Nhiều điểm sáng trong các hoạt động của Cụm Thi đua lĩnh vực kinh tế

Nhiều điểm sáng trong các hoạt động của Cụm Thi đua lĩnh vực kinh tế
aa

VNHS - Sáng 24/9, tại Hà Nội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - Cụm Thi đua lĩnh vực kinh tế đã tổ chức Hội Nghị Tổng kết 8 tháng và kế hoạch những tháng cuối năm 2024 của 9 cụm thi đua.

Theo đánh giá chung của Dự thảo báo cáo 8 tháng do TS Lê Ngọc Dũng - Ủy viên UBTW MTTQ VN, Chủ tịch Hội Mỹ nghệ Kim hoàn Đá quý Việt Nam, Phó Cụm trưởng trình bày, các đơn vị đều triển khai nhiệm vụ của đơn vị mình theo Điều lệ đã được nhà nước duyệt thông qua báo cáo các đơn vị gửi về Cụm Thi đua.

Toàn cảnh Hội nghị

Trong điều kiện khó khăn, biến động về kinh tế - xã hội, địa chính trị trên thế giới và trong nước đã ảnh hưởng đến hoạt động của hội viên, doanh nghiệp, Tuy nhiên, các đơn vị đã đoàn kết thống nhất hành động, lãnh đạo các đơn vị đã có nhiều sáng kiến vượt qua khó khăn thách thức, giữ vững phong trào thi đua. Cho đến nay chưa có đơn vị nào bỏ nhiệm vụ hoặc ngừng hoạt động; luôn tham gia đầy đủ, đóng góp tích cực các chương trình an sinh xã hội, Ngày vì người nghèo do MTTQ VN phát động, ủng hộ nhà cho người nghèo tỉnh Điện Biên nhân kỷ niệm 70 năm giải phóng Điện Biên, ủng hộ đồng bào vùng bão lụt do cơn bão số 3 gây ra...

TS Lê Ngọc Dũng - Ủy viên UBTW MTTQ VN, Chủ tịch Hội Mỹ nghệ Kim hoàn Đá quý Việt Nam, Phó Cụm trưởng cũng thẳng thắn nhận định, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn những hạn chế, tồn tại cần khắc phục như: sự kết nối giữa các đơn vị trong cụm chưa tốt; không xây dựng được chương trình hoạt động thi đua trong khối Kinh tế...

Tại Hội nghị, ông Nguyễn Mạnh Quỳnh - Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội Sinh vật cảnh Việt Nam đã đóng góp những ý kiến tâm huyết, thiết thực để hoạt động của Cụm được hiệu quả hơn, gắn kết hơn; đồng thời Phó Chủ tịch khẳng định, trong 8 tháng qua và cả trước đây, Hội Sinh vật cảnh Việt Nam (SVC VN) luôn cập nhật, quán triệt, triển khai đầy đủ các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, triển khai thực hiện các chính sách, quy định liên quan đến tổ chức, hoạt động và lĩnh vực chuyên ngành của Hội.

Ông Nguyễn Mạnh Quỳnh - Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội Sinh vật cảnh Việt Nam
phát biểu ý kiến tại Hội nghị

Đặc biệt, lãnh đạo Hội đã tập trung chỉ đạo bằng nhiều giải pháp, tích cực tuyên truyền, vận động làm thay đổi nhận thức của lãnh đạo hội, hội viên và cơ quan quản lý, cấp ủy, chính quyền các địa phương về ngành, nghề sinh vật cảnh, về giá trị văn hóa, kinh tế của sản phẩm sinh vật cảnh; về xây dựng các mô hình sản xuất, kinh doanh sản phẩm hoa cảnh, cây cảnh, kiến trúc cảnh quan...

