Rêu - Có thể bạn chưa biết
Rêu là loài thực vật trên cạn xuất hiện đầu tiên trên trái đất và có mặt khắp các lục địa, quốc gia. Dù nhỏ bé nhưng chúng có rất nhiều công dụng và cũng có những vẻ đẹp rất riêng không loài nào có được.
Loài thực vật tiên phong
Rêu là một trong những nhân tố quan trọng nhất tạo ra đất đầu tiên. Chúng được xem là nhóm thực vật tiên phong, mở đường cho sự bành trướng của các nhóm thực vật trên cạn từ khi sự sống trên cạn bắt đầu, tạo điều kiện để các loài thực vật, động vật từ nơi khác xâm chiếm. Chúng có kích thước từ 0,2–10 cm, có một số loài lớn hơn như Dawsonia, cây rêu cao nhất có thể lên đến 50 cm.
Rêu phát triển khắp nơi, tạo thành cụm, thảm, mảng bám ở những nơi ẩm, có bóng râm. Rêu không có hoa và không sinh ra hạt, sinh sản nhờ các bào tử. Ở các loài thực vật khác, nước và chất dinh dưỡng được dẫn trong các mô dẫn. Ở rêu, thân, rễ, lá đều là những bộ phận giả. Đó chỉ là tập hợp của một khối tế bào duy nhất chưa có sự chuyên hoá rõ về chức năng, thiếu các mô dẫn nước và chất dinh dưỡng chuyên biệt nên chúng lấy nước, chất dinh dưỡng trực tiếp qua tế bào.
Rêu cung cấp dưỡng khí nhiều hơn tất cả các cây trên trái đất. Cùng diện tích, hiệu quả cung cấp oxy của rêu cao gấp 80 lần. Rêu có giới hạn tiếp xúc với ánh sáng (quang hợp) rộng hơn bất kỳ loài thực vật nào, từ trong hang động có ánh sáng yếu ớt tới các đỉnh núi cao hoặc sa mạc. Rêu hiện nay được xếp trong ngành Bryophyta. Có hơn 12.500 loài rêu khác nhau đã được công nhận trên thế giới.
Những công dụng hữu ích
Rêu đã được sử dụng rất sớm trong các nền văn minh trên thế giới từ hàng ngàn năm qua với các ứng dụng như nhồi gối, tã, băng vết thương. Rêu còn được dùng làm vật liệu cách nhiệt cũng như trong các ứng dụng hấp thụ chất lỏng, do khả năng hấp thụ chất lỏng của nó có thể tới 20 lần trọng lượng của chính nó.
Tại nhiều nước như Ấn Độ, Đức, Mỹ, Nhật, Pháp, Trung quốc… rêu được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực. Nhờ khả năng hấp thụ tốt những chất độc hại và thấm nước tốt, rêu được dùng làm thành phần chính của than bùn, than làm từ rêu được sử dụng như một chất lọc hiệu quả, dùng xử lý nước thải chứa nhiều kim loại nặng hay xử lý các sự cố tràn dầu, điển hình là nhóm Rêu Sphagnum. Rêu còn được sử dụng như một nguồn nhiên liệu sản xuất các khí đốt như hydro, etylen, methanol, khí gas thiên nhiên...
Ở những nơi cây thân gỗ hiếm hoi, rêu được ứng dụng cả trong xây dựng, tạo ra các sản phẩm gia dụng như chiếu, tấm cách điện, nệm, làm chất bảo quản thực phẩm, diệt công trùng…
Ngoài ra, nhiều loài rêu được phát hiện chứa các chất có hoạt tính sinh học cao, nên rêu được ứng dụng nhiều trong y dược, dùng phổ biến ở Ấn Độ, Mỹ, Trung Quốc. Tại Trung Quốc, khoảng 30-40 loài rêu được dùng làm thuốc, trong đó phổ biến như loài Rhodobryum giganteum được sử dụng trị các bệnh thần kinh và tim mạch, loài Polytrichum commune được sử dụng để giảm viêm và sốt, điều trị sỏi thận.
Vai trò trong nghề sinh vật cảnh
Rêu còn có một điểm rất độc đáo: Vào những ngày nắng nóng, rêu thu mình lại, sẫm màu hơn, bỗng nhiên sau một trận mưa, chúng trở nên xanh mượt và đẩy sức sống. Đó là nhờ khả năng sống tiềm sinh của rêu. Là nhóm thực vật sống cần độ ẩm cao, khả năng giữ nước trong cơ thể không tốt, do đó khi môi trường khô, lá rêu co lại chuyển sang trạng thái sống tiềm sinh và chờ đến khi điều kiện môi trường thuận lợi, chúng lại tiếp tục chu kỳ đời sống. Với đặc điểm này, rêu trở thành loài chỉ thị các biến đổi về độ ẩm của môi trường. Những người làm vườn cũng có thể lợi dụng điểm này để nhận biết vườn đang thiếu độ ẩm hay không tại các thời điểm trong ngày, từ đó kiểm soát độ ẩm trong vườn tốt hơn.
Rêu cũng được sử dụng để trang trí các vườn hoa, cây cảnh… Thi thoảng, bạn cũng có thể thể thấy những cọng tơ mọc lên từ đỉnh của thân rêu, phần đầu cọng phù to lên. Đó chính là phần làm nhiệm vụ sinh sản của rêu, một cấu trúc khác biệt, đặc trưng nhất để phân biệt rêu với các nhóm thực vật khác. Tùy những loài khác nhau mà phần này có hình dạng, màu sắc khác nhau tạo nên những nét đẹp riêng chỉ có ở nhóm rêu.
Rêu còn có thể điều hòa nhiệt độ, độ ẩm ở nơi chúng tồn tại, chống xói mòn tại các sườn dốc, tích trữ chất hữu cơ và khoáng chất cho đất, tạo điều kiện thuận lợi cho hạt của các loài cây khác nảy mầm. Chính nhờ các đặc điểm này, nhiều nước trên thế giới, nhất là Nhật, đã ứng dụng rêu trong nghề làm vườn từ nhiều năm nay.
Dù có kích thước nhỏ bé, rêu cũng có những vẻ đẹp riêng, không kém phần rực rỡ, chúng có những nét đẹp và những đặc điểm rất kỳ thú. Trong lĩnh vực cây cảnh, rêu ngày càng được ứng dụng nhiều hơn. Rêu được dùng làm giá thể trồng Lan như Sphagnum trong trồng Lan Hồ Diệp, hoặc như nhóm thực vật tạo phông nền, trồng làm lớp phủ mặt đất trên chậu bonsai, non bộ, tiểu cảnh… thay vì để đất trống hay dùng đá sỏi rải phía trên. Rêu sẽ làm tăng thêm vẻ tự nhiên, tôn thêm nét đẹp của cây chủ thể.
Rêu không có rễ thật. Tất cả dinh dưỡng nuôi rêu được chúng tổng hợp từ mưa ẩm và ánh sáng mặt trời nên chúng có thể dễ dàng sinh sôi và nảy nở tại bất kỳ khu vườn nào. Nước là yếu tố quan trọng nhất cho rêu phát triển nhưng chúng vẫn có khả năng chịu hạn khá tốt. Rễ rêu là rễ giả chỉ làm nhiệm vụ giúp cây bám vào giá thể, không có nhiệm vụ chính lấy chất dinh dưỡng trong đất, nên không cạnh tranh với cây chủ thể, không làm xáo trộn đất.
THANH XUYÊN
Tin mới


