Chăm sóc cây Bonsai có quả
Trong làng chơi cây cảnh, từ cổ chí kim người ta vẫn mong muốn sở hữu những tác phẩm cây cảnh có hoa, có quả. Nhất là với cây bon sai ngoài tiêu chí cổ - kỳ - mỹ ra, nếu cây còn có hoa hoặc quả thì chẳng còn gì để ước!
Nói là vậy nhưng thực tế lao động đôi khi không như chúng ta hằng mong muốn. Yếu tố môi trường, khí hậu ảnh hưởng rất nhiều đến tạo tác. Đối với bon sai lại ở điều kiện eo hẹp về nguồn dinh dưỡng vì cây thường bị ép chậu, thì lại càng bị ảnh hưởng nhiều đến việc đậu quả. Để giải quyết bài toán môi trường có thể là rất khả thi nhưng nó cũng làm cho chi phí tăng đáng kể. Cũng có khi với điều kiện kinh tế eo hẹp không cho phép đầu tư lớn cũng là rào cản cho việc sản xuất kinh doanh. Để khắc phục tình trạng đó, bài toán thuận theo tự nhiên mà áp dụng khoa học kỹ thuật để canh tác, chế tác là thực tế nhất, nhằm giảm chi phí đầu tư cho tác phẩm.
Chúng ta được thưởng lãm những cây bưởi, cam, quýt, quất trĩu quả, những cây này rất dễ ra hoa kết trái. Nhưng không phải là không có tác động của khoa học kỹ thuật mà có được. Các nghệ nhân cũng phải lao động vất vả, thực hiện đúng quy trình kỹ thuật chăm sóc theo từng thời kỳ sinh trưởng của cây mới đạt được kết quả như vậy. Đối với cây bon sai khác khả năng đậu quả kém cần có quy trình chăm sóc đặc biệt hơn mới mong có được những trái căng mọng, nâng cao giá trị nghệ thuật và kinh tế của tác phẩm. Đối với cây bon sai mini, ngoài việc chăm sóc cho cây sinh trưởng tốt đủ dinh dưỡng, thì vấn đề hết sức quan trọng, mấu chốt là khi cây chuẩn bị ra hoa chúng ta phải tăng cường dinh dưỡng, đủ các thành phần N, P, K và các vi lượng để cây tích lũy năng lượng, dinh dưỡng để đơm những nụ hoa trồi quả khỏe mạnh. Trong suốt thời gian cây ra hoa và kết quả nên cung cấp đủ nước mỗi ngày 2 lần vào sáng sớm và chiều mát. Nếu cần phải phòng trừ sâu bệnh thì cũng phải thực hiện trước khi cây ra hoa 4 hoặc 5 ngày. Tránh phun vào thời kỳ cây ra hoa sẽ làm ngộ độc, ảnh hưởng đến quá trình thụ phấn kết trái. Trong giai đọan này tuyệt đối không được bón bất kỳ loại phân nào, vì thời kỳ này cây rất nhạy cảm, nếu chúng ta cho cây ăn, sẽ làm chuyển hóa trong cây, lập tức cây sẽ đào thải hết những hoa, trái để chuyển sang trạng thái sinh trưởng. Đây là vấn đề mấu chốt để trả lời cho câu hỏi tại sao khi bonsai ra hoa mà không kết trái được, và vì sao cây đang sai hoa trĩu quả chỉ sau một đêm đã rụng hết. Ở thời kỳ cây ra hoa, chúng ta có thể dùng các chế phẩm vi lượng: siêu kali_BO, basfoliar combi-stipp hoặc các chế phẩm tương đương khác. Để tăng cường can xi, man gan và các chế phẩm vi lượng có chứa k, bo, ca, kẽm phun cho cây hoặc tưới vào gốc. Những chế phẩm này sẽ giúp kích thích sinh trưởng của hoa, làm cuống hoa dai hơn, khỏe hơn, tăng khả năng kết trái (nên nhớ rằng các chế phẩm này cũng phải được sử dụng trước khi hoa nở từ 3 đến 7 ngày). Sau đó cây sẽ có 2 đợt đào thải quả yếu kém, người ta gọi đó là quá trình rụng sinh lý. Đợt đầu ngay trong thời kỳ nở hoa, đợt 2 khi quả đã đủ lớn, thường xảy ra sau đợt 1 khoảng một tuần đến mười ngày tùy vào từng loài cây. Chúng ta quan sát sau khi cây đã rụng quả đợt 2 khoảng 1 tuần thì cung cấp dinh dưỡng cho cây, khi đó dinh dưỡng mới tập chung nuôi dưỡng quả và cây, lúc này là lúc cây cần nhiều dinh dưỡng nhất. Nếu thời điểm này chúng ta không tập trung chăm sóc kỹ cho cây, để cây thiếu nước, thiếu dinh dưỡng cây cũng không giữ nổi những quả đã đậu, hoặc nếu có thì quả cũng queo quắt. Vậy nên với những bonsai khó đậu quả chúng ta cần hết sức lưu ý chăm sóc cây ở thời kỳ này thì mới mong có được những trái đẹp trên cây.
Trên đây là những tâm huyết chia sẻ cùng đồng nghiệp để chúng ta thành công với những bonsai trĩu quả, làm hài lòng những thượng khách khó tính nhất.
Dương Tiên
Tin mới


