Nghệ thuật tạo hình cây cảnh
Tiền đề tạo hình cây cảnh nghệ thuật là cây phôi và ý tưởng. Cây phôi gợi ý tưởng và ý tưởng giúp ta sử dụng cây phôi hợp lý. Vậy là “cây” cụ thể là cây tạo hình trở thành “bức thông điệp” chuyển tải ý tưởng để tác giả giao lưu với người thưởng ngoạn.
“Bức thông điệp” này đạt kết quả đến đâu, tốt hay không tốt, bước đầu phụ thuộc vào sự tạo hình.Tạo hình “tốt” sẽ níu kéo chân người thưởng ngoạn có đủ thời gian suy ngẫm mà thấu hiểu lòng người tạo tác. Ngược lại tạo cảm giác hờ hững như khách qua đường thì lấy đâu ra sự cảm thông ? Vậy tạo hình dựa vào những yếu tố nào? Yếu tố cơ bản là nét tổng thể. Yếu tố này đập ngay vào mắt người ta khi tiếp cận tác phẩm. Đó là đường viền bao quát tác phẩm theo đúng nghĩa đen: to, nhỏ, tròn, êlíp, trực hay xiên.v.v.
Cái “viền” tổng thể này phải hợp lý, hợp lý với tự nhiên và hợp lý với con người. Thực chất đó là “hình dáng”. Dáng “cao ráo” hay “lùn tẹt”đều phải tự nhiên, không khiên cưỡng. Ta không thể đặt cây “nhất trụ kình thiên” vào một chậu thon, cao hay một cây huyền vào một chậu tròn bầu bĩnh hoặc không có đôn cao. Dáng cây phụ thuộc vào hai yếu tố: thân và tán. Tạo một thân cây đẹp ít nhất cũng dăm năm vì cần nhiều công đoạn “gia công" kỹ thuật kết hợp với quá trình phát triển sinh học. Mặt khác dấu ấn thời gian cũng là một yếu tố quan trọng tạo nên giá trị của cây cảnh, thể hiện ở sự già dặn, cổ lão của cây. Khi đã có thân hợp lý ắt có tán hợp lý; tại sao trong tạo hình cây cảnh cổ ta chỉ thường gặp số tán lẻ 3,5,7.9.
Vấn đề này gắn liền với yếu tố tâm linh của con người Á đông trong đó có người Việt Nam. Con người Á đông lấy âm-dương làm gốc. Âm- dương mà hợp thì mọi vật sinh sôi; Âm-dương xung khắc thì tai họa xảy ra. Sự phát triển bao giờ cũng bắt nguồn từ sự cân bằng, hòa hợp giữa âm và dương. Hình mẫu đối xứng “âm dương” tạo cảm giác vững chắc, yên ổn và phát triển. Do vậy hình mẫu đó trở thành khuôn mẫu tự nhiên cho xã hội ở nhiều vấn đề.
Ví như các công trình kiến trúc cổ bao giờ cũng có một trục đối xứng, cho dù có phạm luật “Phong thủy” như đoạn đường từ cổng vào sân nhưng người ta vẫn làm vì yêu cầu “đối xứng” của công trình và người ta khéo léo khắc phục bằng một tấm bình phong hay một hòn giả sơn trước nhà.
Với con người thì sao? Trong sâu thẳm tâm hồn Việt là sự “cân bằng” lấy “yên ổn” làm gốc. Tâm linh người Việt gắn với hệ thống thờ tự nơi gian chính giữa nhà. Nghèo khó hay cao sang cũng vậy. Trục đối xứng là ngai vị ông tổ ở chính giữa ban thờ. Nói vậy để thấy yếu tố cân bằng đối xứng ăn sâu vào tiềm thức con người Việt, tạo cái nhìn quen thuộc khi tạo hình cây cảnh. Ta dễ thấy với gỗ tán lẻ thì tán số một là ngọn, số tán con lại bao giờ cũng “chẵn” chia đều cho tả – hữu - tiền - hậu. Đó là dạng cân bằng đối xứng của cây. Và hình như chỉ vậy người chơi cây mới chấp nhận được. Tất nhiên có sự “cải biên” nhưng cái chính vẫn là cân bằng đối xứng. Đây là yếu tố “gốc” để chơi cây, để cây “đứng” được mà trơ gan cùng tuế nguyệt.
Một chút về “Tứ thời xuân tại thủ”. Tại sao là 4 - số chẵn chứ không phải số lẻ? có lẽ bốn mùa kế tiếp, đây là dòng chảy thời gian nên không có điểm bắt đầu và kết thúc, do vậy nếu đối xứng là khiên cưỡng. Vậy tính cân bằng đối xứng của cây cảnh luôn được người xưa tôn trọng. Nó tồn tại cho đến ngay nay và như ta thấy yếu tố tinh thần đã thấm sâu vào yếu tố vật chất và ngược lại.
Ta dễ thấy yếu tố “Sư phụ” của nho giáo và yếu tố cân bằng - đối xứng của tự nhiên có một sự đồng điệu. Sự đồng điệu đó khẳng định sự bền vững của hai yếu tố trên: một yếu tố tinh thần một yếu tố vật chất. Mới hay khi thuận với tự nhiên thì bền vững cho dù một thủ chơi hay một hệ tư tưởng xã hội.
Ta không giáo điều, nhưng ta cũng không dễ thay đổi yếu tố đối xứng trong tạo hình cây cảnh. Ví như thế “xiêu” hay “huyền” ta vẫn phải có tán “gốc” làm đối xứng tương đối nếu không dễ gây phản cảm cho người chơi.
Nói vậy để nghiệm ra rằng: Tình cảm con người trong sáng chính nhờ sự cân bằng trong tâm linh con người, rộng ra là sự cân bằng trong tâm linh dân tộc mà ta gọi là tính “nhân văn” xây đắp nên truyền thống Văn hóa dân tộc, đã tỏa hào quang đến mọi mặt xã hội, trong đó có việc định hình cho cây cảnh. Và cũng nhận ra rằng cây lại giúp con người cân bằng trở lại mỗi khi trong lòng “nổi sóng” mà ta gặp không ít trong đời.
Nghệ thuật tạo hình cây cảnh ngày nay vẫn coi trọng sự cân bằng nhưng không hoàn toàn lệ thuộc vào sự cân bằng lối cổ. Các nghệ nhân vừa chú trọng sự cân đối của tự nhiên vừa chắt lọc những nét kỳ thú, độc đáo của tự nhiên để đưa vào tác phẩm của mình. Nhờ vậy tác phẩm của họ vừa hợp lẽ tự nhiên lại vừa mang tính thẩm mỹ cao, đó là những tiền đề cho việc sáng tạo ra những cây cảnh nghệ thuật đặc sắc để chinh phục tình cảm người thưởng thức. Tính cân bằng và đối xứng ở đây được thể hiện rất phong phú, đa dạng và do vậy, cây được tạo hình phóng khoáng, không lệ thuộc vào số tay, số tán chẵn lẻ miễn sao có tính thẩm mỹ cao. Phải chăng đó là hướng đi hợp lý cho việc tiếp thu tinh hoa vốn cổ trong quá trình sáng tạo những tác phẩm cây cảnh nghệ thuật mang hơi thở thời đại.
Lê Huy Hiệu
Xem thêm nội dung về Sinh vật cảnh qua các kênh của Tạp chí Việt Nam Hương Sắc
Tiktok: https://tiktok.com/@tapchivietnamhuongsac |
Tin mới


