Khu vườn truyền thống đẹp như trong cổ tích ở Nhật Bản
Ở Nhật Bản, làm vườn không chỉ là một sở thích mà còn là một loại hình nghệ thuật có ý nghĩa tâm linh. Trong khi các khu vườn trên khắp xứ sở hoa Anh Đào nhận được nhiều sự yêu thích trên mạng xã hội thì nhiều người Nhật lại mê mẩn khu vườn tại Bảo tàng Nghệ thuật Adachi ở quận Shimane, cách Osaka ba giờ đi tàu. Tạp chí Sukiya Living có trụ sở tại Mỹ đã trao tặng Bảo tàng Nghệ thuật Adachi danh hiệu cao quý nhất khu vườn truyền thống đẹp nhất trong hơn 20 năm hoạt động.
Khung cảnh như cổ tích của bảo tàng Adachi. Ảnh: Gaijin
Nhiều du khách phương Tây đến Nhật Bản tỏ ra bối rối khi đến thăm một khu vườn Nhật Bản mà không thấy một bông hoa nào. Các khu vườn Nhật Bản chú trọng vào các loại cây khác nhau, như rêu hoặc cây lá kim, hoặc có thể chỉ bao gồm những tảng đá trên nền cát được cắt tỉa cẩn thận.
Sophie Walker, tác giả cuốn sách “Khu vườn Nhật Bản”, giải thích rằng những khu vườn ở Nhật Bản chú trọng tới nghệ thuật sắp đặt, khác với thẩm mỹ phương Tây. Vì vậy, cảnh quan của vườn Nhật đến từ cảm xúc của người xem.
Nhiều du khách thích dành toàn bộ chuyến thăm của họ tại Adachi để nhìn ra ngoài cửa sổ.Ảnh: Japan Starts Here
Ở đây, những khu vườn khác nhau gồm vườn thông, vườn đá và vườn rêu, cùng những khu vườn khác được thiết kế để ngắm nhìn nhưng không được đi qua. Chúng được tạo dựng giống như những bức tranh, được làm từ cây cối chứ không phải từ dầu và phấn màu.
Bảo tàng Nghệ thuật Adachi được thiết kế để “đóng khung” khu vườn, với các cửa sổ kính lớn được thiết kế đặc biệt để làm nổi bật những đặc điểm đáng chú ý nhất của khu vườn.
Tuy nhiên, Takodori Adachi, cháu trai của người sáng lập Zenko Adachi và giám đốc hiện tại của bảo tàng, giải thích, lý do khiến khu vườn trở nên đặc biệt không chỉ vì những gì có trong đó mà còn vì những gì xung quanh chúng.
Ông nói: “Có những khu vườn Nhật Bản ở Kyoto, đền thờ và những nơi khác, nhưng chúng rất nhỏ và gọn. Ngay khi bước vào Bảo tàng Nghệ thuật Adachi, bạn sẽ có cảm giác được hòa vào ngọn núi phía sau mình".
“Những khu vườn Nhật Bản của bảo tàng được tạo ra chính xác nhờ địa thế nơi này, vì vậy, sức hấp dẫn của Bảo tàng Nghệ thuật Adachi không thể truyền tải ở bất kỳ nơi nào khác.”
Một cách khác để trải nghiệm phong cảnh là ghé qua một trong những phòng trà của bảo tàng. Tại đây, du khách có thể thưởng thức matcha và đồ ngọt trong khi ngắm nhìn khung cảnh với cửa sổ được thiết kế để có những góc nhìn đẹp nhất có thể.
Một góc cửa sổ nên thơ tại Bảo tàng Nghệ thuật Adachi. Ảnh: Luxury travel
Những chuyến tàu cao tốc Shinkansen của Nhật Bản không hiện diện ở đây đây. Thay vào đó, du khách có thể di chuyển bằng tàu tốc hành bắt đầu từ Osaka hoặc Tokyo đến tận Okama, sau đó chuyển sang tàu địa phương chậm hơn, di chuyển về phía Bắc qua đảo Honshu cho đến khi đến Matsue, thủ phủ của Shimane. Shimane và vùng lân cận Tottori là hai quận có dân số ít nhất ở Nhật Bản.
Để đến Adachi, du khách nên bắt chuyến tàu nội địa từ Matsue đến thị trấn nhỏ hơn Yasugi. Tại ga xe lửa Yasugi có xe đưa đón miễn phí đưa đón mọi người tới Bảo tàng Nghệ thuật Adachi.
Nhiều cửa hàng quà tặng của Bảo tàng Nghệ thuật Adachi cũng đáng để bạn dành thời gian ghé thăm. Thay vì chỉ bán bưu thiếp và các mặt hàng khác được in những tác phẩm nổi tiếng từ bảo tàng, các cửa hàng nằm trong các tòa nhà biệt lập giữa trạm xe buýt và lối vào bảo tàng đều nêu bật các đặc sản của Shimane, chủ yếu là thức ăn và đồ uống.
Một số món nổi bật bao gồm dòng bia thủ công được đặt theo tên của Lafcadio Hearn, nhà văn gốc Hy Lạp, người đã dành phần lớn cuộc đời mình sống ở Matsue, kem mềm có hương vị lê dại mọc trong vùng và genji maki, loại bánh kếp nhỏ có màu đỏ nhân đậu bên trong được cuộn thành hình tam giác.
Và cũng giống như mọi thứ khác ở Adachi, ngay cả những mặt hàng trong cửa hàng cũng được lên kế hoạch tỉ mỉ đến từng chiếc bánh quy nhỏ nhất. Giám đốc Bảo tàng Nghệ thuật Adachi giải thích: “Nếu bảo tàng trở nên nổi tiếng, nó cũng sẽ quảng bá cho khu vực địa phương".
Nhật Linh - Theo CNN Travel
Tin mới


