Vì sao sở thích làm vườn giúp nhiều người sống khỏe đến 100 tuổi?
Sở thích làm vườn – Bí quyết đơn giản để nâng cao tâm trạng và kéo dài tuổi thọ
Nhà nghiên cứu Dan Buettner đã thực hiện nghiên cứu tại năm khu vực nổi tiếng với tỷ lệ người sống thọ cao: Okinawa (Nhật Bản), Nicoya (Costa Rica), Icaria (Hy Lạp), Loma Linda (Mỹ) và Sardinia (Ý).
Những nơi này được gọi là "vùng xanh", với người dân có nhiều điểm chung như mạng lưới quan hệ xã hội chặt chẽ, thói quen vận động hàng ngày và chế độ ăn chủ yếu từ thực vật. Một điều đặc biệt là ở tất cả các cộng đồng này, người dân vẫn tiếp tục làm vườn dù đã ở độ tuổi rất cao, từ 80 đến 90 tuổi.
Lối sống gần gũi với thiên nhiên, kết hợp vận động nhẹ nhàng ngoài trời, từ lâu đã được chứng minh là có liên hệ chặt chẽ với tuổi thọ cao hơn. Làm vườn chính là một trong những cách đơn giản và hiệu quả nhất để đạt được cả hai điều đó. “Khi làm vườn, bạn không chỉ vận động với cường độ nhẹ gần như mỗi ngày, mà còn xây dựng được một thói quen lành mạnh,” nhà nghiên cứu Dan Buettner chia sẻ.
Theo ông, có nhiều bằng chứng cho thấy những người làm vườn không chỉ sống lâu hơn mà còn ít căng thẳng hơn. Hàng loạt nghiên cứu cũng đã khẳng định lợi ích thiết thực của việc làm vườn – cả về thể chất lẫn tinh thần.
Trong một nghiên cứu gần đây tại Hà Lan, các nhà khoa học yêu cầu người tham gia thực hiện một nhiệm vụ gây căng thẳng, sau đó chia họ thành hai nhóm: một nhóm đọc sách trong nhà, nhóm còn lại ra ngoài trời làm vườn trong 30 phút.
![]() |
Lối sống gần gũi với thiên nhiên, kết hợp vận động nhẹ nhàng ngoài trời, từ lâu đã được chứng minh là có liên hệ chặt chẽ với tuổi thọ cao hơn. (Ảnh minh họa) |
Kết quả cho thấy nhóm đọc sách cảm thấy tâm trạng xấu đi rõ rệt, trong khi những người làm vườn không chỉ có nồng độ hormone căng thẳng cortisol thấp hơn, mà còn cảm thấy tinh thần được hồi phục hoàn toàn.
Một nghiên cứu khác tại Úc theo dõi những người từ 60 tuổi trở lên cho thấy, những ai thường xuyên làm vườn có nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ thấp hơn tới 36% so với những người không làm vườn.
Thậm chí, đối với người cao tuổi đã gặp vấn đề về nhận thức – như chứng Alzheimer hay sa sút trí tuệ – việc tiếp xúc với thiên nhiên qua hoạt động làm vườn và liệu pháp làm vườn cũng mang lại lợi ích rõ rệt. Ánh sáng mặt trời và không khí trong lành giúp họ cảm thấy thư giãn hơn, trong khi màu sắc và kết cấu đa dạng của cây cối còn kích thích khả năng cảm nhận thị giác và xúc giác.
Không có “thuốc tiên” nào cho tuổi già, nhưng khoa học cho thấy làm vườn có thể là một trong những cách đơn giản và tự nhiên nhất để nâng cao chất lượng cuộc sống khi chúng ta bước vào giai đoạn xế chiều.
![]() |
Không có “thuốc tiên” nào cho tuổi già, nhưng khoa học cho thấy làm vườn có thể là một trong những cách đơn giản và tự nhiên nhất để nâng cao chất lượng cuộc sống khi chúng ta bước vào giai đoạn xế chiều. (Ảnh minh họa) |
Hãy để thiên nhiên "chữa lành" cho bạn
Làm vườn không chỉ mang lại lợi ích về thể chất, mà còn góp phần nuôi dưỡng tinh thần và kéo dài tuổi thọ nhờ vào giá trị xã hội và cảm xúc mà nó mang lại. Tiến sĩ Bradley Willcox từ Đại học Hawaii – người đã dành nhiều năm nghiên cứu cộng đồng sống thọ tại Okinawa (Nhật Bản), nơi có tỷ lệ người trăm tuổi cao nhất thế giới (khoảng 50 người/100.000 dân) – cho biết: nhiều cư dân nơi đây vẫn chăm sóc cho khu vườn nhỏ của mình cho đến tận cuối đời.
Theo ông, làm vườn không chỉ mang lại hoạt động thể chất nhẹ nhàng mà còn đáp ứng những nhu cầu sâu xa hơn. “Ở Okinawa, người ta tin rằng để già đi một cách khỏe mạnh, mỗi người cần có ikigai – một lý do để sống. Và khu vườn chính là điều khiến họ muốn thức dậy mỗi sáng.”
Bên cạnh đó, người Okinawa cũng trân trọng giá trị của yuimaru – sự kết nối xã hội mật thiết. Willcox cho biết: “Họ thường tụ họp ở chợ địa phương, mang theo nông sản và chia sẻ những gì mình trồng được trong vườn. Đó là hoạt động không chỉ giúp gắn kết cộng đồng mà còn nuôi dưỡng tinh thần.”
![]() |
Làm vườn không chỉ mang lại lợi ích về thể chất, mà còn góp phần nuôi dưỡng tinh thần và kéo dài tuổi thọ nhờ vào giá trị xã hội và cảm xúc mà nó mang lại. (Ảnh Pixabay) |
Không chỉ riêng Nhật Bản, ngày càng có nhiều quốc gia áp dụng việc kết nối với thiên nhiên như một liệu pháp chữa lành. Tại Scotland, các bác sĩ thậm chí có thể kê đơn... đi bộ giữa thiên nhiên như một phương pháp hỗ trợ điều trị các bệnh như huyết áp cao, lo âu và giảm chất lượng cuộc sống. Một nghiên cứu từ Đại học Harvard cũng chỉ ra rằng những người sống gần cây xanh có tuổi thọ cao hơn và ít mắc các bệnh như ung thư hay bệnh đường hô hấp.
Ngay cả khi sống ở đô thị, việc chăm chút một mảnh vườn nhỏ – dù chỉ là vài chậu cây trên ban công – cũng giúp bạn “đưa thiên nhiên vào trong tầm tay”. Ngoài lợi ích về tinh thần, làm vườn còn có thể cải thiện chất lượng chế độ ăn uống. Nhiều nghiên cứu khẳng định rằng chế độ ăn kiểu Địa Trung Hải – giàu rau củ, trái cây, ngũ cốc nguyên cám, đậu, hạt và dầu ô liu – không chỉ lành mạnh mà còn làm chậm quá trình lão hóa.
Tin mới