Phối hợp thực hiện khảo sát, đánh giá hiệu quả hoạt động, giá trị kinh tế từ một số mô hình, tổ chức hội…Bên cạnh đó, quan tâm chỉ đạo Văn phòng Hội phối hợp với các đơn vị của Bộ NNPTNT tiếp tục triển khai, đánh giá kết quả thực hiện “Chương trình phối hợp hoạt động giai đoạn 2019-2025”; chủ động đề xuất một số nội dung phối hợp hoạt động để thực hiện mục tiêu phát triển ngành kinh tế SVC, thực hiện Quyết dịnh 4081/QĐ-BNN-TT về phát triển ngành hoa, cây cảnh đến năm 2030; Quyết định 922/QĐ-TTg về Phát triển du lịch nông thôn gắn với xâu dựng nông thôn mới...

Phó Chủ tịch cho biết, trong những tháng tiếp theo, Hội SVCVN tiếp tục quán triệt, tuyên truyền đầy đủ các Chỉ thị, Nghị quyết, văn bản chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, các ban, bộ, ngành liên quan và của Hội; bám sát, đẩy mạnh việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ Đề án “Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác truyền thông”, tập trung tuyên truyền các nội dung hoạt động Hội; Quảng bá, giới thiệu hình ảnh, điển hình, mô hình, sự kiện hoạt động của các địa phương, tổ chức hội, đơn vị, phong trào sinh vật cảnh; Xây dựng kế hoạch, chuẩn bị nội dung, điều kiện tổ chức Hội nghị Ban Thường vụ lần thứ 5;Tiếp tục triển khai hiệu quả các nội dung chương trình phối hợp hoạt động với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Liên hiệp các Hội Khoa học, Kỹ thuật Việt Nam, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Trường Đại học Lâm nghiệp, Quỹ Phát triển cảnh quan, môi trường Hàn Quốc; Thực hiện tốt trách nhiệm tổ chức thành viên với MTTQVN, Liên hiệp Hội KHKTVN; trách nhiệm báo cáo với cơ quan chủ quản (Bộ Nội vụ, Bộ NNPTNT)...

Ông Tô Hoài Nam - Phó Chủ tịch thường trực, Tổng thư ký Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam
đóng góp ý kiến

Cũng tại Hội nghị, ông Tô Hoài Nam - Phó Chủ tịch thường trực, Tổng thư ký Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV)Việt Nam cho biết, 8 tháng qua, Hiệp hội đặc biệt chú trọng việc xây dựng và phản biện cơ chế chính sách, trong đó các Hội/Hiệp hội thành viên đã tham gia hàng trăm lượt ý kiến góp ý vào các dự thảo Luật, Nghị định, Quyết định ...của các cơ quan Trung ương và của chính quyền các địa phương, thể hiện được vị trí, vai trò của các tổ chức hội, đối với những vấn đề của đất nước và của địa phương; Nghiên cứu và góp ý dự thảo Nghị quyết của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 10/10/2023 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới. Trong đó Hiệp hội đã đề nghị Chính phủ giao trực tiếp thực hiện 03 nhiệm vụ và phối hợp với các bộ thực hiện 02 nhiệm vụ khác; Báo cáo Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tình hình hoạt động của doanh nghiệp quý 1/2024. Tại các báo cáo nêu trên, Hiệp hội đã kiến nghị nhiều giải pháp để hỗ trợ DNNVV...

Thay mặt Hội Thủy sản Việt Nam, ông Nguyễn Chu Hồi, Phó Chủ tịch thường trực đã nhận định, mặc dù gặp khó khăn, ảnh hưởng nhất định, nhưng Hội Thủy sản Việt Nam cùng các cấp Hội đã có nhiều hoạt động, chủ động phối hợp cùng các cơ quan, đơn vị chức năng tham gia thực hiện sản xuất kinh doanh, phát động phong trào thi đua động viên hội viên ngư dân hăng say lao động, góp phần đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho hội viên và những người lao động thủy sản, góp phần thực hiện các nhiệm vụ của ngành thủy sản và đẩy mạnh các hoạt động của Hội.