Tính nghệ thuật trong thú chơi tiểu cảnh, hoa viên

Khu vườn truyền thống đẹp như trong cổ tích ở Nhật Bản
Tin bài khác

Loại Cây Bóng Mát đẹp, tán rộng, lớn nhanh

Thú chơi hữu ích giúp giải tỏa căng thẳng

7 mẫu tiểu cảnh sân vườn đẹp, đơn giản cho không gian nhỏ

Xác định tuổi cây – Giải mã vòng đời của những chứng nhân thời gian

Khơi sắc mai vàng Long An bằng công nghệ cao và kỹ thuật nhân giống mới

Bí kíp vườn nhà: 9 mẹo đơn giản giúp cây cảnh khỏe mạnh, lá xanh rực rỡ

Bã cà phê – “thuốc tiên” giá 0 đồng giúp cây phát triển vượt trội

HP Việt Nam với chiến dịch trồng cây xanh vì một tương lai bền vững

Chọn mua bonsai sim tím: 5 điều cần biết để không “tiền mất, cây hỏng”

Hoa nở, lá xanh không nhờ nước mà nhờ bạn hiểu điều cây cảnh muốn

Hội thảo “Cây cảnh - Thuốc nam chăm sóc sức khỏe cộng đồng” tại Hải Phòng

Nước vo gạo được thêm thứ này, cây kiểng nào cũng phát triển mạnh

Vườn thẳng đứng bioponic: Khi sắc xanh nảy mầm giữa lòng phố thị

Khu đô thị Legacy Hill - Không gian sống xanh giữa đại ngàn

The Centric – Tổ hợp xanh hiện đại giữa lòng TP Hải Phòng

Sông Hồng Diamond City: Kiến tạo cuộc sống hiện đại hòa quyện cùng thiên nhiên

Kỹ thuật trồng và chăm sóc mai chiếu thủy toàn diện

Bỏ việc ở Nhật, 9X về quê nuôi hươu sao thu hơn nửa tỷ mỗi năm

"Biệt đội phá bẫy" giải cứu động vật hoang dã ở rừng nguyên sinh lớn nhất Quảng Nam

