh vật cảnh (SVC) tỉnh Thái Bình đã tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 32 năm hoạt động, đồng thời đưa ra định hướng củng cố tổ chức hội cấp xã, phường và hợp nhất với Hội SVC tỉnh Hưng Yên nhằm phù hợp với địa giới hành chính mới.
Khi AI "cày ruộng": Nông thôn Trung Quốc đang thay đổi thế nào?

Khi AI "cày ruộng": Nông thôn Trung Quốc đang thay đổi thế nào?

Drone bay trên vườn đào, chatbot hỗ trợ gieo trồng, cán bộ thôn viết báo cáo bằng AI - công nghệ đang len lỏi vào từng góc làng quê Trung Quốc. Trong khi nông dân trẻ tìm đến trí tuệ nhân tạo để bù đắp thiếu hụt kinh nghiệm, chính quyền địa phương cũng đẩy mạnh chuyển đổi số từ gốc rễ.
Làm nông online: Trào lưu sống xanh hút cư dân thành thị Trung Quốc

Làm nông online: Trào lưu sống xanh hút cư dân thành thị Trung Quốc

Mô hình “vườn ký gửi - làm nông online" bùng nổ ở Trung Quốc nhờ đánh trúng nhu cầu ăn sạch, sống chậm và cá nhân hóa trải nghiệm nông nghiệp giữa lòng đô thị.
Xem thêm
Cốm làng Vòng: Từ món quà quê dân dã trở thành nghề chính của cả một làng ở Hà Nội

Cốm làng Vòng: Từ món quà quê dân dã trở thành nghề chính của cả một làng ở Hà Nội

Trải qua bao thăng trầm của thời gian, cốm làng Vòng – thứ quà quê mộc mạc mà tinh tế – vẫn giữ trọn hương vị thanh tao và vị thế riêng trong lòng người Hà Nội.
Nhà vườn Phạm Huế: Đam mê cây xanh và triết lý “chung một cội nguồn”

Nhà vườn Phạm Huế: Đam mê cây xanh và triết lý “chung một cội nguồn”

Chủ nhà vườn Phạm Huế không chỉ tạo tác cây cảnh, mà còn nuôi dưỡng một tình yêu bền bỉ với thiên nhiên, với nghệ thuật và với cội nguồn gia đình.
Nhà vườn An Hiên: "Tinh hoa đệ nhất nhà vườn" xứ Huế

Nhà vườn An Hiên: "Tinh hoa đệ nhất nhà vườn" xứ Huế

Nằm yên ả bên bờ bắc sông Hương, nhà vườn An Hiên từ lâu được mệnh danh là “tinh hoa đệ nhất nhà vườn" xứ Huế.
Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Nghệ nhân Vũ Xuân Lành (biệt danh “Gã Đầu Bạc”) vừa hoàn thành việc di dời cây sanh cổ thụ gần 100 năm tuổi từ An Giang về Hà Nội.
Người xưa dạy: Chọn cây hợp mệnh để giữ khí nhà, vượng tài, an thân

Người xưa dạy: Chọn cây hợp mệnh để giữ khí nhà, vượng tài, an thân

Chọn cây hợp mệnh không chỉ giúp “phúc khí đầy nhà, tài lộc vào cửa” mà còn tạo nên thế vượng bền vững cho gia đạo.
Người xưa dặn con cháu nên trồng 3 loại cây này ở hướng Thanh Long

Người xưa dặn con cháu nên trồng 3 loại cây này ở hướng Thanh Long

Trong truyền thống Á Đông, mỗi loại cây, mỗi vị trí trồng trong sân vườn đều mang theo một triết lý phong thủy sâu sắc.
Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân đã có những chia sẻ với Tạp chí Việt Nam hương sắc về tác phẩm xanh quê cổ thụ “Nam Tào Bắc Đẩu” có tuổi đời hơn 100 năm.
Từ chiếc lá tưởng như bỏ đi, nữ nhân viên văn phòng khởi nghiệp với nước rửa chén sinh học

Từ chiếc lá tưởng như bỏ đi, nữ nhân viên văn phòng khởi nghiệp với nước rửa chén sinh học

Chị Âu Chúc Mai (Kiên Giang) quyết định khởi nghiệp với sản phẩm nước rửa chén sinh học lên men từ... lá ổi, loại lá vốn bị xem là phế phẩm trong vườn nhà.
Giữ hồn đá cổ, tôn vinh bonsai nghệ thuật tại khu vườn của nghệ nhân Hưng Yên

Giữ hồn đá cổ, tôn vinh bonsai nghệ thuật tại khu vườn của nghệ nhân Hưng Yên

Khu vườn của nghệ nhân Chử Minh Nghiệp ở Văn Giang (Hưng Yên) là không gian hoài cổ độc đáo, nơi hội tụ bonsai nghệ thuật và hàng trăm hiện vật đá cổ quý hiếm.
"Đất lành chim đậu" và 4 loài vật mang lại may mắn khi xuất hiện tình cờ trong nhà

