Trung Quốc kỳ vọng biến măng tre thành thực phẩm tương tự sữa bò
Giới khoa học Trung Quốc cho rằng măng tre có thể đóng vai trò quan trọng trong cung cấp nguồn thực phẩm bền vững, bổ dưỡng cho dân số toàn cầu.
Các nhà khoa học Trung Quốc kỳ vọng có thể biến măng tre thành một loại thực phẩm toàn cầu để đáp ứng nhu cầu của dân số thế giới đang ngày càng tăng. Ảnh minh họa: SCMP.
Theo các nhà khoa học Trung Quốc, tre là một trong những loại cây lâu đời và phát triển nhanh nhất thế giới, nhưng cũng có thể đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn thực phẩm bền vững và bổ dưỡng cho dân số toàn cầu đang ngày càng tăng.
Một bài viết mới đây đăng trên tạp chí Trends in Food Science & Technology đánh giá măng đặc biệt có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, trong đó hàm lượng protein "tương tự như sữa bò", cao hơn nhiều loại ngũ cốc.
Nhóm chuyên gia do Wu Liangru, tác giả của bài báo trên và là nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Tre Quốc gia Trung Quốc, đang tìm cách biến "nguồn tài nguyên thiên nhiên bị đánh giá thấp" này thành một loại lương thực chính trong tương lai.
"Tre mang lại tiềm năng về nguồn lương thực bền vững, tạo cơ hội cho thương mại và xuất khẩu, có thể đóng góp vào tăng trưởng của nền kinh tế địa phương", các nhà nghiên cứu viết trong bài báo.
Liệt kê những lợi ích về sức khỏe, họ cho biết măng tre Trung Quốc cung cấp 7 trong 9 loại axit amin thiết yếu mà con người cần. Trên thực tế, hàm lượng axit amin trong măng cao hơn các loại rau khác như cà rốt, cần tây, bắp cải, đồng thời măng cũng chứa nhiều sắt hơn rau bina, bí đỏ.
Theo bài báo, măng cũng là một nguồn cung cấp carbohydrate tuyệt vời, có hàm lượng chất béo thấp và chứa nhiều loại vitamin khác nhau.
Các nhà khoa học cũng cho hay nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng măng có khả năng ngăn ngừa béo phì, tiểu đường và ung thư, đồng thời mang lại lợi ích chống oxy hóa và kháng khuẩn.
"Hoạt động chống oxy hóa là một trong những chức năng quan trọng nhất của măng", họ nói, đồng thời giải thích rằng thực phẩm này chứa các hợp chất được biết đến là có tác dụng loại bỏ những gốc tự do, nguyên nhân gây tổn thương tế bào và liên quan đến lão hóa.
"Măng tre giàu protein, chất xơ, khoáng chất, vitamin và nhiều loại hoạt chất sinh học", Wu nhấn mạnh.
Măng có thể được chế biến theo nhiều cách khác nhau như ngâm muối, lên men, sấy khô, đóng hộp, đông lạnh, làm nước ép, nghiền thành bột hay nấu chín khi tươi như các loại rau khác.
Các nhà nghiên cứu cho biết thêm tre cũng có thể được chế biến để tạo thành "thành phần thực phẩm chức năng" như chất xơ, được thêm vào thực phẩm như đồ nướng và sữa chua để tăng cường sức khỏe.
Trong khi nhiều người trên thế giới có thể coi nó chỉ đơn giản là thức ăn của gấu trúc, tre thực sự có lịch sử lâu đời ở châu Á với vai trò vừa là nguyên liệu ẩm thực vừa là dược liệu, các nhà khoa học Trung Quốc lưu ý. Nhiều văn bản cổ đại ở Trung Quốc cho rằng rằng "măng, chồi tre, có thể làm món ăn".
Theo bài viết, nhu cầu về các sản phẩm măng đang ngày càng tăng với giá trị thương mại tăng 40% từ năm 2007 đến năm 2018, khối lượng xuất khẩu chính là măng đóng hộp. Đây là một hướng đi đã chín muồi để có thể mở rộng.
Công nhân tại một nhà máy ở Hàng Châu phân loại măng tre Trung Quốc để xuất khẩu. Ảnh: AFP.
Trung Quốc là nước sản xuất tre lớn nhất thế giới, với khoảng 6,4 triệu ha rừng tre. Nhưng trong số đó, chưa đến 6% được dành riêng cho việc sản xuất măng và khoảng 24% để sản xuất gỗ và măng kết hợp.
Diện tích rừng tre của Trung Quốc cho ra khoảng 25 đến 35 triệu tấn măng mỗi năm, nhưng chỉ 1/3 được thu hoạch để tiêu thụ.
Wu cho biết số còn lại đang "thối rữa trên núi" do tình trạng dư cung và giá thấp, khiến nông dân không có nhiều động lực thu hoạch măng.
Tuy nhiên, nếu măng tre Trung Quốc được thu hoạch hoàn toàn và nếu sản lượng tre trên toàn cầu tăng lên, thế giới cũng chỉ có thể sản xuất tới 150 triệu tấn mỗi năm. Con số này còn cách sản lượng có thể nuôi sống dân số toàn cầu một quãng đường khá xa.
Tuy nhiên, sản xuất tre không phải không ẩn chứa những vấn đề.
Khoảng 70% rừng tre trên thế giới nằm ở châu Á, số khác được trồng tại châu Phi và Nam Mỹ.
Tại 48 quốc gia châu Phi có tre mọc, chiếm khoảng 12% sản lượng toàn cầu, việc thiếu nhận thức về lợi ích của tre đồng nghĩa với việc chế biến măng ở đó kém phát triển.
Tổng cộng có 1.640 loài tre khác nhau được tìm thấy trên thế giới, nhưng không phải tất cả chúng đều có chồi ăn được.
Theo các nhà nghiên cứu, trong 800 loài tre được tìm thấy ở Trung Quốc, chỉ có 153 loài có thể dùng làm thực phẩm và trong số này chỉ 56 loài được đánh giá là "chất lượng cao".
Ngoài ra, trên một thân măng, khoàng 70% là không ăn được. Dù vậy, bài viết cho biết ngày càng nhiều chuyên gia đang nghiên cứu cách tận dụng những phần bỏ đi này.
"Mặc dù có tiềm năng, việc sử dụng măng trong ngành công nghiệp thực phẩm hiện nay vẫn gặp phải những hạn chế", bài viết lưu ý, thểm rằng những vấn đề này cần được giải quyết để tre được sử dụng làm thực phẩm chính trên toàn cầu.
Wu cho biết cây cũng có thời gian ra chồi ngắn nên khó thu hoạch. Măng có thể nhanh chóng trở thành gỗ và cứng sau khi thu hoạch, vì vậy chúng phải được chế biến để bảo quản lâu. Điều này làm giảm giá trị dinh dưỡng.
Măng tươi cũng chứa một số độc tố. Dù được giảm bớt qua quá trình chế biến, các nhà nghiên cứu cho hay chúng vẫn cần tiến hành thử nghiệm trước khi ra thị trường và phải tạo ra các tiêu chuẩn quốc tế để đảm bảo an toàn.
Nghiên cứu sâu hơn cũng cần được thực hiện về tác động lâu dài của việc tăng lượng măng ăn vào cơ thể người.
Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu khẳng định măng là "một nguồn tài nguyên thiên nhiên bị đánh giá thấp trong bối cảnh quốc tế, có tiềm năng lớn để trở thành thực phẩm chủ đạo trên toàn thế giới và đóng góp cho các Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên hợp quốc".
Văn Việt (Theo SCMP)
Xem thêm nội dung về Sinh vật cảnh qua các kênh của Tạp chí Việt Nam Hương Sắc
Tiktok: https://tiktok.com/@tapchivietnamhuongsac |
Tin mới