Quả sấu Việt Nam gây sốt ở Trung Quốc với giá cao gấp 5 lần trong nước

Sầu riêng Kanyao giá 1,2 tỷ đồng/trái: Vì sao lại đắt đỏ đến vậy?
Tin bài khác

7 loại rau họ cải quen mà quý: Không ăn thì tiếc, ăn đều thì khỏe mạnh, ít bệnh vặt

7 loại thực phẩm dân dã càng ăn nhiều càng trẻ lâu

Đà Nẵng không chỉ có biển mà còn cả 'vựa trái cây' xịn sò ít ai biết!
Đọc nhiều

Chọn mua bonsai sim tím: 5 điều cần biết để không “tiền mất, cây hỏng”

Hoa nở, lá xanh không nhờ nước mà nhờ bạn hiểu điều cây cảnh muốn

Hội thảo “Cây cảnh - Thuốc nam chăm sóc sức khỏe cộng đồng” tại Hải Phòng

Nước vo gạo được thêm thứ này, cây kiểng nào cũng phát triển mạnh

Vườn thẳng đứng bioponic: Khi sắc xanh nảy mầm giữa lòng phố thị

Phúc Yên, Vĩnh Phúc: Cần chú trọng gìn giữ lá phổi xanh trong hoạt động chỉnh trang đô thị

Biến cỏ dại và gỗ thải thành nhựa sinh học: Bước đột phá của Hàn Quốc trong cuộc chiến chống ô nhiễm nhựa

