Triển lãm cây kiểng ba miền: Đưa "kỳ hoa dị thảo" đến Festival Huế 2025
Giữa không gian cổ kính của Đại Nội Huế, Festival Huế 2025 sẽ trở nên rực rỡ và sinh động hơn bao giờ hết với chương trình “Triển lãm cây kiểng, phong lan, đá cảnh ba miền và các hoạt động trình diễn, trải nghiệm sản phẩm làng nghề Huế, nghệ thuật thưởng trà, ẩm thực”. Đây không chỉ là một phần trong chuỗi lễ hội lớn của Năm du lịch quốc gia 2025 mà còn là điểm nhấn văn hóa - nghệ thuật gắn kết hiện tại với chiều sâu di sản Cố đô.
Diễn ra từ ngày 26/4 đến 02/5 tại khu vực Đại Nội, triển lãm quy tụ hàng trăm tác phẩm cây kiểng, phong lan, đá cảnh đến từ ba miền đất nước. Những “kỳ hoa dị thảo” không chỉ thể hiện bàn tay khéo léo và tâm huyết của các nghệ nhân, mà còn đại diện cho tinh thần sáng tạo, bản sắc vùng miền được kết tinh qua từng dáng cây, thế đá. Tại vườn Thiệu Phương và Cơ Hạ – những địa điểm gắn liền với ký ức cung đình – các tác phẩm sinh vật cảnh sẽ lần lượt được trình làng trong sự thẩm định khắt khe của Ban giám khảo và ánh nhìn chiêm ngưỡng của công chúng.
![]() |
Nghi lễ “Cung tiến kỳ hoa dị thảo”, tái hiện trang trọng nghi thức tiến cung dưới triều Nguyễn |
![]() |
Các loại cây quý sẽ được trưng bày tại nghi thức này. |
Điểm độc đáo của chương trình năm nay chính là nghi lễ “Cung tiến kỳ hoa dị thảo”, tái hiện trang trọng nghi thức tiến cung dưới triều Nguyễn. Từ Quảng trường Ngọ Môn đến Thế Miếu, đoàn rước với trang phục truyền thống, âm nhạc cung đình và các nghệ nhân mang theo những tác phẩm sinh vật cảnh tiêu biểu sẽ tạo nên một không gian đầy tính biểu tượng, lan tỏa thông điệp tôn vinh thiên nhiên, văn hóa và con người Việt Nam.
![]() |
Tái hiện cảnh dâng cây thời xưa. |
![]() |
Quảng trường Ngọ Môn. |
Song hành với triển lãm là các hoạt động trình diễn tạo hình cây kiểng, nơi các nghệ nhân thể hiện tài nghệ điêu luyện trên những cây phôi. Đây cũng là dịp để giới sinh vật cảnh cả nước giao lưu, trao đổi kỹ thuật và quảng bá sản phẩm độc đáo của mình. Bên cạnh đó, không gian làng nghề Huế sẽ được tái hiện sống động với các gian hàng thủ công truyền thống, trải nghiệm thưởng trà và ẩm thực đặc sản – tất cả hòa quyện để vẽ nên bức tranh văn hóa đa sắc giữa lòng cố đô.
![]() |
Dâng hương tại Thế Miếu. |
Ban tổ chức khẳng định, triển lãm không chỉ góp phần làm phong phú thêm chương trình Festival Huế 2025 mà còn khơi dậy mối liên kết bền chặt giữa di sản, sinh vật cảnh và cộng đồng. Đây là bước đi thiết thực nhằm hiện thực hóa mục tiêu đưa Huế trở thành thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam – nơi văn hóa truyền thống luôn được gìn giữ, kế thừa và thăng hoa trong dòng chảy hiện đại.
Tin mới


Bỏ phố về quê, người đàn ông đổi đời nhờ lá trà cổ bán giá 27 triệu đồng/kg

Tạm dừng tổ chức Lễ hội quốc tế Sâm Ngọc Linh và dược liệu năm 2025, dự kiến dời sang 2026
Tin bài khác

