Người đàn ông 56 tuổi sống một mình trong rừng 27 năm cùng đàn chim
Cách đây vài năm, câu chuyện về "chú chim Thuận Đức" từng làm mạng xã hội xôn xao – Tiêm Toàn Huy, sống tại Thuận Đức, Quảng Đông (Trung Quốc), người đàn ông suốt 20 năm kiên trì biến mảnh đất hoang giữa lòng đô thị thành thiên đường của những đàn cò.
![]() |
Hành trình 20 năm gây dựng "vương quốc cò"
Chú Huy dựng lều giữa rừng, chống lại những kẻ săn trộm, xây tháp canh, đào thủy lộ bằng chính đôi tay mình. Hàng vạn con cò trắng, cò đêm, diệc, chim sáo... có thời điểm, khu vườn là nơi trú ngụ của hơn 30.000 con chim, được người dân và cộng đồng mạng gọi là "thiên đường chim diệc".
![]() |
Chú Huy chia sẻ: "Tôi sinh ra ở Thuận Đức, tuổi thơ gắn với đồng ruộng. Năm 1998, tôi thuê mảnh đất này định trồng tre, nào ngờ chim kéo về. Từ vài chục con, giờ đã thành hàng vạn. Khu rừng rộng khoảng 170 mẫu. Tôi nghĩ: Rừng chưa kịp phủ xanh, chim đã về đầy. Nếu sau này tre mọc kín, chắc chim còn nhiều hơn. Tôi cũng dặn công nhân: Đừng quấy rầy chúng, đừng bắt hay xua đuổi".
Vì ít người vào, rừng tre dần phát triển tự nhiên. Năm 1999, chim di cư lại về, năm 2000, cò trắng, vạc đêm đến nhiều hơn. Sáng, cò trắng bay đi kiếm ăn; chiều, chúng bay về đậu trên tre. Vạc đêm thì bay đi lúc chiều, sáng sớm mới về. Hiện nay, trong rừng có khoảng: 1.000-2.000 vạc đêm, 2.000-3.000 cò trắng,100 cò xám, 3.000 sáo đá cùng các loài khác như chim rừng, cò bạch...
Tuy bảo vệ chim, nhưng những kẻ săn trộm luôn tìm cách bắt chúng. Những năm 2000, chim về hàng vạn con, nạn săn bắn trộm gia tăng. Kẻ xấu đe dọa: "Nếu mày cản đường, tao sẽ đốt rừng!". Chú Huy tức giận, quyết định đào một con sông bao quanh để ngăn chặn. Cha của chú cũng từng nói: "Nếu đã quyết tâm bảo vệ chim, thì phải làm đến cùng".
![]() |
Ngày 15/3/2003, khi chim bay đi hết, chú Huy bắt đầu đào sông. Mất hơn một tháng để hoàn thành. Con sông dài 1.200m, rộng 12m, sâu 2-2,5m. Hai bên bờ, chú trồng thêm cây đa.
22 năm qua, chim vẫn về đây mỗi mùa đông.
![]() |
Trong rừng từng có 6-7 tháp ngắm chim. Năm 1999, chú dựng tháp đầu tiên bằng tre, sau này (2014) xây lại bằng thép. Leo lên đỉnh tháp 4 tầng, có thể quan sát toàn bộ rừng tre. Trước đây, chú sống bên ngoài, sáng sớm đi tuần tra, kiểm tra chó canh, leo tháp ngắm chim. Gia đình ban đầu không ủng hộ, nhưng dần dần họ hiểu ra. Nhiều học sinh đến đây học về bảo tồn. Chú cũng dạy các em: "Đừng săn bắn, hãy bảo vệ thiên nhiên". Năm 2018-2019, cha mẹ qua đời, con cái trưởng thành. Năm 2020, chú Huy chuyển hẳn vào rừng sống. Giờ già rồi, chú nói rằng đôi lúc băn khoăn: "Liệu việc bảo vệ chim sẽ đi về đâu?".