Ông Nguyễn Chu Hồi, Phó Chủ tịch thường trực Hội Thủy sản Việt Nam

Hội đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động, tập hợp hội viên, doanh nghiệp và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy tinh thần sáng tạo và tự quản của hội viên, triển khai các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước, kịp thời động viên khen thưởng cho những gương điển hình trong lao động, sản xuất. Tuy nhiên, bên cạnh đó, hoạt động Hội còn nhiều khó khăn và tồn tại như: Điều kiện làm việc, cơ sở vật chất và kinh phí để các tổ chức Hội hoạt động từ TW đến các địa phương đều gặp nhiều khó khăn trong cơ chế tự cân đối thu chi; Công tác thi đua – khen thưởng còn chưa thật sự được chú trọng, chưa kịp thời phát hiện, nhân rộng được nhiều những tấm gương điển hình là nông ngư dân trong lao động sản xuất, nhất là những ngư dân đang ngày đêm bám biển sản xuất...

Không khí Hội nghị trở nên sôi nổi khi lãnh đạo các Hội trong cụm như Hội Làm vườn, Hội làng Nghề, Hội Mỹ nghệ Kim hoàn đá quý đều có ý kiến tham gia xây dựng, bổ sung vào Dự thảo Báo cáo 8 tháng, năm 2024 của Cụm.

Phát biểu kết luận Hội Nghị, ông Nguyễn Văn Quỳnh – Phó Chủ tịch thường trực hiệp hội doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật Việt Nam, cụm trưởng đã đề ra nhiệm vụ cuối năm 2024 trọng tâm vào việc phát động phong trào Thi đua của đơn vị tốt nhất để chào mừng Đại hội lần thứ X của UBTW MTTQVN diễn ra từ ngày 16 – 19/10/2024. Đồng thời chỉ đạo toàn bộ các đơn vị trong cụm triển khai Nghị quyết Đại hội X của UBTW MTTQVN.

Hà Thu

Tin mới

Bốn loại trái cây Việt vào đường đua tỷ đô, riêng dừa được dự báo dẫn đầu với 30.000 tỷ đồng

Bốn loại trái cây Việt vào đường đua tỷ đô, riêng dừa được dự báo dẫn đầu với 30.000 tỷ đồng

Ngành trái cây Việt Nam đang đứng trước cơ hội bứt phá về giá trị xuất khẩu, với nhóm chanh dây, chuối, dứa và dừa được kỳ vọng cán mốc tỷ USD trong những năm tới. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này, toàn ngành cần tập trung nâng cao chất lượng, xây dựng thương hiệu và phát triển vùng nguyên liệu bền vững.
Việt Nam tham dự Hội nghị Bonsai và Suiseki châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 17 tại Indonesia

Việt Nam tham dự Hội nghị Bonsai và Suiseki châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 17 tại Indonesia

Hội Sinh vật cảnh Việt Nam cử đoàn cán bộ và nghệ nhân tham dự Hội nghị Bonsai và Suiseki châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 17 (ASPAC 17th), diễn ra từ ngày 18 đến 22/7 tại Bali, Indonesia.
Bỏ phố về quê, người đàn ông đổi đời nhờ lá trà cổ bán giá 27 triệu đồng/kg

Bỏ phố về quê, người đàn ông đổi đời nhờ lá trà cổ bán giá 27 triệu đồng/kg

Từng rơi vào cảnh trắng tay vì làm ăn thua lỗ, Tống Kỳ Lân quyết định trở về quê hương Ân Thi, Trung Quốc. Từ một gốc trà cổ thụ trong vườn nhà bà nội, ông gây dựng thương hiệu trà sạch đắt hơn bạc, có giá lên tới 7.600 NDT mỗi kg (khoảng 27 triệu đồng), đồng thời giúp người dân địa phương ổn định thu nhập, sống được với cây trà cổ.