"Đất lành chim đậu" và 4 loài vật mang lại may mắn khi xuất hiện tình cờ trong nhà

Không phải ngẫu nhiên mà tổ tiên ta đúc kết câu “đất lành chim đậu” – một câu thành ngữ ngắn gọn nhưng hàm chứa triết lý sống, triết lý ứng xử với thiên nhiên.
Hà Nội cho phép xây dựng công trình tạm phục vụ sản xuất, du lịch trên đất nông nghiệp bãi sông

Hà Nội cho phép xây dựng công trình tạm phục vụ sản xuất, du lịch trên đất nông nghiệp bãi sông

Hội đồng nhân dân TP Hà Nội khóa XVI vừa chính thức thông qua Nghị quyết về việc cho phép xây dựng một số công trình tạm trên đất nông nghiệp tại các bãi sông,
Cập nhật quy định kiểm dịch: Thông tư số 28/2025/TT-BNNMT có hiệu lực từ ngày 1/7/2025

Cập nhật quy định kiểm dịch: Thông tư số 28/2025/TT-BNNMT có hiệu lực từ ngày 1/7/2025

Từ ngày 1/7/2025, Thông tư số 28/2025/TT-BNNMT của Bộ Nông nghiệp và Môi trường chính thức có hiệu lực, thay đổi quy trình kiểm dịch sản phẩm động vật nhập khẩu
Sửa đổi quy trình đánh giá sản phẩm OCOP theo Quyết định 1489/QĐ-TTg mới nhất

Sửa đổi quy trình đánh giá sản phẩm OCOP theo Quyết định 1489/QĐ-TTg mới nhất

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 6/7/2025 sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quyết định số 148/QĐ-TTg.
Thay đổi đơn vị hành chính: Doanh nghiệp cần cập nhật để không bị gián đoạn hoạt động

Thay đổi đơn vị hành chính: Doanh nghiệp cần cập nhật để không bị gián đoạn hoạt động

Việc chuyển đổi từ đơn vị hành chính ba cấp sang hai cấp đang đặt ra những thử thách chưa từng có cho doanh nghiệp trên nhiều lĩnh vực. Không chỉ gây ra
Vì sao nhiều người trồng cây cảnh được một thời gian là cây héo chết?

Vì sao nhiều người trồng cây cảnh được một thời gian là cây héo chết?

Nhiều người yêu thích cây cảnh nhưng lại gặp phải tình trạng chung: trồng cây nào, cây đó héo úa hoặc chết sau một thời gian ngắn.
Hướng dẫn cập nhật địa chỉ người nộp thuế theo địa giới hành chính mới

Hướng dẫn cập nhật địa chỉ người nộp thuế theo địa giới hành chính mới

Việc điều chỉnh địa giới hành chính đang khiến nhiều người nộp thuế bối rối khi địa chỉ trên hóa đơn không trùng với giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Loại rau được ví như "nhân sâm người nghèo", mọc đầy bờ rào, giàu dưỡng chất, hỗ trợ phòng bệnh

Loại rau được ví như "nhân sâm người nghèo", mọc đầy bờ rào, giàu dưỡng chất, hỗ trợ phòng bệnh

Loại rau dân dã này có thể hỗ trợ hạ đường huyết, giảm cholesterol, tăng đề kháng và cải thiện giấc ngủ, nhờ đó được ví như “nhân sâm của người nghèo”.
Một trong “tứ đại quốc khuyển" từng giúp vua Lê đánh giặc, nay là giống chó quý hiếm

Một trong “tứ đại quốc khuyển" từng giúp vua Lê đánh giặc, nay là giống chó quý hiếm

Từng giúp vua Lê đánh đuổi giặc Minh, giống chó Lài - một trong "tứ đại quốc khuyển" của Việt Nam giờ chỉ còn sót lại ở vài bản làng ven sông Mã, Thanh Hóa.
Doanh nghiệp phân bón nào hưởng lợi nhất khi giá dầu giảm và chính sách thuế GTGT mới có hiệu lực?

Doanh nghiệp phân bón nào hưởng lợi nhất khi giá dầu giảm và chính sách thuế GTGT mới có hiệu lực?