Vải thiều Việt sai trĩu quả giữa sa mạc Israel, năng suất chạm mốc 25 tấn/ha

Trung Quốc: Nông dân biến thứ rơm rạ bỏ đi thành món hàng ai cũng mua
Tin bài khác

Đại hội thành lập Câu lạc bộ Sinh vật cảnh Thường Tín: Hội nhập và phát triển trong kỷ nguyên mới

Hạt sen Việt Nam bay vào không gian: Ươm mầm ước mơ giữa dải ngân hà

Hội Sinh vật cảnh tỉnh Thái Bình: Dấu ấn 32 năm xây dựng, phát triển và định hướng mới sau sáp nhập
Đọc nhiều

Nhà vườn An Thư: Hồn xưa giữa lòng đất cố đô

Làng nghề hoa cúc Ninh Giang: Giữ nghề trong cơn sóng chợ

Cốm làng Vòng: Từ món quà quê dân dã trở thành nghề chính của cả một làng ở Hà Nội

Nhà vườn Phạm Huế: Đam mê cây xanh và triết lý “chung một cội nguồn”

Nhà vườn An Hiên: "Tinh hoa đệ nhất nhà vườn" xứ Huế

Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Người xưa dạy: Chọn cây hợp mệnh để giữ khí nhà, vượng tài, an thân

Người xưa dặn con cháu nên trồng 3 loại cây này ở hướng Thanh Long

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Từ chiếc lá tưởng như bỏ đi, nữ nhân viên văn phòng khởi nghiệp với nước rửa chén sinh học

Một số điều kiện hành nghề lĩnh vực thú y đối với cá nhân và tổ chức theo Luật Thú y

Hà Nội cho phép xây dựng công trình tạm phục vụ sản xuất, du lịch trên đất nông nghiệp bãi sông

Cập nhật quy định kiểm dịch: Thông tư số 28/2025/TT-BNNMT có hiệu lực từ ngày 1/7/2025

Sửa đổi quy trình đánh giá sản phẩm OCOP theo Quyết định 1489/QĐ-TTg mới nhất

Thay đổi đơn vị hành chính: Doanh nghiệp cần cập nhật để không bị gián đoạn hoạt động

Vì sao nhiều người trồng cây cảnh được một thời gian là cây héo chết?

Hướng dẫn cập nhật địa chỉ người nộp thuế theo địa giới hành chính mới

Doanh nghiệp kiến nghị bố trí quỹ đất xây nhà máy chế biến nước vải thiều tại Bắc Ninh

“Siêu thực phẩm” rẻ tiền ở chợ Việt, đứng đầu bảng dinh dưỡng toàn cầu

Loài cây dại một thời bị nhổ bỏ không thương tiếc, giờ bán giá "đắt như tôm tươi"

Loại rau được ví như "nhân sâm người nghèo", mọc đầy bờ rào, giàu dưỡng chất, hỗ trợ phòng bệnh

Một trong “tứ đại quốc khuyển" từng giúp vua Lê đánh giặc, nay là giống chó quý hiếm

UNESCO công nhận Phong Nha - Kẻ Bàng là Di sản thế giới liên biên giới đầu tiên của Việt Nam

4 loại cây cảnh vừa đẹp mắt, lại được lương y khuyên trồng vườn nhà suốt nghìn năm qua

Người xưa quan niệm nên trồng 5 loài cây này trong nhà, lộc vào như nước

Phát hiện nhiều dấu tích và cổ vật tại di tích Tháp đôi Liễu Cốc

Nghề làm bánh đa nem Thổ Hà được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Chiêm ngưỡng tác phẩm đặc sắc tại Triển lãm cây cảnh nghệ thuật Thường Tín

Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Hướng dẫn quy trình nuôi động vật hoang dã đúng pháp luật và đầy đủ thủ tục