Nhưng khi có bảo tàng, mọi thứ tốt hơn. Chú thường đến đó trò chuyện với kiến trúc sư, công nhân. Tương lai, nơi đây sẽ là không gian triển lãm, giáo dục, thu hút nhiều người đến hơn. Đôi khi đi công tác xa, chú luôn thấy "nhớ đàn chim", chỉ muốn quay về để tiếp tục chăm sóc chúng.
![]() |
Bảo tàng Đầm lầy Vân Lộc: Kiến trúc hòa vào thiên nhiên
27 năm sau, một bảo tàng bằng bê tông nguyên khối mọc lên giữa rừng. Bốn khối ống xếp chồng lên nhau như ống nhòm hướng về những góc trời khác nhau. "Công trình này phải trở thành ẩn sĩ, như chính chú Huy vậy" – kiến trúc sư Lục Dật Thần khi đến thăm đảo diệc chia sẻ.
![]() |
Kiến trúc sư Lục Dật Thần đến thăm chú Tiêm Toàn Huy tại "thiên đường đảo diệc" ở Thuận Đức, Quảng Đông, Trung Quốc. |
Kiến trúc sư Lục Dật Thần kể lại chuyến đi đến thăm "chú chim Thuận Đức" thế này.
Lần đầu đặt chân tới Thuận Đức, tôi ngỡ ngàng khi giữa lòng thành phố lại có một vùng đầm lầy rộng lớn với những rặng dừa, bụi tràm và đảo cò. Bảo tàng không được thiết kế từ góc nhìn con người, mà từ ánh mắt của những cánh chim.
Bốn khối ống xếp chồng cao 24 mét như những khung ngắm di động. Mỗi tầng hé mắt nhìn vào một tầng không gian khác nhau: Gốc cây, thân cây, cành cây, và trên cùng là ngọn những rặng dừa vươn tới đàn cò. Chúng tôi tránh xây dựng gần khu vực cò làm tổ, để công trình ẩn mình sau những tán cây. Có những cây tràm nghiêng ngả, chúng tôi giữ nguyên, như cách chú Huy bảo vệ từng ngọn cỏ. Kiến trúc phải khiêm nhường trước thiên nhiên.
![]() |
Chú Huy là người kiên định hiếm có. Từ một thợ xây bình thường, chú dành cả đời cho rừng chim. Tôi muốn bảo tàng này trở thành "kẻ lập dị" giữa thành phố, như cách chú sống tách biệt với nhịp sống hối hả. Xây bảo tàng giữa đô thị không chỉ là kỹ thuật, mà còn là suy nghĩ về nhân văn. Tôi nhớ lần đầu đến, leo lên tháp canh của chú Huy, dành hàng giờ ngắm đàn chim.
Mới biết ở Quảng Đông, chim diệc được gọi là "chim đi làm" – chúng ra ngoài kiếm ăn từ sáng sớm, chiều tối mới về. Trên đảo chim, phần lớn là chim già hoặc chim non cần được chăm sóc, nên phải hạn chế tiếng ồn và bụi xây dựng.
![]() |
Chúng tôi cũng phát hiện chim diệc thích vùng nước nông có bùn cát, nơi chúng có thể dùng chân bới tìm ốc, cá nhỏ. Vì vậy, công trình được đặt cách xa đảo chim, "ẩn" sau những hàng dừa, bách tán. Mục đích thiết kế là bảo vệ chim và cây cối. Ngay cả những cây bách nghiêng ngả cũng được giữ nguyên. Con đường phía sau khi hoàn thành trông như một khu rừng nguyên sinh.
Kiến trúc đạt đến cực hạn có sức phá hủy rất lớn. Nhiều công trình mới thường san bằng mặt bằng, nhổ hết cây, sau khi xây xong mới trồng lại cây non. Nhưng với công trình này, chúng tôi muốn giữ một "thái độ khiêm nhường" trước thiên nhiên.
Tôi tin rằng sau 10-20 năm, công trình sẽ già đi nhưng hòa hợp hơn với thiên nhiên. Đó cũng là cảm hứng từ chú Huy và vùng đất Thuận Đức – họ rất "bản địa".
Tin mới


