Tạp chí điện tử Việt Nam Hương sắc

Sunday, November 17, 2024 12:41:44 PM

Bảo tồn chim hoang dã gắn với phát triển du lịch ở Phong Nha Kẻ Bàng, hướng đi mới trong tiếp cận bảo tồn gắn với phát triển

10/01/2024

Mục lục

Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng được tổ chức Bảo tồn Chim Quốc tế công nhận là 2 trong số hơn 60 vùng chim quan trọng của Việt Nam. Nơi đây là sinh cảnh của 338 loài chim trong số hơn 900 loài chim được ghi nhận ở nước ta, trong đó có nhiều loài nguy cấp, quý hiếm, được ưu tiên bảo vệ như Hồng Hoàng, Niệc mỏ vằn, Công, Trĩ Sao, Gà lôi lam mào trắng, Gà lôi trắng…   Thực thi pháp luật:

Tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức bảo tồn cho cộng đồng dân cư địa phương và khách du lịch.

Cứu hộ động vật hoang dã (năm 2023, Việt Nam lần đầu tiên tái thả một cặp đực cái chim Hồng Hoàng về môi trường tự nhiên tại Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng).

Nghiên cứu khoa học:

Từ hơn 20 năm trước, BQL Vườn đã chú trọng việc điều tra, nghiên cứu về chim làm cơ sở cho việc bảo tồn cũng như phát huy giá trị của các loài chim hoang dã.

Năm 2010 thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học cấp cơ sở « Điều tra thành phần và số lượng các loài chim thuộc họ Trĩ (Fasianidae) ở VQG Phong Nha – Kẻ Bàng»

Năm 2023 : Thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học cấp cơ sở “Khảo sát về hiện trạng một số loài chim phổ biến làm cơ sở đề xuất các biện pháp bảo tồn và khai thác du lịch sinh thái tại VQG Phong Nha – Kẻ Bàng”

Năm 2024 thực hiện nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh với đề tài: “Điều tra, khảo sát khu hệ chim hoang dã trên địa bàn Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng và một số vùng chim trọng điểm của tỉnh Quảng Bình nhằm đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển du lịch sinh thái”.

Một số hình ảnh về các loài chim hoang dã quý hiếm

Te vàng (Vaneluus-cinereus)
Te vàng
Te vàng
Vịt mỏ đốm (Anaspoecilorhyncha)
Hồng hoàng (Bucerosbicomis)
Gà lôi hồng tía (Lophura diardi)

Nhóm PV Tạp chí Việt Nam Hương sắc

0 Bình luận

Tin tức khác

Thông báo
Đóng