Tin bài khác

Tạm dừng tổ chức Lễ hội quốc tế Sâm Ngọc Linh và dược liệu năm 2025, dự kiến dời sang 2026

Tạm dừng tổ chức Lễ hội quốc tế Sâm Ngọc Linh và dược liệu năm 2025, dự kiến dời sang 2026

Ngày 14/7, Sở Nông nghiệp và Môi trường TP Đà Nẵng đã phát đi thông báo tạm dừng tổ chức Triển lãm quốc tế Sâm Ngọc Linh và dược liệu, một trong những hoạt động trọng điểm trong khuôn khổ Lễ hội quốc tế Sâm Ngọc Linh (Sâm Việt Nam) và dược liệu, dự kiến diễn ra tại tỉnh Quảng Nam vào năm 2025.
"Lộc trời" chỉ mọc ba tuần mỗi năm: Món rau rừng thành đặc sản tiền triệu

"Lộc trời" chỉ mọc ba tuần mỗi năm: Món rau rừng thành đặc sản tiền triệu

Chỉ xuất hiện trong vài tuần ngắn ngủi đầu xuân, chồi non gai - “lộc trời” nay trở thành đặc sản đắt đỏ, được săn lùng tại các thành phố lớn ở Trung Quốc.
Trợ lý ảo Đom Đóm AI hỗ trợ nông dân tra cứu thông tin miễn phí

Trợ lý ảo Đom Đóm AI hỗ trợ nông dân tra cứu thông tin miễn phí

Trong quá trình chuyển đổi số nông nghiệp, Đom Đóm AI trở thành trợ lý ảo miễn phí giúp nông dân tra cứu sâu bệnh, kỹ thuật canh tác, thời tiết, giá nông sản và thông tin hành chính.
Xem thêm
Trồng xen canh bắp và dưa leo, nữ nông dân Khánh Hòa mới thu tiền tỷ mỗi năm

Trồng xen canh bắp và dưa leo, nữ nông dân Khánh Hòa mới thu tiền tỷ mỗi năm

Chị Nguyễn Thị Xuân ở Khánh Hòa, đã mạnh dạn đầu tư hàng chục tỷ đồng cải tạo vùng đất khô cằn, áp dụng mô hình và dưa leo theo hướng hiện đại.
Nghệ nhân Vũ Tấn Phúc: Người gửi hồn vào cây với hơn 18 năm tâm huyết tạo tác

Nghệ nhân Vũ Tấn Phúc: Người gửi hồn vào cây với hơn 18 năm tâm huyết tạo tác

Hơn 18 năm theo nghiệp chơi cây, nghệ nhân Vũ Tấn Phúc không chỉ tạo nên những tác phẩm sống động, mà còn là người giữ lửa cho nghệ thuật SVC truyền thống.
Về Cao Thôn: Thăm "thủ phủ" hương trầm 300 năm tuổi ở Hưng Yên

Về Cao Thôn: Thăm "thủ phủ" hương trầm 300 năm tuổi ở Hưng Yên

Nép mình bên dòng sông Hồng hiền hòa, làng Cao Thôn (Hưng Yên) từ lâu đã trở thành biểu tượng của nghề làm hương trầm truyền thống.
Cây chè tổ Suối Giàng: Di sản sống của người Mông

Cây chè tổ Suối Giàng: Di sản sống của người Mông

Cây chè tổ ở Suối Giàng không chỉ là cổ thụ hàng trăm năm tuổi giữa rừng Shan tuyết, mà còn là biểu tượng văn hóa của đồng bào Mông.
Vùng trồng chè đặc sản ở Việt Nam: Di sản từ đất, tinh túy từ bàn tay người làm trà

Vùng trồng chè đặc sản ở Việt Nam: Di sản từ đất, tinh túy từ bàn tay người làm trà

Dưới đây là những vùng trồng chè nổi tiếng nhất cả nước cùng các thương hiệu đặc trưng đã tạo dấu ấn trong nước và trên thị trường quốc tế.
Nhà vườn An Thư: Hồn xưa giữa lòng đất cố đô