Trung Quốc: Nông dân biến thứ rơm rạ bỏ đi thành món hàng ai cũng mua

Khi AI "cày ruộng": Nông thôn Trung Quốc đang thay đổi thế nào?
Tin bài khác

Làm nông online: Trào lưu sống xanh hút cư dân thành thị Trung Quốc

Ngôi nhà cổ bằng gỗ quý trị giá 3.000 tỷ đồng: Trăm năm không mục, vẫn tỏa hương như mới

Trung Quốc: Không cần ra đồng vẫn sở hữu một thửa ruộng với mô hình "trồng cây trên mây"
Đọc nhiều

Nhà vườn An Thư: Hồn xưa giữa lòng đất cố đô

Làng nghề hoa cúc Ninh Giang: Giữ nghề trong cơn sóng chợ

Cốm làng Vòng: Từ món quà quê dân dã trở thành nghề chính của cả một làng ở Hà Nội

Nhà vườn Phạm Huế: Đam mê cây xanh và triết lý “chung một cội nguồn”

Nhà vườn An Hiên: "Tinh hoa đệ nhất nhà vườn" xứ Huế

Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Người xưa dạy: Chọn cây hợp mệnh để giữ khí nhà, vượng tài, an thân

Người xưa dặn con cháu nên trồng 3 loại cây này ở hướng Thanh Long

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Từ chiếc lá tưởng như bỏ đi, nữ nhân viên văn phòng khởi nghiệp với nước rửa chén sinh học

Một số điều kiện hành nghề lĩnh vực thú y đối với cá nhân và tổ chức theo Luật Thú y

Hà Nội cho phép xây dựng công trình tạm phục vụ sản xuất, du lịch trên đất nông nghiệp bãi sông

Cập nhật quy định kiểm dịch: Thông tư số 28/2025/TT-BNNMT có hiệu lực từ ngày 1/7/2025

Sửa đổi quy trình đánh giá sản phẩm OCOP theo Quyết định 1489/QĐ-TTg mới nhất

Thay đổi đơn vị hành chính: Doanh nghiệp cần cập nhật để không bị gián đoạn hoạt động

Vì sao nhiều người trồng cây cảnh được một thời gian là cây héo chết?

Hướng dẫn cập nhật địa chỉ người nộp thuế theo địa giới hành chính mới

Bắc Ninh bán vải thiều vượt 105% kế hoạch

Vải thiều Việt sai trĩu quả giữa sa mạc Israel, năng suất chạm mốc 25 tấn/ha

Trung Quốc: Nông dân biến thứ rơm rạ bỏ đi thành món hàng ai cũng mua

Hội Sinh vật cảnh tỉnh Thái Bình: Dấu ấn 32 năm xây dựng, phát triển và định hướng mới sau sáp nhập

Đại hội thành lập Câu lạc bộ Sinh vật cảnh Thường Tín: Hội nhập và phát triển trong kỷ nguyên mới

Doanh nghiệp kiến nghị bố trí quỹ đất xây nhà máy chế biến nước vải thiều tại Bắc Ninh

“Siêu thực phẩm” rẻ tiền ở chợ Việt, đứng đầu bảng dinh dưỡng toàn cầu

Loài cây dại một thời bị nhổ bỏ không thương tiếc, giờ bán giá "đắt như tôm tươi"

Loại rau được ví như "nhân sâm người nghèo", mọc đầy bờ rào, giàu dưỡng chất, hỗ trợ phòng bệnh

Một trong “tứ đại quốc khuyển" từng giúp vua Lê đánh giặc, nay là giống chó quý hiếm

UNESCO công nhận Phong Nha - Kẻ Bàng là Di sản thế giới liên biên giới đầu tiên của Việt Nam

4 loại cây cảnh vừa đẹp mắt, lại được lương y khuyên trồng vườn nhà suốt nghìn năm qua

Người xưa quan niệm nên trồng 5 loài cây này trong nhà, lộc vào như nước

Phát hiện nhiều dấu tích và cổ vật tại di tích Tháp đôi Liễu Cốc

Nghề làm bánh đa nem Thổ Hà được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Chiêm ngưỡng tác phẩm đặc sắc tại Triển lãm cây cảnh nghệ thuật Thường Tín

Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Hướng dẫn quy trình nuôi động vật hoang dã đúng pháp luật và đầy đủ thủ tục
