Xử phạt và tịch thu hàng nghìn tấn đá cảnh trái phép của nhiều cá nhân trên địa bàn tỉnh Yên Bái
![]() |
Hàng nghìn tấn đá cảnh trái phép bị lực lượng chức năng thu giữ - Ảnh: Báo Lao động |
Yên Bái tích cực khai thác tiềm năng sinh vật cảnh
Ngành sinh vật cảnh tại tỉnh Yên Bái trong năm 2025 tiếp tục phát triển, đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn văn hóa, thúc đẩy du lịch và tạo sinh kế cho người dân.
Trong đó, tỉnh Yên Bái đã tích cực khai thác tiềm năng sinh vật cảnh, đặc biệt là cây cảnh và đá cảnh, để phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng. Năm 2024, tỉnh đã công nhận và đưa vào khai thác 16 sản phẩm du lịch mới, góp phần thu hút hơn 2,1 triệu lượt khách, doanh thu gần 1.800 tỷ đồng, gần bằng 120% kế hoạch. Định hướng đến năm 2025, tỉnh tiếp tục thực hiện 11 chính sách hỗ trợ phát triển du lịch, đầu tư vào các loại hình du lịch mới, trong đó có du lịch sinh thái và làng nghề truyền thống.
Với 574 di sản văn hóa phi vật thể, tỉnh Yên Bái chú trọng bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số. Các lễ hội như Gầu Tào, khèn Mông, mừng cơm mới... được tổ chức thường xuyên, góp phần nâng cao giá trị sinh vật cảnh và thu hút du khách .
Tuy nhiên, thời gian gần đây, ngành cũng đối mặt với một số khó khăn và thách thức cần được giải quyết để phát triển bền vững. Cụ thể, theo thông tin báo điện tử Dân Việt và báo Lao Động, tại xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn, hoạt động khai thác đá cảnh trái phép đã bùng phát trở lại. Người dân sử dụng các phương tiện thủ công kết hợp với máy móc như máy khoan cắt để khai thác đá tại các khu vực hiểm trở, gây nguy cơ sạt lở và ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên. Các phương tiện vận chuyển như xe máy được độ chế để chở đá cảnh ra khỏi khu vực cấm khai thác.
Trước tình trạng này, UBND tỉnh Yên Bái đã chỉ đạo thành lập đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm trong hoạt động khai thác, chế tác và kinh doanh đá cảnh. Đồng thời, tỉnh cũng triển khai các biện pháp như lập trạm kiểm soát, tịch thu khoáng sản khai thác trái phép và tổ chức tuyên truyền, vận động người dân không tiếp tay cho hoạt động khai thác trái phép.
Ban hành nhiều quyết định xử phạt và tịch thu hàng nghìn tấn đá cảnh trái phép
Trước thực trạng khai thác khoáng sản trái phép trong đó có đá cảnh, mới đây, chỉ trong 1 ngày 26/5/2025 ông Ngô Hạnh Phúc - Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Yên Bái đã có 7 quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với nhiều hộ kinh doanh, tổ chức, cá nhân về hành vi tàng trữ khoáng sản trái phép, không đăng ký thành lập hộ kinh doanh trên địa bàn huyện Văn Chấn.
Cụ thể, UBND tỉnh Yên Bái xử phạt vi phạm hành chính đối với bà Nguyễn Thị Thiếp (sinh năm 1968) theo Quyết định số 1064/QĐ-XPHC với số tiền là 97,5 triệu đồng về hành vi tàng trữ khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp và không đăng ký thành lập hộ kinh doanh trong những trường hợp phải đăng ký theo quy định.
Bà Thiếp tàng trữ 8 phiến đá cảnh Suối Giàng (chưa qua chế tác) metancacbonat có trọng lượng 19.060kg; 52 phiến đá cảnh Suối Giàng (đã qua chế tác) metancacbonat có trọng lượng 144.210kg.
![]() |
Tỉnh Yên Bái ban hành nhiều quyết định xử phạt và tịch thu hàng nghìn tấn đá cảnh trái phép |
Cũng trong ngày, UBND tỉnh Yên Bái xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Hoàng Đình Khởi (sinh năm 1983) theo Quyết định số 1065/QĐ-XPHC với số tiền là 97,5 triệu đồng về 2 hành vi gồm tàng trữ khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp và không đăng ký thành lập hộ kinh doanh trong những trường hợp phải đăng ký theo quy định.
Ông Khởi tàng trữ 3 phiến đá cảnh Suối Giàng (chưa qua chế tác) metancacbonat có trọng lượng 16.410 kg; 19 phiến đá cảnh Suối Giàng (đã qua chế tác) metancacbonat có trọng lượng 45.870kg.
Cùng ngày, UBND tỉnh Yên Bái có quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Lê Quang Thịnh (sinh năm 1984) theo Quyết định số 1067/QĐ-XPHC với số tiền 97,5 triệu đồng về 2 hành vi gồm tàng trữ khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp và không đăng ký thành lập hộ kinh doanh trong những trường hợp phải đăng ký theo quy định.
Ông Thịnh tàng trữ 5 phiến đá cảnh Suối Giàng (chưa qua chế tác) metancacbonat có trọng lượng 13.83 kg; 15 phiến đá cảnh Suối Giàng (đã qua chế tác) metancacbonat có trọng lượng 20.540kg.
Ngoài ra, UBND tỉnh Yên Bái có quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Nguyễn Thanh Xuân (sinh năm 1987) theo Quyết định số 1068/QĐ-XPHC với số tiền 97,5 triệu đồng do tàng trữ khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp và không đăng ký thành lập hộ kinh doanh trong những trường hợp phải đăng ký theo quy định.
