Tạp chí điện tử Việt Nam Hương sắc

Thursday, November 21, 2024 10:07:17 PM

Những loại hoa đẹp nhưng chứa nhiều độc tố

17/08/2022

Mục lục

1. Cây trúc đào

Hoa trúc đào hình dáng đẹp, màu sắc rực rỡ nên loài cây này thường được trồng để làm cảnh ở công viên.

Tuy nhiên, tất cả các bộ phận của cây này gồm lá, hoa, quả, hạt, thân cây đều có oleandrin và neriin, hai chất độc cực nguy hiểm đối với hệ tim mạch.

Nếu ăn phải từ 10 đến 20 lá trúc đào, người lớn có thể bị nguy hiểm đến tính mạng. Còn đối với trẻ nhỏ, chỉ cần 1 lá trúc đào cũng có thể gây tử vong. Triệu chứng xuất hiện sau khi ăn phải lá trúc đào 10-15 phút là buồn nôn ói dữ dội, nhức đầu, mệt lả, lơ mơ, tiêu chảy liên tục, loạn nhịp tim nghiêm trọng.

Hoa trúc đào
Hoa trúc đào

2.Hoa ngoắt nghẻo

Tên khoa học là Gloriosa superba, hoa to sặc sỡ với 6 cánh đỏ tươi trông rất đẹp mắt. Tuy nhiên, tất cả các thành phần của cây ngoắt nghẻo đều có độc có thể gây nguy hiểm tính mạng cho con người.

Củ và hạt cây có chất kịch độc Colchicine và một số alkaloid khác, có khả năng gây tê lưỡi, làm cho cơ thể mất cảm giác, nặng thì hôn mê, thậm chí là tử vong nếu ăn phải.

Hoa ngoắt nghẻo
Hoa ngoắt nghẻo

3. Hoa rum

Hoa rum là cây trang trí  được trồng  nhiều trong nhà, phổ biến có màu trắng tinh khiết, ngoài ra còn có một số màu khác như vàng, hồng, đỏ. Tuy là loài hoa làm cảnh và trưng bày trong nhà nhưng loài cây hoa này có chứa chất độc nguy hiểm. Trong lá và củ của hoa rum chứa nhiều chất độc đường ruột là calcium oxalate. Nếu ăn phải có thể bị ngộ độc, triệu chứng thường thấy là ói mửa, bỏng miệng, tê lưỡi, sưng bề mặt niêm mạc.

Hoa rum
Hoa Rum

4. Hoa thụy hương

Thụy hương là loài cây được du nhập vào Việt Nam và được trồng nhiều trong khuôn viên các căn biệt thự.

Tuy nhiên, cây thụy hương có chứa mezerein, một chất có độc tính rất cao. Nếu con người vô tình ăn phải lá hay quả cây thụy hương, sẽ bị buồn nôn, ói mửa dữ dội, xuất huyết trong, hôn mê thậm chí là tử vong.

Hoa thụy hương
Hoa thụy hương 

5. Hoa tử đằng

Hoa tử đằng còn được gọi là hoa đậu tía, chúng có màu tím rất đẹp nên thường được trồng làm cảnh phổ biến ở nhiều nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản… Không chỉ đẹp, hoa tử đằng còn có mùi thơm rất quyến rũ. Nhưng hạt hoa tử đằng rất độc, có thể gây nôn ói, chuột rút và tiêu chảy nếu ăn phải.

Hoa tử đằng
Hoa tử đằng

6. Hoa cẩm tú cầu

Cây cẩm tú cầu với những đóa hoa hình cầu màu hồng, trắng, xanh rất đẹp thường được trồng ở nhiều nơi để làm cảnh. Tuy nhiên toàn bộ các bộ phận của cây tú cầu đều có chứa độc tố. Lá và củ của cây có chứa chất hydragin-cyanogenic glycoside, nếu con người ăn phải sẽ bị tiêu chảy, ói mửa, thở gấp, nghiêm trọng hơn có thể dẫn tới hôn mê, co giật, và rối loạn tuần hoàn máu.

Hoa Cẩm tú cầu
Hoa Cẩm tú cầu

7. Hoa dạ hương

Hoa dạ hương nở vào ban đêm và có mùi hương quyền rũ nhưng ít người biết rằng loài hoa này có chất độc ảnh hưởng tới sức khỏe con người.

Nếu những người bị cao huyết áp và người bị bệnh tim ngửi mùi hoa dạ hương quá nhiều và trong thời gian dài sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, chất kiềm độc trong hoa này có thể khiến cho tóc bị rụng nhanh nếu tiếp xúc quá lâu.

Hoa dạ hương
Hoa dạ hương 

8. Cây thường xuân

Chúng ta thường thấy trong các vườn hoặc trên sân thượng có những chậu hoa màu tím hồng gọi là hoa thường xuân, cũng thuộc họ trúc đào, rễ và lá của nó chứa chất kiềm sinh vật indo. Chất kiềm này có thể ức chế sự tạo máu trong cơ thể người, đặc biệt là khả năng làm ức chế tủy xương rất cao, làm giảm bạch cầu nếu ăn phải loại cây này.

Hoa thường xuân
Hoa thường xuân 

9.  Hoa loa kèn Đà Lạt

Loài hoa này còn được gọi với cái tên kèn của thiên thần hoặc hơi thở của quỷ, có xuất xứ từ Colombia. Loài cây này có những bông hoa với màu sắc rực rỡ trắng, vàng hoặc đỏ… tuy rất đẹp nhưng chúng lại chứa độc tố rất khủng khiếp trên tất cả các bộ phận.

Nếu ngửi hoa, nạn nhân sẽ bị rơi vào tình trạng vô thức, nói linh tinh, không kiểm soát được hành vi. Chất chiết xuất từ loài hoa này được sử dụng để làm ra loại thuốc gây ảo giác. Loài hoa này được trồng nhiều tại Đà Lạt nên còn được gọi là hoa loa kèn Đà Lạt.

Hoa loa kèn Đà Lạt
Hoa loa kèn Đà Lạt

10. Hoa chùm pháo

Loài cây này còn được gọi là mao địa hoàng hay hoa chuông tím, có những chùm hoa chĩa thẳng lên trời như một ngọn tháp.

Loài hoa này được dùng làm nguyên liệu để bào chế thuốc chữa bệnh tim và một số bệnh thường gặp khác như thiếu máu và táo bón. Tuy nhiên nếu ăn tươi có thể gây rối loạn nhịp tim và đau bụng dữ dội, quá liều có thể gây tử vong.

Hoa Chùm pháo
Hoa chùm pháo

Nguồn: Sưu tầm

0 Bình luận

Tin tức khác

Thông báo
Đóng