Nhà vườn An Thư: Hồn xưa giữa lòng đất cố đô

Mang đậm giá trị kiến trúc truyền thống, nhà vườn An Thư còn là một điểm đến văn hóa độc đáo, góp phần gìn giữ và truyền cảm hứng về di sản cố đô.
Làng nghề hoa cúc Ninh Giang: Giữ nghề trong cơn sóng chợ

Làng nghề hoa cúc Ninh Giang: Giữ nghề trong cơn sóng chợ

Làng hoa cúc Ninh Giang (thuộc phường Hòa Thắng, Khánh Hòa) suốt hơn 20 năm qua đã bền bỉ giữ gìn và phát triển nghề trồng hoa Tết.
Cốm làng Vòng: Từ món quà quê dân dã trở thành nghề chính của cả một làng ở Hà Nội

Cốm làng Vòng: Từ món quà quê dân dã trở thành nghề chính của cả một làng ở Hà Nội

Trải qua bao thăng trầm của thời gian, cốm làng Vòng – thứ quà quê mộc mạc mà tinh tế – vẫn giữ trọn hương vị thanh tao và vị thế riêng trong lòng người Hà Nội.
Nhà vườn Phạm Huế: Đam mê cây xanh và triết lý “chung một cội nguồn”

Nhà vườn Phạm Huế: Đam mê cây xanh và triết lý “chung một cội nguồn”

Chủ nhà vườn Phạm Huế không chỉ tạo tác cây cảnh, mà còn nuôi dưỡng một tình yêu bền bỉ với thiên nhiên, với nghệ thuật và với cội nguồn gia đình.
Nhà vườn An Hiên: "Tinh hoa đệ nhất nhà vườn" xứ Huế

Nhà vườn An Hiên: "Tinh hoa đệ nhất nhà vườn" xứ Huế

Nằm yên ả bên bờ bắc sông Hương, nhà vườn An Hiên từ lâu được mệnh danh là “tinh hoa đệ nhất nhà vườn" xứ Huế.
Nuôi tép cảnh - nghệ thuật thu nhỏ cho người yêu thiên nhiên hiện đại

Nuôi tép cảnh - nghệ thuật thu nhỏ cho người yêu thiên nhiên hiện đại

Trào lưu nuôi tép cảnh đang nổi lên như một lựa chọn hoàn hảo: nhỏ gọn, tinh tế, nhiều màu sắc và dễ chăm sóc.
Tưới nước cho hoa hồng leo sai cách, 90% người trồng đang làm hỏng cây mà không biết

Tưới nước cho hoa hồng leo sai cách, 90% người trồng đang làm hỏng cây mà không biết

Tưới nước cho hoa hồng leo tưởng chừng là việc đơn giản, nhưng nếu làm sai cách có thể khiến cây chậm phát triển, dễ vàng lá, rụng nụ và thối rễ.
Tưới nước cây trầu bà bao nhiêu là đủ? Đừng để cây chết vì sai lầm đơn giản

Tưới nước cây trầu bà bao nhiêu là đủ? Đừng để cây chết vì sai lầm đơn giản

Tưới nước cây trầu bà tưởng đơn giản nhưng nếu làm sai, cây rất dễ bị úng rễ, vàng lá và chết dần. Đây là lỗi thường gặp ở những người mới trồng cây.
Một số điều kiện hành nghề lĩnh vực thú y đối với cá nhân và tổ chức theo Luật Thú y

Một số điều kiện hành nghề lĩnh vực thú y đối với cá nhân và tổ chức theo Luật Thú y

Luật Thú y và các văn bản hướng dẫn thi hành đã quy định rõ điều kiện hành nghề lĩnh vực thú y đối với từng chủ thể. Trong đó, cá nhân cần có chứng chỉ
Hà Nội cho phép xây dựng công trình tạm phục vụ sản xuất, du lịch trên đất nông nghiệp bãi sông

Hà Nội cho phép xây dựng công trình tạm phục vụ sản xuất, du lịch trên đất nông nghiệp bãi sông