Eurowindow Twin Parks: Khơi nguồn cảm hứng sống xanh tinh khiết

Nhà máy gạch Viên Châu: Tiên phong ứng dụng kinh tế xanh tuần hoàn

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ hội Làng Sen toàn quốc 2025 và khánh thành tượng đài “Bác Hồ về thăm quê”

Mùa hè miền Tây trong ký ức: Trái chôm chôm đỏ và một khu vườn trĩu nỗi nhớ thương

5 dáng thế tùng la hán đẹp – đỉnh cao của nghệ thuật bonsai cổ

Họa sĩ 7X tái hiện hình ảnh tuổi thơ khiến nhiều người xa quê rưng rưng

Nơi ngắm hoa đỗ quyên đẹp nhất Việt Nam: Tây Bắc mùa rực rỡ

Sự thật và huyền thoại về loài cây “biết đi” trong rừng nhiệt đới

Từ củi đốt thành “vàng trắng”: Hoàng hoa lê và cuộc lột xác triệu đô

Góc vườn nhỏ của cô gái trẻ đẹp ngỡ "biển hoa" khiến ai cũng trầm trồ

Phát hiện lại loài cá đầu rắn Chel sau 85 năm: Một kỳ tích trong thế giới động vật

Biến hóa sân thượng 33m² thành khu vườn đẹp như tranh vẽ giữa lòng thành phố

Nuôi nhốt chim hoang dã: Những thủ tục bắt buộc phải hoàn thiện

Hương mùa hè trong vườn nhỏ: 5 loài hoa ướp thơm không gian sống

Kiểm lâm Huế chia sẻ về thông tin mang chim cảnh đi cà phê phải có giấy tờ hợp pháp

Linh sam bonsai – Vẻ đẹp hoang dại hóa kiệt tác nghệ thuật

Quả la hán - Quả dại làm hàng rào ngày xưa, nay được săn lùng với giá cao, giúp thanh nhiệt, nhuận tràng

Nuôi nhốt chim hoang dã: Những thủ tục bắt buộc phải hoàn thiện

Hoa lan: Từ thú chơi tao nhã đến ngành kinh tế văn hóa đầy tiềm năng

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ hội Làng Sen toàn quốc 2025 và khánh thành tượng đài “Bác Hồ về thăm quê”

Đặc san tháng 5 của Tạp chí Việt Nam hương sắc: Sinh vật cảnh bước vào kỷ nguyên số

Kiểm lâm Huế chia sẻ về thông tin mang chim cảnh đi cà phê phải có giấy tờ hợp pháp

Tín dụng xanh tại Agribank: Trao cơ hội cho cá nhân thực hiện hóa giấc mơ về dự án xanh

Doanh nghiệp Việt và hành trình thực thi ESG: Chìa khóa mở cánh cửa phát triển bền vững

Tín dụng xanh: Cơ hội vay vốn dễ dàng, lãi suất ưu đãi cho mô hình vườn sinh thái và sinh vật cảnh

Giải mã tín dụng xanh: Chìa khóa thúc đẩy phát triển bền vững trong xã hội hiện đại

Công ty Châu Giang tiên phong chuyển đổi số trong sản xuất lan hồ điệp

Loại ớt mang tên 1 loài chim thành đặc sản, giúp người Cơ Tu thoát nghèo

Nghệ nhân cụt tay "hô biến" gốc tre thành đồ nội thất giá chục triệu

Chàng trai Đà Nẵng "thổi hồn" củ quả thành những tác phẩm nghệ thuật sống động

HTX hoa Sen Vân Đài: Theo dấu chân công chúa Diệu Dung, trải nghiệm ngắm sen nở khoe sắc

Chiếc bánh “Giọt nước mắt của Mẹ”: Lời tri ân người Mẹ Việt Nam anh hùng trong ngày non sông sum họp

Trailer giới thiệu đặc san số 19/5 của Tạp chí Việt Nam hương sắc

Đa dạng các loại cây hoa quả bonsai đẹp mắt trong mùa hè

Chiêm ngưỡng cây xoài cổ thụ ở Khánh Hòa, quả hồng đỏ óng ánh như trong phim cổ trang

Chiêm ngưỡng ngôi chùa được làm từ vỏ ốc và san hô độc nhất vô nhị ở Việt Nam