Ông Xuân tàng trữ 1 phiến đá cảnh Suối Giàng (chưa qua chế tác) metancacbonat có trọng lượng 2.960kg và 13 phiến đá cảnh Suối Giàng (đã qua chế tác) metancacbonat có trọng lượng 16.300kg.
UBND tỉnh Yên Bái xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Nguyễn Đức Dưỡng (sinh năm 1977) theo Quyết định số 1073/QĐ-XPHC với số tiền là 90 triệu đồng do tàng trữ khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp.
Ông Dưỡng tàng trữ 2 phiến đá cảnh Suối Giàng (chưa qua chế tác) metacacbonat có trọng lượng 19.700kg; 2 phiến đá cảnh Suối Giàng (đã qua chế tác) metacacbonat có trọng lượng 37.090kg.
UBND tỉnh Yên Bái cũng có quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Nguyễn Văn Hà (sinh năm 1981) theo Quyết định số 1079/QĐ-XPHC với số tiền là 90 triệu đồng về hành vi tàng trữ khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp gồm.
Ông Hà tàng trữ 3 phiến đá cảnh Suối Giàng (chưa qua chế tác) metancacbonat có trọng lượng 7.220kg; một phiến đá cảnh Suối Giàng (đã qua chế tác) metancacbonat có trọng lượng 18.490kg.
UBND tỉnh Yên Bái xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Nguyễn Duy Ước (sinh năm 1974) theo Quyết định số 1080/QĐ-XPHC với số tiền là 90 triệu đồng về hành vi tàng trữ khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp. Ông Ước tàng trữ 4 phiến đá cảnh Suối Giàng (chưa qua chế tác) metancacbonat có trọng lượng 38.470kg.
Các cá nhân bị phạt hành chính đều có địa chỉ tại thị trấn Sơn Thịnh (huyện Văn Chấn, Yên Bái). Ngoài nộp phạt hành chính, các tang vật trên đều bị UBND tỉnh Yên Bái tịch thu. Đồng thời, các cá nhân phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định xử phạt; nếu quá thời hạn mà không tự nguyện chấp hành thì sẽ bị cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật. Cứ mỗi ngày chậm nộp, cá nhân vi phạm phải nộp thêm 0,05% tính trên tổng số tiền phạt chưa nộp./.
Trước tình trạng khai thác khoáng sản phục vụ sinh vật cảnh tại tỉnh Yên Bái đang đặt ra nhiều thách thức về quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Việc thực hiện đồng bộ các biện pháp như: Thành lập đoàn kiểm tra liên ngành - Kiểm tra, giám sát và xử lý các vi phạm trong hoạt động khai thác khoáng sản; Tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật - Vận động người dân không tham gia và tiếp tay cho hoạt động khai thác trái phép; Xây dựng khu tái định cư và chuyển đổi nghề - Hỗ trợ người dân vùng bị ảnh hưởng chuyển đổi nghề nghiệp, ổn định cuộc sống, giảm phụ thuộc vào khai thác khoáng sản trái phép; Siết chặt quản lý và xử lý nghiêm vi phạm - Tăng cường công tác quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật…là cần thiết để đảm bảo phát triển bền vững và bảo vệ cảnh quan thiên nhiên của địa phương.
Chính phủ ban hành Nghị định số 24/2025/NĐ-CP ngày 21/02/2025 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng như sau: Tại Điều 17. Hành vi vi phạm về kinh doanh hàng hoá không rõ nguồn gốc, xuất xứ và khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp: 1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng: a) Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ; b) Mua, bán, vận chuyển, tàng trữ hoặc tiêu thụ khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp. 2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 1.000.000 đến dưới 3.000.000 đồng. 3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng. 4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng. 5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng. 6. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng. 7. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng. 8. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 40.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng. 9. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng. 10. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng. 11. Phạt tiền từ 40.000 000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên. 12. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định từ khoản 1 đến khoản 11 Điều này đối với người sản xuất, nhập khẩu thực hiện hành vi vi phạm hành chính hoặc hàng hóa vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thuốc phòng bệnh và thuốc, nguyên liệu làm thuốc, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế; b) Là chất tẩy rửa, hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, xi măng, chất kích thích tăng trưởng, giống cây trồng, giống vật nuôi, giống thủy sản, thức ăn thủy sản hoặc khoáng sản không phải là khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường theo quy định của pháp luật; c) Hàng hóa khác thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. 13. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 14 Điều này. 14. Biện pháp khắc phục hậu quả: a) Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này; b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này. |
Tin mới