Robot cá: Giải pháp công nghệ mở ra kỷ nguyên nuôi thủy sản thông minh

Mai vàng Huế - Nét vàng di sản, bước tiến khoa học

Thiết kế không gian xanh trong nhà phố: Xu hướng sống gần gũi thiên nhiên

Hoa hồi Việt: Từ rẻo cao Lạng Sơn đến chuỗi cung ứng toàn cầu

Chàng kỹ sư đưa mo cau xuất khẩu, phục vụ khách VIP trên máy bay

Hà Nội: Ghé thăm khu chợ chim cảnh tại thị xã Sơn Tây, cứ thích là mua được

Mùa sim tím nở: Rước bonsai về nhà, vừa thơm sắc vừa ngọt quả

The Matrix One - Hướng tới “sống chất, sống sang” tại giai đoạn 2 của dự án

Sun Mega City: Không gian sống xanh bừng nở giữa miền đất giao hòa 3 dòng sông phía Nam Hà Nội

Nuôi loài chim hoang dã ngay trong vườn nhà, nông dân thu tiền triệu mỗi tháng nhờ mô hình mới lạ 1

Bỏ việc lương cao về quê nuôi "cá quý tộc", 9X Quảng Nam thu tiền tỷ đều tay

Về Bắc Ninh ăn dưa gang muối đắm đuối hương vị quê nhà

Khi cây vạn tuế nở hoa: Dấu hiệu cát lành trong phong thuỷ gia trạch

Việt Nam lọt top điểm đến ngắm động vật hoang dã đẹp nhất châu Á

Cây ngọc bích nở hoa: Điềm lành sinh lộc trong nhà

Sáp nhập tỉnh Tuyên Quang với Hà Giang: Tỉnh mới có bánh nếp Tày nhân trứng kiến, có cả thịt trâu gác bếp

Bí ẩn đàn dê sống sót hơn 250 năm không nước ngọt trên đảo hoang Brazil

Khám phá 4 loài chim cảnh khiến người Trung Hoa mê đắm qua bao thế kỷ

Người phụ nữ Việt và những mùa mộc lan nở rộ ở châu Âu

Trồng cây bản địa: Xu hướng làm đẹp không gian sống và gọi chim về tổ gây sốt toàn cầu

Người đàn ông 56 tuổi sống một mình trong rừng 27 năm cùng đàn chim

Hoa hồi Việt: Từ rẻo cao Lạng Sơn đến chuỗi cung ứng toàn cầu

Loại quả từng rụng đầy gốc không ai nhặt, nay thành đặc sản Tây Bắc, dân tình ráo riết tìm mua

Chiêm ngưỡng cặp trà lão dáng kỳ vĩ, nhánh như đầu kỳ lân

Loài hoa mang tên thúy châu: Chẳng rực rỡ nhưng vẫn khiến người ta nhớ mãi

Ngắm những tác phẩm lục bình độc đáo từ cây cảnh của chàng trai 9X

Chỉ thị số 42-CT/TW góp phần thúc đẩy sự phát triển của Liên hiệp Hội Việt Nam

Ngắm những tác phẩm lục bình độc đáo từ cây cảnh của chàng trai 9X

Hơn 1.000 tác phẩm tham gia Triển lãm sinh vật cảnh huyện Văn Giang mở rộng 2025

Hội thảo “Cây cảnh - Thuốc nam chăm sóc sức khỏe cộng đồng” tại Hải Phòng

Vinhomes Green Paradise: Kỳ quan đô thị lấn biển lớn nhất Việt Nam chính thức khởi công

Choáng ngợp trước căn nhà vườn vài trăm mét vuông MC Quyền Linh dành tặng các con gái

Chiêm ngưỡng cặp trà lão dáng kỳ vĩ, nhánh như đầu kỳ lân

Mẹ đảm Cần Thơ trồng rau xanh theo mùa tự cung tự cấp

Bỏ việc văn phòng lương ngàn đô, chàng kỹ sư biến xương rồng thành đồ ăn thức uống

Hội thảo “Cây cảnh - Thuốc nam chăm sóc sức khỏe cộng đồng” tại Hải Phòng

Hợp tác xã Trường Sơn: Số hóa bảo tồn, phát triển thương hiệu trà hoa vàng

Từ phân bón giả đến chuyển đổi xanh: Cơ hội trong thách thức

Bỏ phố về quê: Cặp vợ chồng trẻ biến đất cằn thành cơ nghiệp đáng giá, thu nhập trăm triệu/tháng

Thạch thảo kép: Loài hoa "độc bản" của người phụ nữ Hải Phòng và hành trình tìm bình yên cho tâm hồn

Nghệ nhân Nguyễn Phước Lộc: Người giữ hồn bonsai Việt

“Đại lão” bồ đề hơn 900 năm tuổi, xòe tay giữa làng cổ Dịch Diệp

Ngắm ngôi nhà cổ bằng gỗ mít triệu đô không bán của lão nông xứ Quảng

Cây dành dành: Vị thuốc trong chậu cảnh ai cũng nên biết

13 loài lan rừng quý hiếm Việt Nam đang "kêu cứu" trong Sách Đỏ