Ngành phân bón Việt Nam năm 2025: Bước chuyển mạnh từ thị trường và chính sách thuế

Vườn thẳng đứng bioponic: Khi sắc xanh nảy mầm giữa lòng phố thị
Tin bài khác

Phúc Yên, Vĩnh Phúc: Cần chú trọng gìn giữ lá phổi xanh trong hoạt động chỉnh trang đô thị

Cần cơ chế đột phá để thúc đẩy ứng dụng công nghệ sinh học trong trồng trọt Hà Nội

Hội thảo của Liên hiệp Hội Việt Nam: Phát huy vai trò đội ngũ trí thức trong cải cách chính sách và phát triển quốc gia
Đọc nhiều

Bí kíp vườn nhà: 9 mẹo đơn giản giúp cây cảnh khỏe mạnh, lá xanh rực rỡ

Bã cà phê – “thuốc tiên” giá 0 đồng giúp cây phát triển vượt trội

HP Việt Nam với chiến dịch trồng cây xanh vì một tương lai bền vững

Chọn mua bonsai sim tím: 5 điều cần biết để không “tiền mất, cây hỏng”

Hoa nở, lá xanh không nhờ nước mà nhờ bạn hiểu điều cây cảnh muốn

Hội thảo “Cây cảnh - Thuốc nam chăm sóc sức khỏe cộng đồng” tại Hải Phòng

Nước vo gạo được thêm thứ này, cây kiểng nào cũng phát triển mạnh

Vườn thẳng đứng bioponic: Khi sắc xanh nảy mầm giữa lòng phố thị

Phúc Yên, Vĩnh Phúc: Cần chú trọng gìn giữ lá phổi xanh trong hoạt động chỉnh trang đô thị

Biến cỏ dại và gỗ thải thành nhựa sinh học: Bước đột phá của Hàn Quốc trong cuộc chiến chống ô nhiễm nhựa