Hội đồng nhân dân TP Hà Nội khóa XVI vừa chính thức thông qua Nghị quyết về việc cho phép xây dựng một số công trình tạm trên đất nông nghiệp tại các bãi sông,
Cập nhật quy định kiểm dịch: Thông tư số 28/2025/TT-BNNMT có hiệu lực từ ngày 1/7/2025

Cập nhật quy định kiểm dịch: Thông tư số 28/2025/TT-BNNMT có hiệu lực từ ngày 1/7/2025

Từ ngày 1/7/2025, Thông tư số 28/2025/TT-BNNMT của Bộ Nông nghiệp và Môi trường chính thức có hiệu lực, thay đổi quy trình kiểm dịch sản phẩm động vật nhập khẩu
Sửa đổi quy trình đánh giá sản phẩm OCOP theo Quyết định 1489/QĐ-TTg mới nhất

Sửa đổi quy trình đánh giá sản phẩm OCOP theo Quyết định 1489/QĐ-TTg mới nhất

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 6/7/2025 sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quyết định số 148/QĐ-TTg.
Thay đổi đơn vị hành chính: Doanh nghiệp cần cập nhật để không bị gián đoạn hoạt động

Thay đổi đơn vị hành chính: Doanh nghiệp cần cập nhật để không bị gián đoạn hoạt động

Việc chuyển đổi từ đơn vị hành chính ba cấp sang hai cấp đang đặt ra những thử thách chưa từng có cho doanh nghiệp trên nhiều lĩnh vực. Không chỉ gây ra
Bất ngờ với loài cây được Mỹ bình chọn "loại rau củ, trái cây tốt nhất thế giới", ở Việt Nam mọc như cỏ dại

Bất ngờ với loài cây được Mỹ bình chọn "loại rau củ, trái cây tốt nhất thế giới", ở Việt Nam mọc như cỏ dại

Công bố xếp hạng của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) về các loại rau củ, trái cây tốt nhất thế giới, bồ công anh là loại rau đứng số 16.
Những giống chó mèo “ngoài hành tinh” khiến giới yêu thú cưng sẵn sàng chi hàng trăm triệu để sở hữu

Những giống chó mèo “ngoài hành tinh” khiến giới yêu thú cưng sẵn sàng chi hàng trăm triệu để sở hữu

Không chỉ là thú cưng, nhiều giống chó mèo ngày nay thu hút sự chú ý lớn với diện mạo lạ mắt, hiếm gặp và giá trị cao.
Trồng dừa xiêm trái sai trĩu, thả thêm đàn dê, nông dân Gia Lai thu hàng trăm triệu mỗi năm

Trồng dừa xiêm trái sai trĩu, thả thêm đàn dê, nông dân Gia Lai thu hàng trăm triệu mỗi năm

Từ mô hình nuôi dê kết hợp trồng dừa xiêm ở Gia Lai, anh Dương Văn Thiết từng bước xây dựng trang trại hiệu quả, mỗi năm thu về hàng trăm triệu đồng.
Hai loại gia vị đắt đỏ mang về hơn 15 triệu USD cho Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025

Hai loại gia vị đắt đỏ mang về hơn 15 triệu USD cho Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025

Trong 6 tháng đầu năm 2025, Việt Nam xuất khẩu 1.684 tấn bạch đậu khấu và nhục đậu khấu, thu về hơn 15 triệu USD.
Ông lão Đắk Lắk trồng thứ cây “cũ rích” mà kiếm hơn 1 tỷ đồng/năm

Ông lão Đắk Lắk trồng thứ cây “cũ rích” mà kiếm hơn 1 tỷ đồng/năm

Chỉ với hơn 4 sào đất tạp ở xã Ea Ktur (Đắk Lắk), năm 2024, ông Nguyễn Xuân Tân thu hơn 1 tỷ đồng nhờ trồng cau.
Người xưa dạy: Trồng cây hợp khí, sự nghiệp hanh thông, công danh tự tới