"Lộc trời" chỉ mọc ba tuần mỗi năm: Món rau rừng thành đặc sản tiền triệu

Trợ lý ảo Đom Đóm AI hỗ trợ nông dân tra cứu thông tin miễn phí

“Nuôi” thú cưng không cần cho ăn, không rụng lông, không lo bị cắn, kiếm tiền triệu mỗi ngày

Trồng xen canh bắp và dưa leo, nữ nông dân Khánh Hòa mới thu tiền tỷ mỗi năm

Nghệ nhân Vũ Tấn Phúc: Người gửi hồn vào cây với hơn 18 năm tâm huyết tạo tác

Về Cao Thôn: Thăm "thủ phủ" hương trầm 300 năm tuổi ở Hưng Yên

Cây chè tổ Suối Giàng: Di sản sống của người Mông

Vùng trồng chè đặc sản ở Việt Nam: Di sản từ đất, tinh túy từ bàn tay người làm trà

Nhà vườn An Thư: Hồn xưa giữa lòng đất cố đô

Làng nghề hoa cúc Ninh Giang: Giữ nghề trong cơn sóng chợ

Cốm làng Vòng: Từ món quà quê dân dã trở thành nghề chính của cả một làng ở Hà Nội

Nhà vườn Phạm Huế: Đam mê cây xanh và triết lý “chung một cội nguồn”

Nhà vườn An Hiên: "Tinh hoa đệ nhất nhà vườn" xứ Huế

Nuôi tép cảnh - nghệ thuật thu nhỏ cho người yêu thiên nhiên hiện đại

Tưới nước cho hoa hồng leo sai cách, 90% người trồng đang làm hỏng cây mà không biết

Tưới nước cây trầu bà bao nhiêu là đủ? Đừng để cây chết vì sai lầm đơn giản

Một số điều kiện hành nghề lĩnh vực thú y đối với cá nhân và tổ chức theo Luật Thú y

Hà Nội cho phép xây dựng công trình tạm phục vụ sản xuất, du lịch trên đất nông nghiệp bãi sông

Cập nhật quy định kiểm dịch: Thông tư số 28/2025/TT-BNNMT có hiệu lực từ ngày 1/7/2025

Sửa đổi quy trình đánh giá sản phẩm OCOP theo Quyết định 1489/QĐ-TTg mới nhất

Thay đổi đơn vị hành chính: Doanh nghiệp cần cập nhật để không bị gián đoạn hoạt động

Bất ngờ với loài cây được Mỹ bình chọn "loại rau củ, trái cây tốt nhất thế giới", ở Việt Nam mọc như cỏ dại

Những giống chó mèo “ngoài hành tinh” khiến giới yêu thú cưng sẵn sàng chi hàng trăm triệu để sở hữu

Trồng dừa xiêm trái sai trĩu, thả thêm đàn dê, nông dân Gia Lai thu hàng trăm triệu mỗi năm

Hai loại gia vị đắt đỏ mang về hơn 15 triệu USD cho Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025

Ông lão Đắk Lắk trồng thứ cây “cũ rích” mà kiếm hơn 1 tỷ đồng/năm

Người xưa dạy: Trồng cây hợp khí, sự nghiệp hanh thông, công danh tự tới

Hai biểu tượng Phật giáo khẳng định vị thế của Bắc Ninh trên bản đồ di sản thế giới

Ngôi chùa kỳ lạ không thờ Phật, in trên tờ 20.000 đồng, là “bùa hộ mệnh” suốt hơn 400 năm

5 loài hoa phong thủy được người xưa gửi gắm ước nguyện thịnh vượng và trường thọ

Công viên thực vật năm châu đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam

Chiêm ngưỡng tác phẩm đặc sắc tại Triển lãm cây cảnh nghệ thuật Thường Tín

Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Hướng dẫn quy trình nuôi động vật hoang dã đúng pháp luật và đầy đủ thủ tục
