Bảo tồn gen giống cây lim xanh cổ thụ tại Yên Thế
![]() |
Bảo tồn gen giống cây lim xanh cổ thụ đang được các cấp chính quyền địa phương, nhân dân Yên Thế chú trọng nhiều năm qua. Với tuổi đời hơn 1000 năm tuổi cây lim xanh là minh chứng sống trường tồn theo thời gian của một đại ngàn xanh Yên Thế. Trải qua các giai đoạn lịch sử cây lim xanh vẫn hiên ngang, kiên cường, soi rọi không biết bao thăng trầm sự hình thành, sinh sống, phát triển của các đồng bào dân tộc vùng đất Yên Thế hào hùng.
Năm 2016, Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã công nhận cây lim xanh nghìn năm tuổi ngự trên đồi Lim, thôn Xuân Lung, xã Xuân Lương, huyện Yên Thế (Bắc Giang) là Cây di sản Việt Nam. Hội đồng Cây di sản Việt Nam đánh giá đây là một trong số ít cây lim xanh cổ thụ nhất vùng rừng núi phía Bắc Việt Nam còn sót lại.
Trong phong thủy, Lim Xanh là loại cây biểu tượng cho sự may mắn và thịnh vượng. Nhiều người tin rằng, trồng loại cây này trong vườn sẽ thu hút được vận may và tài lộc. Đặc biệt, đối với những kinh doanh sẽ gặt hái được nhiều thành công khi trồng Lim Xanh. Bên cạnh đó, cây có tuổi thọ rất cao nên cũng được xem là biểu tượng của sự trường tồn. Với sức sống mạnh mẽ cùng khả năng thích nghi tốt với nhiều điều kiện khí hậu. Lim Xanh thể hiện ý chí kiên cường, có thể vượt qua mọi khó khăn.
Gỗ lim từ ngàn đời nay không chỉ là một loại vật liệu quý giá trong xây dựng và nội thất, mà còn là một phần không thể thiếu trong văn hóa và đời sống tinh thần của người Việt Nam.
Trong văn hóa truyền thống Việt Nam, gỗ lim được coi là “long mộc” – loại gỗ của rồng, biểu tượng cho quyền uy và phúc lộc. Tại nhiều làng quê miền Bắc, những cây lim cổ thụ được coi như vị thần bảo hộ, được dân làng lập bàn thờ và tổ chức cúng tế định kỳ.
Vào thời nhà Nguyễn, gỗ lim được phong là “quốc bảo”, chỉ được sử dụng trong các công trình hoàng gia và đền chùa quan trọng. Điện Thái Hòa trong Hoàng thành Huế là minh chứng sống động cho vị thế đặc biệt này. Những cột lim to lớn, được chạm trổ tinh xảo vẫn hiên ngang đứng vững sau hơn 200 năm phong sương.
Đối với cây lim xanh đại cổ thụ, ngự trên đồi Lim, thôn Xuân Lung, xã Xuân Lương, huyện Yên Thế (Bắc Giang) là minh chứng của thời gian, không gian thì những giá trị văn hóa, lịch sử, tinh thần không thể đong đếm được. Sự trường tồn hơn 1000 năm tuổi là sự kết tinh của đất, trời trong một linh mộc bất tử.
Cây có dáng trực thẳng, cao hơn 45m, đứng sừng sững trên ngọn đồi cao, rễ ăn sâu vào lòng đất, gốc to sáu đến bảy người ôm, rễ chính nổi lên như mai rùa.
Theo các cụ cao niên nơi đây, từ khi sinh ra đã thấy cây lim xanh sừng sững uy nghi to lớn như hiện nay. Cùng với nhóm di tích đình, chùa và giếng cổ Xuân Lung, cây lim xanh được ví như tấm bình phong che chở cho người dân làng xã. Theo phong thủy, khu đất đình là đất rồng, 02 giếng là 02 mắt rồng còn cây lim xanh là mũi của rồng; bởi vậy, cây lim xanh là một biểu tượng linh thiêng trong đời sống tâm linh của người dân địa phương.
![]() |
Cây lim xanh là một biểu tượng linh thiêng trong đời sống tâm linh của người dân địa phương. |
