Đấu gà - Thú chơi dân gian có lịch sử hàng nghìn năm
![]() |
Đấu gà là một phần văn hóa lâu đời ở nhiều quốc gia |
Đấu gà dấu ấn từ lịch sử nghìn năm
Các nghiên cứu khảo cổ và nhân học đã xác định rằng đấu gà có thể bắt nguồn từ vùng Nam Á và Đông Nam Á, nơi gà trống rừng đỏ (Gallus gallus) được con người thuần hóa đầu tiên. Theo tác phẩm của Darwin (1868), gà nhà hiện nay có nguồn gốc từ gà rừng Đông Nam Á, trong đó Việt Nam, Thái Lan và Ấn Độ là những khu vực có lịch sử nuôi gà lâu đời.
Từ thời Cổ đại, người ta coi gà trống như tượng trưng cho tinh thần dũng cảm và cảnh giác, ca ngợi sức mạnh và vẻ đẹp của gà trống trên đồng tiền và đồ gốm. Thế kỷ V trước Công nguyên, tướng Hy Lạp Athene Thenustoele đã dùng gà chọi kích động tướng sĩ chiến đấu chống vua Ba Tư. Thế kỷ I sau Công nguyên, Đại đế Cesar đưa trò đá gà từ Ai Cập về Roma và ông được xem là công dân Roma đầu tiên chơi trò này.
Ở Roma, chọi gà để cá cược. Sau đó, đá gà được du nhập vào Anh rồi bị cấm. Nhưng sau đó hai thế kỷ, trò chọi gà lại trở thành nơi gặp gỡ của giới thượng lưu Anh và nó tràn ngập khắp thành phố London. Ngay cả Vua Henri VII vào năm 1519 cũng đã dựng sân khấu gà chọi đối diện với cung vua ở White Hall tại London.
![]() |
Khung cảnh đá gà ở Pháp vào năm 1808. Ảnh: Nguồn internet |
Tiếp đó, đá gà lan khắp cả Tây Âu, tới Pháp, Tây Ban Nha, Hà Lan, Bỉ… Hiện ở Bảo tàng d’Orsay (Pháp) có treo bức tranh “Đá gà” của họa sĩ Jean Le1on Gerome và trưng tượng “Con gà đá chiến thắng”.
Các đời tổng thống Mỹ như: George Washington, Thomas Jefferson, Andrew Jackson và Abraham Lincoln đều mê trò đá gà. Có lời kể rằng trò đá gà từng được đề xuất là biểu tượng của Mỹ, nhưng sau đó đành thua hình tượng đại bàng một phiếu.
Tại đảo Guadeloupe ở Trung Mỹ, mùa đá gà rộ lên vào tháng cuối năm, nhưng đỉnh cao là ngày Tết và hội hè.
Trước lúc cho các đấu thủ vào cuộc tỷ thí, chủ nhân phải đưa các chú gà đi khám kỹ lưỡng. Đầu tiên là cân gà để xếp loại. Kế đến, mọi đấu thủ gà đều bị khám kỹ từ đầu đến chân, xem có tẩm độc dược hay không. Ở đảo này có nhiều bí thuật gia truyền giúp gà mình dễ dàng hạ sát đối thủ lợi hại. Giai đoạn ba, các đấu thủ được ban giám khảo tẩy trùng toàn thân trước khi vào tranh tài.
Dân đảo Guadeloupe từ lâu vẫn khoái giống gà ô. Chú gà ô nào thắng ở vòng loại thì kể như nắm chắc vòng chung kết. Chưa bao giờ người ta thấy vòng nguyệt quế rơi vào những chú gà nòi khác ngoài giống gà đen tuyền từ đầu đến chân. Nguyên do vì sao, mãi cho đến tận bây giờ vẫn chưa có ai trả lời được cả.
Ở Trung Quốc, theo "Sử ký" của Tư Mã Thiên, chọi gà xuất hiện từ thời Xuân Thu Chiến Quốc và từng bị coi là hành vi sa đọa trong thời kỳ Nho giáo chính thống, song vẫn duy trì phổ biến trong dân gian.
Sự lan tỏa của đấu gà sang các nước Đông Nam Á như Thái Lan, Campuchia, Philippines và Việt Nam diễn ra qua quá trình giao thoa văn hóa và giao thương khu vực. Các hình thức đấu gà ở những nước này đã phát triển đa dạng và mang màu sắc địa phương rõ rệt.
