Quảng Trị: Tình trạng phá hoại thạch nhũ tại các hang động
VNHS – Hang Brai ở thôn A Sóc, xã Hướng Lập, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị được phát hiện hơn 10 năm nay với chiều dài khoảng 1km, chiều cao 17m. UBND tỉnh Quảng Trị đã thành lập đoàn khảo sát nhằm bảo tồn và khai thác tiềm năng du lịch. Thế nhưng chưa kịp đánh thức tiềm năng đã bị phá hoại.
Dù chưa thể khám phá hết toàn bộ hệ thống hang động nhưng bước đầu xác định hang động Brai có cấu trúc đá vôi đặc trưng cùng với hạng vạn khối thạch nhũ đủ hình dáng, kích thước và màu sắc đẹp mắt. Thế nhưng thời gian gần đây, hang động Brai đã bị kẻ xấu xâm hại, đập phá, cắt hàng loạt khối thạch nhũ mang đi.
Nằm ở phía Tây Bắc huyện Hướng Hóa, hang động Brai được đánh giá là một trong những kỳ quan thiên nhiên còn hoang sơ giữa đại ngàn của dãy Trường Sơn. Không chỉ cửa hang hình tam giác ấn tượng mà bên trong động Brai rộng lớn khiến du khách choáng ngợp trước cảnh quan kỳ thú do thiên nhiên tạo ra qua hàng triệu năm hình thành. Bên trong có thể bắt gặp những con suối nhỏ, tinh khiết xuyên qua những bãi đá ngầm ở trong mặt đất.
Nhận thấy tiềm năng của động Brai, UBND tỉnh Quảng Trị đã tổ chức đoàn đi khảo sát để qua đó lên kế hoạch bảo tồn danh thắng, di tích hang động và khai thác tiềm năng du lịch. Trong đó, UBND tỉnh Quảng Trị đã phê duyệt Đồ án Quy hoạch phân khu xây dựng khu du lịch sinh thái Brai - Tà Puồng, huyện Hướng Hóa với quy mô 170ha.
Mục tiêu phê duyệt quy hoạch để kêu gọi đầu tư xây dựng khu du lịch sinh thái Brai - Tà Puồng đạt quy mô cấp tỉnh. Đồng thời, kết hợp nghỉ dưỡng, phát triển du lịch cộng đồng và du lịch sinh thái mạo hiểm nhằm sớm hình thành không gian văn hóa - du lịch với các loại hình và sản phẩm du lịch hấp dẫn, độc đáo, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội bền vững, bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng sống của người dân và tăng cường liên kết vùng. Cùng với đó là bảo tồn, quảng bá, phát triển các giá trị cảnh quan thiên nhiên, sinh thái, nhân văn bản địa.
Theo đó, phạm vi quy hoạch khu du lịch sinh thái Brai - Tà Puồng gồm: Khu vực động Brai ở thôn A Sóc, xã Hướng Lập và khu vực thác Tà Puồng thuộc thôn Trăng Tà Puồng, xã Hướng Việt.
Tuy nhiên, trong khi chờ đợi nhà đầu tư, tình trạng xâm hại động Brai đáng báo động. Theo phản ánh của người dân, một số cá nhân đã vào bên trong hang động, đập, gỡ các thạch nhũ với mục đích mang về làm đồ trang trí, làm hòn non bộ. Trong khi đó, để một nhũ đá hình thành phải trải qua hàng trăm năm.
Gần khu vực cửa hang động, dấu vết những thạch nhũ to, nhỏ bị đập phá cũ có, mới có. Trong khi đó, khu vực hang động Brai xa khu dân cư, thiếu người quản lý nên một số cá nhân vẫn lén lút vào đập phá thạch nhũ mang về diễn ra trong thời gian vừa qua gây búc xúc dư luận.
Mới đây, ngày 5/9, UBND xã Hướng Lập phối hợp với Đồn Biên phòng Hướng Lập, cán bộ kiểm lâm địa bàn tiến hành kiểm tra tình trạng này tại động Brai.
Qua kiểm tra khu vực dài khoảng 300m, tính từ cửa động đi sâu vào bên trong, đoàn nhận thấy có khoảng 20 thạch nhũ bị gãy, chủ yếu là thạch nhũ có đường kính dài khoảng 5 - 15cm, thạch nhũ bị đập gãy lớn nhất có đường kính khoảng 24cm.
Bước đầu xác định các loại thạch nhũ bị gãy có dấu bị đồ vật tác động, thời gian bị gãy khoảng 2 - 3 tháng trước. Đa số thạch nhũ nhỏ bị gãy đã không còn tại hiện trường. Có 1 thạch nhũ có đường kính khoảng 24cm, dài khoảng 5cm, nặng 50kg còn lại ở hiện trường. Có lẽ, do quá nặng nên chưa bị các đối tượng mang ra ngoài.
Trước tình trạng phá hoại thạch nhũ tại động Brai, UBND xã Hướng Lập cho biết tăng cường phối hợp với Đồn Biên phòng Hướng Lập và các đơn vị liên quan tập trung chỉ đạo thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động người dân chấp hành các quy định của Nhà nước, không khai thác trái phép thạch nhũ trong các hang động trên địa bàn xã. Đồng thời, tiến hành cắm biển cảnh báo về việc cấm khai thác thạch nhũ trái phép tại động Brai cũng như có biện pháp xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Chủ tịch UBND huyện Hướng Hóa Trần Bình Thuận đã có văn bản chỉ đạo UBND các xã Hướng Lập, Hướng Việt, Hướng Sơn; các phòng, ban và các đồn biên phòng đóng quân trên địa bàn nhằm thực hiện các biện pháp bảo vệ các hang động tự nhiên.
Trong đó, giao UBND các xã bố trí lực lượng tuần tra, bảo vệ và cắm biển tạm cấm vào các hang động tự nhiên thuộc địa bàn quản lý; chỉ đạo lực lượng công an xã, quân sự xã kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ người, phương tiện hoạt động tại khu vực lân cận các hang động; xử lý nghiêm theo đúng quy định các trường hợp phá hoại, vận chuyển, mua bán thạch nhũ…
Đồng thời, đề nghị các đồn biên phòng Hướng Lập, Hướng Việt, Hướng Phùng phối hợp, hỗ trợ UBND các xã thực hiện việc kiểm tra, tuần tra, bảo vệ thạch nhũ tại các hang động tự nhiên trên địa bàn. Bên cạnh đó, Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa tăng cường lực lượng tuần tra, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các khu vực được giao quản lý, nhất là các khu vực có hang động tự nhiên có tiềm năng phát triển du lịch; kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền các hành vi làm ảnh hưởng đến hang động tự nhiên và lấn chiếm đất rừng tại các khu vực trên.
Xuân Bắc - Quang Toản
Tin mới