Theo truyền tích kể lại, do biết được giá trị sử dụng to lớn của cây lim xanh, không ít người đã từng có ý định đốn hạ cây, nhưng đều không thể thực hiện được. Có người chèo lên cây chặt cành to ngay lập tức xuất hiện đàn ong bay đến xua đuổi, phải bỏ ý định; rồi có một nhóm người đốn chặt một đoạn cành, hay rễ của cây về sử dụng, sau đó gia đình liên tiếp gặp tai ương, kinh tế khốn đốn, hoạn nạn liên miên, phải đến đình Xuân Lung làm lễ bái tạ mới yên ổn…
Cũng theo các cụ bô lão trong vùng, cây lim xanh là địa điểm liên lạc của cuộc khởi nghĩa Yên Thế lừng danh, cũng như khu vực giáp ranh hoạt động cách mạng giữa huyện Yên Thế và tỉnh Thái Nguyên của các đồng chí như: Hà Thị Quế, Chu Duy Kính… Tại làng Xuân Lung, thực dân Pháp đã đánh phá, thả bom dữ dội làm nứt chuông của đình, cả làng bị cháy, song cây lim xanh vẫn bình yên như có một bàn tay vô hình che chở khỏi bom, đạn của kẻ thù.
Nhận thấy rõ tiềm năng, phát triển du lịch bền vững, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, Huyện ủy và UBND huyện Yên Thế đã tập trung chỉ đạo xây dựng và thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025. Trong đó, việc phát triển cơ sở hạ tầng và khai thác tiềm năng du lịch địa phương được đặc biệt chú trọng. Huyện đã đầu tư nâng cấp hệ thống giao thông, kết nối các tuyến đường tỉnh lộ với mạng lưới đường xã, tạo điều kiện thuận lợi cho du khách tiếp cận các điểm du lịch.
Hiện nay, tua du lịch Tâm linh – Sinh thái đã hình thành với quần thể đình, chùa, giếng cổ Xuân Lung, cây Lim xanh nghìn tuổi, vùng chè xanh Bản Ven và Khu sinh thái Thác Ngà đã trở thành một điểm nhấn du lịch của huyện Yên Thế, góp phần tạo nên một hành trình du lịch khám phá mới, hấp dẫn và nhiều trải nghiệm cho du khách trong và ngoài nước. Thông qua tua du lịch sẽ tạo ra hàng trăm việc làm cho những người dân bản địa, đồng thời giới thiệu, quảng bá sản vật, ngành nghề truyền thống của người dân địa phương. Bên cạnh đó, huyện Yên Thế cũng rất chú trọng công tác tuyên truyền, quảng bá, góp phần thay đổi và thúc đẩy công tác bảo vệ môi trường, sinh thái, góp phần vào công tác bảo tồn nguồn gen thực vật rừng quý, hiếm trên địa bàn tỉnh Bắc Giang nói riêng và trên cả nước nói chung; khơi dậy sức mạnh đoàn kết toàn dân, đánh thức tiềm năng, phát triển bền vững du lịch Tâm linh – Sinh thái, du lịch trải nghiệm trên địa bàn huyện Yên Thế để con người hòa quyện cùng thiên nhiên một cách gần gũi, tự nhiên.
![]() |
Đồng chí Thân Hải Nam, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Yên Thế trao cây lim giống cho đại diện các xã, thị trấn. Ảnh:yenthe.bacgiang.gov.vn |
Vừa qua, tại Lễ hội kỷ niệm 141 cuộc Khởi nghĩa của nông dân Yên Thế, chiều ngày 15/3/2025 đã diễn ra nghi Lễ phát động trồng cây phủ xanh đồi trọc nhằm bảo tồn, nhân diện rộng giống cây lim xanh quý hiếm từ cây lim tổ, tại buổi lễ đã diễn ra nghi thức gieo hạt tưới cây và trao truyền cây giống cho các xã, thị trấn trong huyện.
Theo đó, lãnh đạo 04 xã, thị trấn có điểm di tích quốc gia đặc biệt gồm: Phồn Xương, Tân Hiệp, Đồng Lạc, Đồng Kỳ và xã Đồng Tiến - đại diện cho các xã vùng cao của huyện đã thay mặt cho lãnh đạo các xã, thị trấn nhận cây giống. Đây là hoạt động vô cùng ý nghĩa nhằm phát động trong toàn thể cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân địa phương tích cực hưởng ứng phong trào trồng cây tái tạo rừng, phủ xanh đồi trọc, thực hiện thông điệp “Vì một Việt Nam xanh”.
Tin mới