Từ cuối thế kỷ 20 đến nay, chọi gà bắt đầu đối diện với các vấn đề pháp lý và đạo đức, đặc biệt tại các quốc gia phương Tây, nơi mà quyền lợi động vật được coi trọng. Nhiều nước như Mỹ, Anh, Úc đã ban hành luật cấm hoàn toàn chọi gà dưới mọi hình thức.
Đấu gà: Nét văn hóa của người Việt
Tại Việt Nam, chọi gà được ghi nhận từ thời kỳ Lý - Trần. Trong tác phẩm "Đại Việt sử ký toàn thư" có ghi lại việc vua Lý Thái Tổ và Lý Nhân Tông tổ chức chọi gà trong cung cấm để giải trí. Đến thời Lê – Nguyễn, chọi gà phổ biến rộng rãi trong cả tầng lớp quý tộc và thường dân. Hình ảnh gà trống không chỉ xuất hiện trong văn hóa dân gian mà còn hiện diện trong nghệ thuật tạo hình, thơ ca và tín ngưỡng.
Tương truyền trong dân gian, Nguyễn Lữ (em của vua Thái Đức Hoàng đế Nguyễn Nhạc và Quang Trung Hoàng đế Nguyễn Huệ nhà Tây Sơn) là một “sư kê” (danh xưng dành cho những người nuôi và huấn luyện gà chọi nhiều kinh nghiệm) sành sỏi bậc nhất. Ông có thú sưu tập gà, đặc biệt các giống gà được chọn đều rất nổi tiếng và được tuyển lọc kỹ lưỡng. Những giống gà đó theo một số sư kê ở Bình Định thì vẫn còn lưu truyền tới ngày nay. Có lẽ do ham mê chọi gà, lại sẵn tinh thần thượng võ mà với cách quan sát các thế đá của nhiều loại gà khác nhau, ông đã sáng tạo ra bài võ “Hùng kê quyền” nổi tiếng xưa nay, tức là dùng đòn thế hiểm của gà đá để lấy yếu thắng mạnh, lấy ít địch nhiều.
![]() | ||
Hình ảnh gà chọi xuất hiện không ít trên gốm hoa nâu thời Trần.
|
Đấu gà trở thành một phần của lễ hội truyền thống, đặc biệt là ở vùng đồng bằng Bắc Bộ và Trung Bộ. Trong các dịp như Tết Nguyên đán, lễ hội đình làng, hoặc hội xuân, người dân thường tổ chức các trận gà để giao lưu, vui chơi, hoặc mang tính bói toán dân gian (con gà nào thắng tượng trưng cho vận may của dòng họ hay làng xã trong năm đó).
Đấu gà không chỉ là trò tiêu khiển mà còn thể hiện bản sắc cá nhân, thể hiện vị thế xã hội của người nuôi. Việc sở hữu một con gà chọi giỏi được xem là biểu tượng của sự uy tín và hiểu biết.
Tùy theo vùng miền và đặc điểm giống gà, có thể chia đấu gà tại Việt Nam thành hai hình thức chính:
Gà đòn: Chủ yếu ở miền Bắc và miền Trung, sử dụng đòn thế tự nhiên, không gắn cựa. Trận đấu kéo dài, đòi hỏi thể lực và mưu lược, mang tính "thượng võ"
Gà cựa sắt: Thịnh hành ở miền Nam, gà được gắn thêm cựa dao nhỏ, trận đấu ngắn nhưng khốc liệt, thiên về tốc độ và sát thương.
Qua quá trình lai tạo và chọn giống, ở Việt Nam có một số giống gà nòi nổi tiếng được những người đá gà yêu chuộng. Miền Bắc có gà Thổ hà (Bắc Giang) Đồ Sơn (Hải Phòng), Nghi Tàm, Nghĩa Đô, Vân Hồ (Hà Nội) ngoài ra tại đa số các tỉnh như Bắc Ninh, Thái Nguyên, Phú thọ, Sơn La, Đô Lương - Nghệ An đều có các dòng gà nòi riêng.