"Cá nổi trắng ao" và câu chuyện tìm giải pháp để trở thành "vua cá Koi" Hải Phòng

Loại quả khổng lồ này đang là điểm nhấn thú vị của du lịch sáng tạo tại Đà Lạt
Tin bài khác

Bắp cải tí hon: Giống rau "ngoại" đắt đỏ luôn bán chạy tại siêu thị Việt

Vẻ đẹp hoa Lan Hoàng thảo kèn – Tinh hoa của núi rừng Tây Bắc

Báo quốc tế: Cá cơm ít dần, nước mắm truyền thống Việt Nam đối mặt tương lai bất định
Đọc nhiều

Nhà vườn Phạm Huế: Đam mê cây xanh và triết lý “chung một cội nguồn”

Nhà vườn An Hiên: "Tinh hoa đệ nhất nhà vườn" xứ Huế

Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Người xưa dạy: Chọn cây hợp mệnh để giữ khí nhà, vượng tài, an thân

Người xưa dặn con cháu nên trồng 3 loại cây này ở hướng Thanh Long

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Từ chiếc lá tưởng như bỏ đi, nữ nhân viên văn phòng khởi nghiệp với nước rửa chén sinh học

Giữ hồn đá cổ, tôn vinh bonsai nghệ thuật tại khu vườn của nghệ nhân Hưng Yên

"Đất lành chim đậu" và 4 loài vật mang lại may mắn khi xuất hiện tình cờ trong nhà

Ba nông dân đổi đời "trồng ra bạc tỷ" khi chuyển đổi cây trồng

Cập nhật quy định kiểm dịch: Thông tư số 28/2025/TT-BNNMT có hiệu lực từ ngày 1/7/2025

Sửa đổi quy trình đánh giá sản phẩm OCOP theo Quyết định 1489/QĐ-TTg mới nhất

Thay đổi đơn vị hành chính: Doanh nghiệp cần cập nhật để không bị gián đoạn hoạt động

Vì sao nhiều người trồng cây cảnh được một thời gian là cây héo chết?

Hướng dẫn cập nhật địa chỉ người nộp thuế theo địa giới hành chính mới

Văn Phú – Đèo Cả đề xuất Đại lộ cảnh quan ven sông Hồng

Lạng Sơn siết chặt quản lý vật tư nông nghiệp, đảm bảo vụ mùa thắng lợi

Cây cũng biết hù dọa: 16 loài thực vật kỳ quái nhất thế giới

Báo quốc tế: Cá cơm ít dần, nước mắm truyền thống Việt Nam đối mặt tương lai bất định

Tìm lời giải cho bài toán khai thác đất bãi ven sông Hồng

Bắp cải tí hon: Giống rau "ngoại" đắt đỏ luôn bán chạy tại siêu thị Việt

Loại quả khổng lồ này đang là điểm nhấn thú vị của du lịch sáng tạo tại Đà Lạt

Chanh ngón tay: loại chanh đắt nhất thế giới, giới nhà giàu Việt vẫn tranh nhau đặt mua

Công ty Môi Trường Xanh trúng hàng loạt gói thầu chăm sóc cây xanh tại nhiều địa phương

Sầu riêng vươn đất đồi, hai nông dân đổi đời

Nghề làm bánh đa nem Thổ Hà được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Những loại cây trồng quanh nhà “gắn liền phúc khí”, dân gian cho rằng không nên chặt bỏ

Thiên đường sen và thung lũng hoa giữa lòng Thủ đô

Không gian xanh đô thị: Cây - hoa cảnh có thể làm nên một thành phố đẹp đến mức nào?

Lá phổi sinh thái mang tên Công viên Thực vật cảnh Việt Nam

Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Hướng dẫn quy trình nuôi động vật hoang dã đúng pháp luật và đầy đủ thủ tục

Nghe nghệ nhân Dũng Coca chỉ cách khai thác duối tự nhiên về làm cảnh