Những loại cây trồng quanh nhà “gắn liền phúc khí”, dân gian cho rằng không nên chặt bỏ

Người xưa dạy: Chọn cây hợp mệnh để giữ khí nhà, vượng tài, an thân
Tin bài khác

Người xưa dặn con cháu nên trồng 3 loại cây này ở hướng Thanh Long

Hoa cho ban công ít nắng: 7 loài bền đẹp cho hướng Bắc khuất sáng

Cây phong thủy nên đặt ở phòng khách: Vừa hút tài lộc, vừa làm đẹp không gian
Đọc nhiều

Cốm làng Vòng: Từ món quà quê dân dã trở thành nghề chính của cả một làng ở Hà Nội

Nhà vườn Phạm Huế: Đam mê cây xanh và triết lý “chung một cội nguồn”

Nhà vườn An Hiên: "Tinh hoa đệ nhất nhà vườn" xứ Huế

Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Người xưa dạy: Chọn cây hợp mệnh để giữ khí nhà, vượng tài, an thân

Người xưa dặn con cháu nên trồng 3 loại cây này ở hướng Thanh Long

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Từ chiếc lá tưởng như bỏ đi, nữ nhân viên văn phòng khởi nghiệp với nước rửa chén sinh học

Giữ hồn đá cổ, tôn vinh bonsai nghệ thuật tại khu vườn của nghệ nhân Hưng Yên

"Đất lành chim đậu" và 4 loài vật mang lại may mắn khi xuất hiện tình cờ trong nhà

Hà Nội cho phép xây dựng công trình tạm phục vụ sản xuất, du lịch trên đất nông nghiệp bãi sông

Cập nhật quy định kiểm dịch: Thông tư số 28/2025/TT-BNNMT có hiệu lực từ ngày 1/7/2025

Sửa đổi quy trình đánh giá sản phẩm OCOP theo Quyết định 1489/QĐ-TTg mới nhất

Thay đổi đơn vị hành chính: Doanh nghiệp cần cập nhật để không bị gián đoạn hoạt động

Vì sao nhiều người trồng cây cảnh được một thời gian là cây héo chết?

Hướng dẫn cập nhật địa chỉ người nộp thuế theo địa giới hành chính mới

Hội Sinh vật cảnh tỉnh Thái Bình: Dấu ấn 32 năm xây dựng, phát triển và định hướng mới sau sáp nhập

Hà Nội sẽ dừng sản xuất, nhập khẩu sản phẩm nhựa sử dụng một lần từ năm 2031

Ngôi nhà cổ bằng gỗ quý trị giá 3.000 tỷ đồng: Trăm năm không mục, vẫn tỏa hương như mới

Văn Phú – Đèo Cả đề xuất Đại lộ cảnh quan ven sông Hồng

Lạng Sơn siết chặt quản lý vật tư nông nghiệp, đảm bảo vụ mùa thắng lợi

Một trong “tứ đại quốc khuyển" từng giúp vua Lê đánh giặc, nay là giống chó quý hiếm

Nông dân đất Tổ đổi đời nhờ giống quả quen thuộc, xuất khẩu cả sang Anh - Mỹ

Một công ty phân bón muốn phát hành gần 9 triệu cổ phiếu lấy tiền trả nợ và mở văn phòng, thị giá giảm 54% trong 7 tháng

Bắp cải tí hon: Giống rau "ngoại" đắt đỏ luôn bán chạy tại siêu thị Việt

"Cá nổi trắng ao" và câu chuyện tìm giải pháp để trở thành "vua cá Koi" Hải Phòng

Người xưa quan niệm nên trồng 5 loài cây này trong nhà, lộc vào như nước

Phát hiện nhiều dấu tích và cổ vật tại di tích Tháp đôi Liễu Cốc

Nghề làm bánh đa nem Thổ Hà được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Những loại cây trồng quanh nhà “gắn liền phúc khí”, dân gian cho rằng không nên chặt bỏ

Thiên đường sen và thung lũng hoa giữa lòng Thủ đô

Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Hướng dẫn quy trình nuôi động vật hoang dã đúng pháp luật và đầy đủ thủ tục

Nghe nghệ nhân Dũng Coca chỉ cách khai thác duối tự nhiên về làm cảnh