Miền Trung có nhiều lò gà tên tuổi: Ninh Thuận có gà Phan Rang; Khánh Hoà có gà Vạn Giã, Gò Dúi; Quảng Ngãi có gà Sông Vệ, Sa Huỳnh, đặc biệt ở Bình Định nổi tiếng gà đòn, thế. Nếu đá gà liên tỉnh, các nơi gặp gà chọi Bình Định phải thận trọng. Bình Định có nhiều lò gà nổi danh: Hoài Nhơn có gà Hoài Châu, Kim Giao (Hoài Hải); Hoài Ân có gà Mộc Bài (Ân Phong); Phù Cát có gà Cát Chánh; Tuy Phước có gà Gò Bồi; Quy Nhơn có gà Phú Tài, đặc biệt Tây Sơn có gà Bắc Sông Kôn (dòng gà Nguyễn Lữ lưu truyền).
Miền Nam có gà Chợ Lách (Bến Tre), gà Cao Lãnh (Đồng Tháp), gà Châu Đốc (An Giang), gà Bà Điểm. Tuy nhiên ở miền Nam chủ yếu đá gà cựa.
Gà nòi Chợ Lách có những độc đáo riêng. Thời trước ở Chợ Lách đã có những trường gà chơi "chọi gà nghệ thuật". Với điều kiện tự nhiên, khí hậu thuận lợi và hết sức đặc thù nên nghề nuôi gà nòi đã xuất hiện nơi này từ khá lâu. Chợ Lách cũng là một trong những nơi giữ được nguồn gien của các giống gà nòi quý hiếm. Để tạo ra gà giống tốt thì vấn đề quan trọng là phải biết chọn gà mái chất lượng, đi kèm với gà trống tuyệt hảo để lai tạo. Gà mái phải có ngoại hình khỏe mạnh, hung hăng để di truyền tính mạnh mẽ sang đàn con, còn gà trống thì phải có thể chất tốt, gan lỳ, chịu đòn và tránh đòn nhanh lẹ.
Cách chọn gà đá lưu truyền
Gà đá quan trọng nhất là tông mái. Gà mái nòi, chủ không bao giờ bán mà chỉ tặng, biếu cho người rất thân để giữ giống, giữ tông chó giống cha, gà gống mẹ là vậy. Những con gà tài chịu đòn giỏi, sức bền, có nhiều thế độc là do gà mẹ di truyền. Gà nòi cha cũng quan trọng, gà cha cũng phải tài, ăn nhiều độ, chưa thua thì mới sinh ra được gà tài, gà hay. Thường một đám gà con khi tuyển chọn cũng chỉ được một vài con gà tài. Chọn gà tài trước tiên là xem hình dáng, tướng mạo, xét kỹ 5 bộ phận trên mình gà, gọi là ngũ thường, ngoài ra phải xem kỹ chân gà (xem giò xem cẳng). Ngũ thường gồm: Mỏ to thẳng, miệng rộng, đầu mồng dâu, mắt chữ điền; Cổ to, dài, thẳng; Lưng rộng, cánh dài; Đùi to, phần đùi dài hơn phần cán; Chân thanh, ngón thắt, vảy mỏng - khô.
![]() |
Hình ảnh "chiến kê" tía mơ chân trắng |
Về chọn màu lông, trong các loại màu ô, xám, tía, nhạn, cải, ó... thông thường có 3 màu lông phổ biến: ô, tía, xám. Gà màu ô phải là ô ướt hoặc ô toàn sắc; gà tía phải là tía mật ngã màu đen; gà xám phải là xám khô, dân gian mới có câu rằng: Nhứt điều ô, nhì xám khô, ba ô ướt. Nếu như chọn gà xám, không nên chọn gà chân trắng, vì gà xám chân trắng sức không bền, dễ thua, ngược lại gà tía chân trắng thì hay, bén đòn nên có những câu: Gà ô chân trắng mẹ mắng cũng mua/Gà trắng chân chì mua chi giống ấy.Nếu chọn được tía ngũ sắc (năm màu lông) chân trắng, thì khó có gà nào địch nổi, trừ thần kê. Chỉ giống gà ô mới có thần kê, vậy mới có câu: Gà ô chân trắng mỏ ngà/đá đâu thắng đấy gọi là thần kê. Tuy nhiên, có câu "dị kỳ tướng tất hữu kỳ tài", cũng có trường hợp gà có dị tật nhưng có tài. Ngoài ra con gà nào gáy 7 tiếng trở lên nhưng gáy giật từng tiếng, đó cũng là thần kê.