Từ cột mốc 2004 đến chiến lược 2025: PVFCCo – Phú Mỹ nâng tầm vị thế ngành phân bón Việt

PVCFC – Từ thương hiệu Việt đến nhà cung ứng phân bón toàn cầu
Tin bài khác

Dự án Eurowindow Sport Garden: Sống xanh – Sống khỏe – Sống hạnh phúc

Ông lớn Nhật nhắm “mỏ vàng xanh” của Việt Nam, tham vọng tạo thị trường matcha "chuẩn Nhật, giá Việt"

Japfa vận hành nhà máy ấp trứng ở Đắk Lắk: Mỗi năm 40 triệu gà giống, công nghệ hiện đại hàng đầu Việt Nam

Người giữ tinh hoa nghề đậu bạc của đất Thăng Long giữa dòng chảy hiện đại

Nhà vườn Phạm Vĩnh: Bảo tàng sống của cây cảnh đất Ninh Bình

Người phụ nữ Khmer “thổi hồn” dòng lan "quý tộc" thành cơ nghiệp tỷ đồng và tạo sinh kế cho địa phương

Trồng xen canh bắp và dưa leo, nữ nông dân Khánh Hòa mới thu tiền tỷ mỗi năm

Nghệ nhân Vũ Tấn Phúc: Người gửi hồn vào cây với hơn 18 năm tâm huyết tạo tác

Về Cao Thôn: Thăm "thủ phủ" hương trầm 300 năm tuổi ở Hưng Yên

Cây chè tổ Suối Giàng: Di sản sống của người Mông

Vùng trồng chè đặc sản ở Việt Nam: Di sản từ đất, tinh túy từ bàn tay người làm trà

Nhà vườn An Thư: Hồn xưa giữa lòng đất cố đô

Làng nghề hoa cúc Ninh Giang: Giữ nghề trong cơn sóng chợ

EU siết an toàn thực phẩm: Nông sản Việt cần làm gì để đáp ứng tiêu chuẩn?

Cách tưới cây dâm bụt đúng kỹ thuật: Đủ nước, hoa nở tưng bừng

Chuyện người trẻ kiến tạo vườn đào độc đáo giữa lòng thành phố công nghiệp

Những quy định quan trọng về bằng cấp và chứng chỉ trong nghề thú y

Cách tưới nước cho cây kim ngân chuẩn kỹ thuật, tránh úng rễ, vàng lá

Lào Cai bứt phá với chiến lược chuyển đổi cây trồng chủ lực: Hướng tới nền nông nghiệp hàng hóa hiện đại

Cách tưới cây hoa mười giờ để cây nở hoa rực rỡ, không lo úng gốc

Quy trình canh tác sầu riêng bền vững: Chìa khóa giữ thị trường quốc tế

Văn Miếu - Quốc Tử Giám: Di sản ngàn năm được tô điểm bởi những cây hoa lan quý hiếm

Nhiều vướng mắc trong quản lý mã số vùng trồng ở Thanh Hóa

Phân bón giả len lỏi từ kho xưởng đến cánh đồng

Doanh nhân bỏ phố về quê trồng cây thuốc 2.000 năm tuổi, thu hàng chục tỷ mỗi năm

Lào Cai: Phát hiện rừng cây cổ thụ quý hiếm rộng 100ha ở độ cao gần 3.000m

“Vàng ngọt” Nậm Ty vào mùa: Nhà vườn thu tiền triệu mỗi ngày

Chi 7 tỷ đồng làm nông nghiệp sạch, nữ nông dân Lạng Sơn biến đồi hoang thành vườn nho hút khách du lịch

Vượt khó trên đất cằn, những người phụ nữ “gieo vàng” từ cây ổi

Lá đẹp như vẽ, sống khỏe như voi: Loại cây để trồng từ resort đến phòng khách đều hợp phong thủy

Trồng chanh dây trong nhà kính: Giải pháp nâng cao giá trị và ổn định đầu ra

Gieo cây đúng chỗ, gặt phúc đúng đường: Gợi ý bố trí cây phong thủy giúp không gian thêm vượng khí

Người xưa dạy: Trồng nhầm 4 cây này, tiền bạc đội nón ra đi

Cổ nhân dạy: 4 loại cây đừng trồng trước nhà kẻo tán lộc, hao khí

Trồng cây sung đúng hướng, đón sung túc vào nhà theo lời dạy của người xưa

Cây phong thủy ban công chung cư: Nên và không nên trồng

Nghệ nhân Việt Nam tạo tác Hải Sơn Tùng tại Hội nghị Bonsai và Suiseki châu Á - Thái Bình Dương 2025

Những tác phẩm bonsai đẳng cấp thế giới của nghệ nhân Indonesia tại ASPAC 2025

Bế mạc Hội nghị Bonsai và Suiseki Châu Á – Thái Bình Dương 2025

Rực rỡ lễ diễu hành khai mạc Hội nghị Bonsai và Suiseki Châu Á - Thái Bình Dương 2025 tại Bali, Indonesia