1,3 tỷ lượt xem: Vải thiều thành siêu sao mạng xã hội Trung Quốc, đưa nông nghiệp - văn hóa - du lịch cùng bứt phá

Trung Quốc: Nông dân sập bẫy "AI biến hình" lừa đảo hàng tỷ đồng
Tin bài khác

Cá cảnh “lên sóng”, tiền đổ về bể: Trung Quốc biến thú chơi tĩnh lặng thành ngành sinh lời tỷ đô từ livestream

Nhựa tan trong nước biển: Hướng đi tiềm năng cho đại dương sạch

AgroChemEx Vietnam 2025: Không gian kết nối doanh nghiệp nông dược, mở rộng thị trường toàn cầu
Đọc nhiều

Nhà vườn Phạm Huế: Đam mê cây xanh và triết lý “chung một cội nguồn”

Nhà vườn An Hiên: "Tinh hoa đệ nhất nhà vườn" xứ Huế

Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Người xưa dạy: Chọn cây hợp mệnh để giữ khí nhà, vượng tài, an thân

Người xưa dặn con cháu nên trồng 3 loại cây này ở hướng Thanh Long

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Từ chiếc lá tưởng như bỏ đi, nữ nhân viên văn phòng khởi nghiệp với nước rửa chén sinh học

Giữ hồn đá cổ, tôn vinh bonsai nghệ thuật tại khu vườn của nghệ nhân Hưng Yên

"Đất lành chim đậu" và 4 loài vật mang lại may mắn khi xuất hiện tình cờ trong nhà

Ba nông dân đổi đời "trồng ra bạc tỷ" khi chuyển đổi cây trồng

Cập nhật quy định kiểm dịch: Thông tư số 28/2025/TT-BNNMT có hiệu lực từ ngày 1/7/2025

Sửa đổi quy trình đánh giá sản phẩm OCOP theo Quyết định 1489/QĐ-TTg mới nhất

Thay đổi đơn vị hành chính: Doanh nghiệp cần cập nhật để không bị gián đoạn hoạt động

Vì sao nhiều người trồng cây cảnh được một thời gian là cây héo chết?

Hướng dẫn cập nhật địa chỉ người nộp thuế theo địa giới hành chính mới

Văn Phú – Đèo Cả đề xuất Đại lộ cảnh quan ven sông Hồng

Lạng Sơn siết chặt quản lý vật tư nông nghiệp, đảm bảo vụ mùa thắng lợi

Cây cũng biết hù dọa: 16 loài thực vật kỳ quái nhất thế giới

Báo quốc tế: Cá cơm ít dần, nước mắm truyền thống Việt Nam đối mặt tương lai bất định

Tìm lời giải cho bài toán khai thác đất bãi ven sông Hồng

Bắp cải tí hon: Giống rau "ngoại" đắt đỏ luôn bán chạy tại siêu thị Việt

Loại quả khổng lồ này đang là điểm nhấn thú vị của du lịch sáng tạo tại Đà Lạt

Chanh ngón tay: loại chanh đắt nhất thế giới, giới nhà giàu Việt vẫn tranh nhau đặt mua

Công ty Môi Trường Xanh trúng hàng loạt gói thầu chăm sóc cây xanh tại nhiều địa phương

Sầu riêng vươn đất đồi, hai nông dân đổi đời

Nghề làm bánh đa nem Thổ Hà được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Những loại cây trồng quanh nhà “gắn liền phúc khí”, dân gian cho rằng không nên chặt bỏ

Thiên đường sen và thung lũng hoa giữa lòng Thủ đô

Không gian xanh đô thị: Cây - hoa cảnh có thể làm nên một thành phố đẹp đến mức nào?

Lá phổi sinh thái mang tên Công viên Thực vật cảnh Việt Nam

Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Hướng dẫn quy trình nuôi động vật hoang dã đúng pháp luật và đầy đủ thủ tục

Nghe nghệ nhân Dũng Coca chỉ cách khai thác duối tự nhiên về làm cảnh