Chọn vảy gà hay, gà tài rất quan trọng. Đòn, thế đá của gà hay, gà tài thường thể hiện trên vảy ở hai chân. Có hằng trăm loại vảy tốt khác nhau, nhưng tiêu biểu là các loại vảy: tứ trụ, liên chu, liên giáp nội, đại giáp, tam tài, trường thành, huỳnh kiều, xuyên thành giáp, chân lông vảy loạn, án thiên đệ nhất, án địa (địa phủ), giao long (hai hàng trơn), lục đinh (3 cựa mỗi chân), nếu lục đinh co 2 cua rung rinh ga ay moi quy; đặc biệt gà có vảy "đệ nhất thần đao" (linh giáp tử) được gọi là linh kê...
Tuy nhiên chọn gà cho được một trong các loại vảy trên cũng rất khó. Có một số đặc điểm đặc biệt của gà tài mà chỉ có chủ mới biết: gà có vảy "yểm long", vảy này rất nhỏ nằm núp dưới một vảy của ngón chân nội hoặc ngoại, vảy này cũng được gọi "dặm đầu tằm" hoặc "lưỡi đầu rồng" nếu vảy núp dưới ngón ngọ (ngón giữa) gọi là vảy "núp đấu" gà có vảy "yểm long" là gà chiến, có nhiều đòn hiểm; gà có bớt lưỡi (bớt son tốt hơn bớt đen), cũng là gà quý. Gà lông voi cũng là gà tài: lông cứng, dẻo, xoắn như dây thép thường mọc 1 lông ở đuôi, hoặc 2 lông ở 2 cánh.
Trong dân gian truyền rằng gà ba giái, hoặc một giái cũng là gà tài. Chọn gà tài còn xem cả cách đi, dáng đứng: "Nhất thời hốt cát vãi ra/ Nhì thời lắc mặt, thứ ba né lồng". Hốt cát vãi ra là khi bước các ngón chân gà chụm lại quăng về phía trước. Lắc mặt: là khi đi hoặc đứng gà luôn luôn lắc mặt trừ khi ngủ, hoặc đang thi đấu. Gà né lồng: là gà khi úp giỏ thường bò sát đất né cái bóng của lồng úp.
Người sành chơi còn chọn gà khi ngủ: Gà ngủ trên cây thòng đầu xuống đất, hoặc ngủ dưới đất trải dài cổ, xoãi cánh là kiểu "ngủ đầu xà", hay "tử mỵ", gà này cũng thuộc loại hiếm quý, gan dạ, đại tài. Nhưng quan trọng nhất trong gà đá là đòn và thế. Ở miền Trung, cựa gà được bịt bằng băng keo, chủ yếu để gà dùng đòn, thế thi đấu, hạn chế đấu cựa. Những thế đòn tốt là: cột kèo hai bên đá sỏ ngang, hoặc đá bản lưng (mã kỵ); gà đi dưới thì luồn lách đâm lườn, xỏ vỉa hoặc đá mé hầu. Một số đòn thế khác như đá khấu, mé, cần ba, quăng chân không cũng là những đòn thế hiểm.
Gà chạy kiệu cũng là loại gà tài: khi xáp trận gà kiệu chỉ tranh đá đối phương một vài hiệp rồi bỏ đối phương chạy vòng theo di (mành), đối phương chạy theo thì quay lại đá tạt vào mặt khiến đối phương phải đui mắt hoặc gãy mỏ; song quý nhất trong giao đấu là loại gà biết sinh thế, bất kỳ các loại thế nào của đối phương cũng ứng tác để trừ và sinh thế khác đánh trả....
Đấu gà là một thú vui chơi cổ xưa, đã trở thành biểu tượng văn hóa đặc sắc tại nhiều quốc gia. Quá trình phát triển của nó phản ánh sự giao thoa giữa giải trí, tín ngưỡng, giáo dục và bản sắc dân tộc. Trong bối cảnh hiện đại, việc bảo tồn chọi gà như một giá trị văn hóa phi vật thể cần được nhìn nhận một cách toàn diện: vừa giữ gìn truyền thống, vừa phù hợp với những chuẩn mực đạo đức và pháp luật đương đại.
Xem thêm nội dung về Sinh vật cảnh qua các kênh của Tạp chí Việt Nam Hương Sắc
Tiktok: https://tiktok.com/@tapchivietnamhuongsac |
Tin mới
Tin bài khác