SSI dự báo doanh nghiệp phân bón sẽ tăng trưởng mạnh mẽ trong nửa cuối năm 2025, khi cùng lúc hưởng lợi từ giá dầu thế giới giảm sâu và chính sách thuế GTGT.
Nông dân đất Tổ đổi đời nhờ giống quả quen thuộc, xuất khẩu cả sang Anh - Mỹ

Nông dân đất Tổ đổi đời nhờ giống quả quen thuộc, xuất khẩu cả sang Anh - Mỹ

Bà Khuất Thị Thanh, một hội viên nông dân ở thôn Đại Đồng, xã Yên Trị, đã làm nên kỳ tích với cây bưởi Diễn, đưa trái cây quê nhà "xuất ngoại" sang Anh, Mỹ.
Một công ty phân bón muốn phát hành gần 9 triệu cổ phiếu lấy tiền trả nợ và mở văn phòng, thị giá giảm 54% trong 7 tháng

Một công ty phân bón muốn phát hành gần 9 triệu cổ phiếu lấy tiền trả nợ và mở văn phòng, thị giá giảm 54% trong 7 tháng

Trong hàng chục quý gần đây, mặc dù doanh thu luôn trên 100 tỷ đồng nhưng lợi nhuận của Phân bón Quốc tế Âu Việt phổ biến dao động quanh 2-4 tỷ đồng.
4 loại cây cảnh vừa đẹp mắt, lại được lương y khuyên trồng vườn nhà suốt nghìn năm qua

4 loại cây cảnh vừa đẹp mắt, lại được lương y khuyên trồng vườn nhà suốt nghìn năm qua

không chỉ là thú vui tao nhã, những chậu cây này còn gói ghém tri thức y học cổ truyền – vừa làm đẹp không gian, vừa mang theo công dụng chữa lành.
Người xưa quan niệm nên trồng 5 loài cây này trong nhà, lộc vào như nước

Người xưa quan niệm nên trồng 5 loài cây này trong nhà, lộc vào như nước

heo quan niệm dân gian, một số loài cây không chỉ mang lại không gian trong lành mà còn được xem là “lá bùa tự nhiên” giúp thu hút tài lộc, giữ vững bình an
Phát hiện nhiều dấu tích và cổ vật tại di tích Tháp đôi Liễu Cốc

Phát hiện nhiều dấu tích và cổ vật tại di tích Tháp đôi Liễu Cốc

Tại Tháp đôi Liễu Cốc (phường Kim Trà, Huế) đã phát hiện được các dấu tích quan trọng phục vụ công tác khai quật và bảo tồn.
Nghề làm bánh đa nem Thổ Hà được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghề làm bánh đa nem Thổ Hà được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghề làm bánh đa nem Thổ Hà đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia từ ngày 27/6/2025.
Những loại cây trồng quanh nhà “gắn liền phúc khí”, dân gian cho rằng không nên chặt bỏ

Những loại cây trồng quanh nhà “gắn liền phúc khí”, dân gian cho rằng không nên chặt bỏ

Theo quan niệm dân gian, những loại cây sau đây nếu đã bén rễ lâu năm trong vườn nhà thì nên giữ lại, bởi chặt bỏ đôi khi dễ dẫn tới xáo trộn về phong thủy.
Chiêm ngưỡng tác phẩm đặc sắc tại Triển lãm cây cảnh nghệ thuật Thường Tín

Chiêm ngưỡng tác phẩm đặc sắc tại Triển lãm cây cảnh nghệ thuật Thường Tín

Triển lãm cây cảnh nghệ thuật Thường Tín ghi dấu bằng chiều sâu nghệ thuật và sự chỉn chu trong từng tác phẩm trưng bày.
Xem thêm
Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Nghệ nhân Vũ Xuân Lành (biệt danh “Gã Đầu Bạc”) vừa hoàn thành việc di dời cây sanh cổ thụ gần 100 năm tuổi từ An Giang về Hà Nội.
Xem thêm
Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân đã có những chia sẻ với Tạp chí Việt Nam hương sắc về tác phẩm xanh quê cổ thụ “Nam Tào Bắc Đẩu” có tuổi đời hơn 100 năm.
Xem thêm
Hướng dẫn quy trình nuôi động vật hoang dã đúng pháp luật và đầy đủ thủ tục

Hướng dẫn quy trình nuôi động vật hoang dã đúng pháp luật và đầy đủ thủ tục

Việc nuôi động vật hoang dã, đặc biệt là các loài quý hiếm, đang được quy định chặt chẽ theo Nghị định 06/2019/NĐ-CP và Nghị định 84/2021/NĐ-CP.
Xem thêm
Nghe nghệ nhân Dũng Coca chỉ cách khai thác duối tự nhiên về làm cảnh

Nghe nghệ nhân Dũng Coca chỉ cách khai thác duối tự nhiên về làm cảnh

Nghệ nhân Dũng Coca - người có hàng chục năm gắn bó với duối cảnh, đã chia sẻ cách khai thác, tuyển chọn và “thổi hồn” vào những gốc duối tự nhiên.
Xem thêm