Khu du lịch sinh thái Bản Ven – Viên ngọc xanh giữa núi rừng Yên Thế

Khu đô thị Phúc Ninh: Đô thị xanh tiêu biểu giữa trung tâm Bắc Ninh

Bỏ phố về quê nuôi ốc bươu đen, kỹ sư công nghệ bỏ túi nửa tỷ mỗi năm

Dự án Khu đô thị Việt Hưng: Tạo ra khu dân cư chất lượng cao, không gian xanh sạch đẹp

Huyền tích Am Tiên – Bản giao hòa không gian xanh và du lịch tâm linh tại Thanh Hóa

Cà phê Trường Chim - bản hòa ca giữa phố Thành Sen

Capital One - Nơi giao hòa giữa tiện ích hiện đại và không gian xanh

Lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật: Mối đe dọa đến sức khỏe và môi trường

Khu du lịch sinh thái Bản Ven – Viên ngọc xanh giữa núi rừng Yên Thế

Những vị trí phong thuỷ đặt cây lưỡi hổ, lưu ý tránh vị trí này

Chàng trai 9X biến trầm hương thành những bức chân dung thấm đẫm niềm tự hào dân tộc

Gợi ý cây cảnh đặt bậc cầu thang hợp phong thủy từng mệnh

Linh sam - Loài hoa tím "gây thương nhớ" nở rộ giữa khúc giao mùa

Góc vườn nhỏ của cô gái trẻ đẹp ngỡ "biển hoa" khiến ai cũng trầm trồ

Phát hiện lại loài cá đầu rắn Chel sau 85 năm: Một kỳ tích trong thế giới động vật

Biến hóa sân thượng 33m² thành khu vườn đẹp như tranh vẽ giữa lòng thành phố

Bí ẩn đàn dê sống sót hơn 250 năm không nước ngọt trên đảo hoang Brazil

Khám phá 4 loài chim cảnh khiến người Trung Hoa mê đắm qua bao thế kỷ

Bí quyết trồng cây bonsai hoa mười giờ: Hướng dẫn chi tiết để cây xanh tốt, ra hoa đẹp

Vân sam Fansipan – báu vật sinh học chỉ có tại Việt Nam

50 bình hoa rực sắc cờ Tổ quốc của nữ giáo viên Hà Nội: Hành trình tri ân và tự hào hướng về Đại lễ 30/4

"Hiện tượng mạng" vẹt xám KAKA: Chú vẹt biết nói, biết hát, gây bão TikTok vì quá thông minh

Thứ quả chín đỏ tươi, trông như chiếc đèn lồng, lấy hạt chữa được bệnh dạ dày, đại tràng

Mãn nhãn mâm cỗ cúng rực rỡ sắc cờ đỏ sao vàng: Gửi trọn tình yêu đất nước

Chàng trai 9X biến trầm hương thành những bức chân dung thấm đẫm niềm tự hào dân tộc

Hoà Minzy kêu gọi cùng nhau gìn giữ sự kiện xanh để lưu giữ mọi khoảnh khắc đẹp

“Hành Trình Gốm Việt” – Dòng chảy nghìn năm của đất và lửa

CLB cây cảnh nghệ thuật 30/4 Hải Hậu: Tăng cường giao lưu, nâng tầm tác phẩm Sinh vật cảnh

Tín dụng xanh: Cơ hội vay vốn dễ dàng, lãi suất ưu đãi cho mô hình vườn sinh thái và sinh vật cảnh

Giải mã tín dụng xanh: Chìa khóa thúc đẩy phát triển bền vững trong xã hội hiện đại

Công ty Châu Giang tiên phong chuyển đổi số trong sản xuất lan hồ điệp

Tái thiết không gian xanh cho Hà Nội: Những mảng màu cần được nối lại

Tín dụng xanh - Hướng đi tất yếu của ngành ngân hàng trong chiến lược tăng trưởng xanh bền vững

Khu vườn thanh long hình lá cờ Tổ quốc: Một cách giản dị và sâu sắc thể hiện tinh thần yêu nước

Từ hộp sữa bò cũ đến vườn cây bạc tỉ: Hành trình ươm mầm đam mê của nghệ nhân Đỗ Trực

Vườn rau xanh mướt trong biệt thự của NSND Trịnh Kim Chi

Mẹ đảm Hải Phòng cải tạo sân thượng thành khu vườn rực rỡ cờ hoa mừng đại lễ 30/4

Phạm Tùng Thiên – Người "thổi hồn" vào Mai chiếu thủy đất An Giang

Chiêm ngưỡng cây xoài cổ thụ ở Khánh Hòa, quả hồng đỏ óng ánh như trong phim cổ trang

Chiêm ngưỡng ngôi chùa được làm từ vỏ ốc và san hô độc nhất vô nhị ở Việt Nam

“Đại lão” bồ đề hơn 900 năm tuổi, xòe tay giữa làng cổ Dịch Diệp

Ngắm ngôi nhà cổ bằng gỗ mít triệu đô không bán của lão nông xứ Quảng