7 loài chim bé xíu nhưng "vạn người mê": Khi tiếng hót làm dịu lòng người

Nuôi chim đột biến, chàng trai có doanh thu 3 tỉ đồng/năm

Từ đôi mèo giá 31 triệu đồng đến "vương quốc mèo khổng lồ" tiền tỷ của cô gái Bình Dương
Đọc nhiều

Nước vo gạo được thêm thứ này, cây kiểng nào cũng phát triển mạnh

Vườn thẳng đứng bioponic: Khi sắc xanh nảy mầm giữa lòng phố thị

Phúc Yên, Vĩnh Phúc: Cần chú trọng gìn giữ lá phổi xanh trong hoạt động chỉnh trang đô thị

Biến cỏ dại và gỗ thải thành nhựa sinh học: Bước đột phá của Hàn Quốc trong cuộc chiến chống ô nhiễm nhựa

Robot cá: Giải pháp công nghệ mở ra kỷ nguyên nuôi thủy sản thông minh

Mai vàng Huế - Nét vàng di sản, bước tiến khoa học

Thiết kế không gian xanh trong nhà phố: Xu hướng sống gần gũi thiên nhiên

Chiết cành cây cảnh: Phương pháp nhân giống hiệu quả và tiềm năng kinh tế lớn

Không gian xanh – Yếu tố cốt lõi trong thiết kế bệnh viện hiện đại

Chất lượng không khí xuống cấp: Đã đến lúc Hà Nội đầu tư mạnh cho không gian xanh

The Matrix One - Hướng tới “sống chất, sống sang” tại giai đoạn 2 của dự án

Sun Mega City: Không gian sống xanh bừng nở giữa miền đất giao hòa 3 dòng sông phía Nam Hà Nội

Nuôi loài chim hoang dã ngay trong vườn nhà, nông dân thu tiền triệu mỗi tháng nhờ mô hình mới lạ

Bỏ việc lương cao về quê nuôi "cá quý tộc", 9X Quảng Nam thu tiền tỷ đều tay

Ngành phân bón Việt Nam năm 2025: Bước chuyển mạnh từ thị trường và chính sách thuế

Tưởng là rau phụ, ai ngờ xà lách lại thành "người hùng thầm lặng" giúp gan thải độc

Hải đường trắng: Loài cây từng "gây bão" đắt hơn vàng ròng, trồng vừa chơi vừa giúp chữa lành thiên nhiên

Chàng trai vùng Thất Sơn làm ra chén, dĩa dùng một lần từ giấy lục bình

Cây hạnh phúc nở hoa: Tín hiệu tốt lành hay chỉ là chuyện tình cờ?