Đồng Tháp: Biến phế phẩm thành tài nguyên, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Xây dựng Đề án trồng trọt giảm phát thải: Hướng đi bài bản vì mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030
Tin bài khác

Nông nghiệp Bắc Ninh: Hướng tới tương lai xanh bền vững

Hội Nông dân TP. Hải Phòng: Đẩy mạnh chuyển đổi số trong nông nghiệp

Hội nghị toàn quốc đánh giá kết quả xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021–2025
Đọc nhiều

Nhà vườn Phạm Huế: Đam mê cây xanh và triết lý “chung một cội nguồn”

Nhà vườn An Hiên: "Tinh hoa đệ nhất nhà vườn" xứ Huế

Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Người xưa dạy: Chọn cây hợp mệnh để giữ khí nhà, vượng tài, an thân

Người xưa dặn con cháu nên trồng 3 loại cây này ở hướng Thanh Long

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Từ chiếc lá tưởng như bỏ đi, nữ nhân viên văn phòng khởi nghiệp với nước rửa chén sinh học

Giữ hồn đá cổ, tôn vinh bonsai nghệ thuật tại khu vườn của nghệ nhân Hưng Yên

"Đất lành chim đậu" và 4 loài vật mang lại may mắn khi xuất hiện tình cờ trong nhà

Ba nông dân đổi đời "trồng ra bạc tỷ" khi chuyển đổi cây trồng

Cập nhật quy định kiểm dịch: Thông tư số 28/2025/TT-BNNMT có hiệu lực từ ngày 1/7/2025

Sửa đổi quy trình đánh giá sản phẩm OCOP theo Quyết định 1489/QĐ-TTg mới nhất

Thay đổi đơn vị hành chính: Doanh nghiệp cần cập nhật để không bị gián đoạn hoạt động

Vì sao nhiều người trồng cây cảnh được một thời gian là cây héo chết?

Hướng dẫn cập nhật địa chỉ người nộp thuế theo địa giới hành chính mới

Văn Phú – Đèo Cả đề xuất Đại lộ cảnh quan ven sông Hồng

Lạng Sơn siết chặt quản lý vật tư nông nghiệp, đảm bảo vụ mùa thắng lợi

Cây cũng biết hù dọa: 16 loài thực vật kỳ quái nhất thế giới

Báo quốc tế: Cá cơm ít dần, nước mắm truyền thống Việt Nam đối mặt tương lai bất định

Tìm lời giải cho bài toán khai thác đất bãi ven sông Hồng

Bắp cải tí hon: Giống rau "ngoại" đắt đỏ luôn bán chạy tại siêu thị Việt

Loại quả khổng lồ này đang là điểm nhấn thú vị của du lịch sáng tạo tại Đà Lạt

Chanh ngón tay: loại chanh đắt nhất thế giới, giới nhà giàu Việt vẫn tranh nhau đặt mua

Công ty Môi Trường Xanh trúng hàng loạt gói thầu chăm sóc cây xanh tại nhiều địa phương

Sầu riêng vươn đất đồi, hai nông dân đổi đời

Nghề làm bánh đa nem Thổ Hà được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Những loại cây trồng quanh nhà “gắn liền phúc khí”, dân gian cho rằng không nên chặt bỏ

Thiên đường sen và thung lũng hoa giữa lòng Thủ đô

Không gian xanh đô thị: Cây - hoa cảnh có thể làm nên một thành phố đẹp đến mức nào?

Lá phổi sinh thái mang tên Công viên Thực vật cảnh Việt Nam

Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Hướng dẫn quy trình nuôi động vật hoang dã đúng pháp luật và đầy đủ thủ tục

Nghe nghệ nhân Dũng Coca chỉ cách khai thác duối tự nhiên về làm cảnh