Người xưa dạy: Trồng cây hợp khí, sự nghiệp hanh thông, công danh tự tới

Dưới đây là 5 loại cây phong thủy được cổ nhân ưa chuộng, nay vẫn được nhiều người lựa chọn để mang lại may mắn và cát khí nơi làm việc.
Hai biểu tượng Phật giáo khẳng định vị thế của Bắc Ninh trên bản đồ di sản thế giới

Hai biểu tượng Phật giáo khẳng định vị thế của Bắc Ninh trên bản đồ di sản thế giới

Chùa Vĩnh Nghiêm và chùa Bổ Đà ở Bắc Ninh là 2 trong 12 điểm di tích thành phần thuộc Quần thể di sản văn hóa thế giới Yên Tử – Vĩnh Nghiêm – Côn Sơn, Kiếp Bạc.
Ngôi chùa kỳ lạ không thờ Phật, in trên tờ 20.000 đồng, là “bùa hộ mệnh” suốt hơn 400 năm

Ngôi chùa kỳ lạ không thờ Phật, in trên tờ 20.000 đồng, là “bùa hộ mệnh” suốt hơn 400 năm

Nằm giữa phố cổ Hội An, Chùa Cầu là công trình hơn 400 năm tuổi, độc đáo khi vừa là cầu, vừa là chùa nhưng không thờ Phật mà thờ thần Trấn Vũ.
5 loài hoa phong thủy được người xưa gửi gắm ước nguyện thịnh vượng và trường thọ

5 loài hoa phong thủy được người xưa gửi gắm ước nguyện thịnh vượng và trường thọ

Người xưa luôn chú trọng lựa chọn những loài hoa không chỉ đẹp mắt mà còn mang ý nghĩa tốt lành, tượng trưng cho sự thịnh vượng, trường thọ và bình an.
Công viên thực vật năm châu đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam

Công viên thực vật năm châu đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam

Với diện tích hơn 35.000 mét vuông, Đồi Vạn Hoa là công viên thực vật 5 châu đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại.
Chiêm ngưỡng tác phẩm đặc sắc tại Triển lãm cây cảnh nghệ thuật Thường Tín

Chiêm ngưỡng tác phẩm đặc sắc tại Triển lãm cây cảnh nghệ thuật Thường Tín

Triển lãm cây cảnh nghệ thuật Thường Tín ghi dấu bằng chiều sâu nghệ thuật và sự chỉn chu trong từng tác phẩm trưng bày.
Xem thêm
Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Nghệ nhân Vũ Xuân Lành (biệt danh “Gã Đầu Bạc”) vừa hoàn thành việc di dời cây sanh cổ thụ gần 100 năm tuổi từ An Giang về Hà Nội.
Xem thêm
Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân đã có những chia sẻ với Tạp chí Việt Nam hương sắc về tác phẩm xanh quê cổ thụ “Nam Tào Bắc Đẩu” có tuổi đời hơn 100 năm.
Xem thêm
Hướng dẫn quy trình nuôi động vật hoang dã đúng pháp luật và đầy đủ thủ tục

Hướng dẫn quy trình nuôi động vật hoang dã đúng pháp luật và đầy đủ thủ tục

Việc nuôi động vật hoang dã, đặc biệt là các loài quý hiếm, đang được quy định chặt chẽ theo Nghị định 06/2019/NĐ-CP và Nghị định 84/2021/NĐ-CP.
Xem thêm
Nghe nghệ nhân Dũng Coca chỉ cách khai thác duối tự nhiên về làm cảnh

Nghe nghệ nhân Dũng Coca chỉ cách khai thác duối tự nhiên về làm cảnh

Nghệ nhân Dũng Coca - người có hàng chục năm gắn bó với duối cảnh, đã chia sẻ cách khai thác, tuyển chọn và “thổi hồn” vào những gốc duối tự nhiên.
Xem thêm