Bắc Ninh sáp nhập với Bắc Giang: Hình thành “siêu tỉnh công nghiệp”, tỉnh mới vừa có bánh phu thê, lại thêm vải thiều Lục Ngạn trứ danh

Đấu gà - Thú chơi dân gian có lịch sử hàng nghìn năm

Huyền thoại xanh ở Kon Tum: Hàng me tây cổ thụ ôm trọn đoạn đường, đẹp như tranh vẽ

Lưỡi hổ ra hoa - Tín hiệu phong thủy tích cực cho gia chủ

Khám phá 4 loài chim cảnh khiến người Trung Hoa mê đắm qua bao thế kỷ

Người phụ nữ Việt và những mùa mộc lan nở rộ ở châu Âu

Trồng cây bản địa: Xu hướng làm đẹp không gian sống và gọi chim về tổ gây sốt toàn cầu

Người đàn ông 56 tuổi sống một mình trong rừng 27 năm cùng đàn chim

'Cuộc chiến' hiếm hoi giữa cá sấu Mỹ và cá sấu châu Mỹ tại Florida

Loài cò nhạn quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng bất ngờ xuất hiện tại Phong Nha - Kẻ Bàng

Bốn đại hương thơm trong vườn nhà: Trồng một cây, thơm cả bốn mùa

Đấu gà - Thú chơi dân gian có lịch sử hàng nghìn năm

7 loài chim bé xíu nhưng "vạn người mê": Khi tiếng hót làm dịu lòng người

Mỗi hạt giá trăm nghìn, sâm Ngọc Linh vào mùa đếm hạt tính tiền

Loài cò nhạn quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng bất ngờ xuất hiện tại Phong Nha - Kẻ Bàng

Eurowindow Sport Garden – Đô thị xanh giữa lòng thành phố Vinh

PGS.TS. Đặng Văn Đông: “Đưa sen Mặt Bằng vào môi trường không gian là bước đột phá khoa học”

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy: Kỹ sư của những đổi thay lớn

Nuôi loài chim hoang dã ngay trong vườn nhà, nông dân thu tiền triệu mỗi tháng nhờ mô hình mới lạ

Đến Hoàng thành Thăng Long thưởng thức hàng chục thương hiệu phở vang danh

Hòa “Taxi” - Nghệ nhân cây cảnh nghệ thuật tiêu biểu tại huyện Văn Giang, Hưng Yên

Ngắm ngôi nhà cổ bằng gỗ mít triệu đô không bán của lão nông xứ Quảng

Gặp người yêu nghề sinh vật cảnh, gìn giữ bảo tồn dòng Sanh Đá ở Văn Giang - Hưng Yên

Làng lụa Vạn Phúc: Dệt bình yên bằng ký ức và sắc màu

Chỉ với con dao 30 nghìn đồng, chàng trai bền bỉ suốt 8 năm tỉa hoa quả thành nhiều tác phẩm nghệ thuật

Bỏ phố về quê: Cặp vợ chồng trẻ biến đất cằn thành cơ nghiệp đáng giá, thu nhập trăm triệu/tháng

Nghệ nhân "biến" dừa khô thành tác phẩm nghệ thuật

Thạch thảo kép: Loài hoa "độc bản" của người phụ nữ Hải Phòng và hành trình tìm bình yên cho tâm hồn

Nghệ nhân Nguyễn Phước Lộc: Người giữ hồn bonsai Việt

Ngắm ngôi nhà cổ bằng gỗ mít triệu đô không bán của lão nông xứ Quảng

Cây dành dành: Vị thuốc trong chậu cảnh ai cũng nên biết

13 loài lan rừng quý hiếm Việt Nam đang "kêu cứu" trong Sách Đỏ

Độc đáo cây đa 1.000 năm tuổi hình con nai trên bán đảo Sơn Trà
