Làm nông online: Trào lưu sống xanh hút cư dân thành thị Trung Quốc
Người dân thành thị ở Trung Quốc chi hàng nghìn nhân dân tệ mỗi năm để sở hữu từ xa một mảnh vườn nhỏ nơi ngoại ô, được chọn giống rau trồng, đặt tên vườn, thậm chí theo dõi cây lớn qua điện thoại. Họ không trực tiếp làm nông nhưng mỗi tuần vẫn nhận rau tươi gửi về nhà.
“Góc vườn ảo” giữa lòng đô thị: Trải nghiệm làm nông không cần cuốc đất
Với chi phí 1.680 nhân dân tệ mỗi năm (khoảng 5,7 triệu đồng), cư dân thành phố có thể sở hữu một mảnh vườn 30 m² tại Trang trại Bán đảo Kim Ngân Hồ, quận Đông Tây Hồ, thành phố Vũ Hán, Trung Quốc. Dự án “Nhận nuôi một mẫu ruộng” cho phép người dùng đặt tên mảnh đất, chọn rau trồng và tham gia chăm sóc trực tiếp hoặc ủy quyền cho quản gia nông trại chăm sóc thay.
“Tôi muốn nhận nuôi một khu đất. Nếu bận không tới được, liệu có ai chăm giúp không?”, ông Vương Vi Sơn - một cư dân sống gần hồ Kim Ngân, hỏi khi tới trang trại tìm hiểu. Ở tuổi nghỉ hưu, ông cho biết từng mơ về một mảnh vườn gần nhà, nơi ông có thể trồng rau chia cho con cháu.
“Ngay trong thành phố cũng có thể làm nông dân, nghĩ thôi đã thấy thích rồi”, ông cười nói.
Sau khi dự án ra mắt, hơn nửa số lô đất đã được đăng ký. Nhiều gia đình rủ nhau “đặt cọc giữ chỗ” vì sợ hết suất. Các gói dịch vụ được thiết kế phù hợp với dân văn phòng, người bận rộn, bao gồm chăm sóc trọn gói từ làm đất, gieo hạt, tưới tiêu, bón phân đến thu hoạch.
Đối với người chưa từng làm vườn, trang trại cung cấp đầy đủ dụng cụ miễn phí (cuốc, xẻng, xô tưới...), hướng dẫn trồng trọt và camera giám sát 24/7. Trong mùa thu hoạch, khách hàng có thể đến tự tay hái rau hữu cơ hoặc nhận rau qua hộp quà được đóng gói kèm ảnh chụp thành quả.
“Chỉ bằng tiền hai ly cà phê mỗi tuần, tôi có rau sạch cả năm, con tôi còn được trải nghiệm trồng trọt - quá hời”, một bà mẹ trẻ vừa ký hợp đồng vừa chia sẻ.
![]() |
Việc phân lô nhận vườn và dịch vụ trồng rau hộ giúp người dân trở thành “chủ nông trại” mà không cần cuốc đất. Ảnh: Cổng TTĐT quận Đông Tây Hồ, thành phố Vũ Hán, Trung Quốc. |
Mỗi khách hàng còn được tham gia 3 hoạt động nông trại cho gia đình miễn phí trong năm. Dự kiến sắp tới, trang trại sẽ triển khai thêm mô hình “nuôi gà chia sẻ”, mở rộng trải nghiệm “sống xanh” ngay trong đô thị.
Không chỉ dừng lại ở rau xanh, khu trang trại rộng 7 ha còn tích hợp cắm trại sinh thái, nhà hàng sân vườn, khu chơi trẻ em và homestay ven hồ. Cư dân có thể dựng lều nghỉ ngơi, dạo quanh hồ Kim Ngân dưới tán rừng thủy sam, hoặc đưa trẻ đến các công viên.
“Ở đây, lều trại mọc lên như nấm sau mưa, đánh thức ký ức đồng quê trong lòng cư dân đô thị”, một quản lý trang trại chia sẻ.
Theo giới chuyên gia, mô hình “ký gửi vườn” phát triển mạnh trong bối cảnh người dân Trung Quốc ngày càng quan tâm đến thực phẩm sạch, lối sống xanh và trải nghiệm cá nhân hóa. Việc có thể “làm nông từ xa” không chỉ giúp cư dân thành thị giải tỏa căng thẳng, mà còn tạo kết nối trở lại với thiên nhiên - điều hiếm thấy trong đời sống đô thị hiện đại.
![]() |
Khu trang trại rộng 7 ha ở Vũ Hán tích hợp nhiều dịch vụ như cắm trại thư giãn cuối tuần. Ảnh: Cổng TTĐT quận Đông Tây Hồ, thành phố Vũ Hán, Trung Quốc. |
Ba mô hình phổ biến
Theo thống kê từ People’s Daily, mô hình “ký gửi vườn” hiện phát triển theo ba hình thức:
Tự tay chăm vườn: Người thuê tự làm tất cả các khâu từ gieo trồng đến thu hoạch. Nông trại chỉ cung cấp đất, nước, dụng cụ.
Canh tác phối hợp: Người thuê chọn giống, tham gia chăm vườn vào thời gian rảnh, nông trại hỗ trợ các công việc còn lại.
Ký gửi trọn gói: Mô hình phổ biến nhất - khách chỉ chọn giống và nhận rau theo lịch. Các đơn vị vận hành chịu trách nhiệm toàn bộ từ canh tác đến vận chuyển.
Giá thuê dao động từ 500 - 3.000 nhân dân tệ/năm (khoảng 1,7 - 10 triệu đồng), tùy diện tích và gói dịch vụ. Một số mô hình còn tích hợp công nghệ cao như camera giám sát 24/7, cảm biến độ ẩm, tưới nước thông minh kết nối qua app điện thoại, cho phép khách theo dõi cây từ xa.
Cơ hội kinh doanh mới cho nhà nông
Tại tỉnh Sơn Đông, anh Lưu Vĩ - chủ một nông trại ở ngoại ô Tế Nam đã chuyển 1/3 diện tích đất trồng rau sang mô hình ký gửi. “Hơn 100 mảnh vườn đều đã có chủ trong chưa đầy một tháng. Mỗi năm, tôi thu gần 200.000 nhân dân tệ (khoảng 660 triệu đồng) chỉ từ phí thuê”, anh nói.
Thay vì bán rau theo cân, anh bán trải nghiệm. Khách hàng được chăm vườn, tổ chức picnic, thậm chí là lễ hội hái rau cuối vụ. “Giá trị không nằm ở nông sản, mà nằm ở kết nối con người với thiên nhiên”, anh Lưu chia sẻ trên Shandong Haibao News.
Một số khu vực như quận Thông Châu (Bắc Kinh) còn tích hợp mô hình này với khoa học nông thôn, hợp tác với đại học nông nghiệp để cung cấp hướng dẫn kỹ thuật, chọn giống, và quy trình hữu cơ đạt chuẩn.
Vì sao mô hình “vườn ký gửi” lại hút khách?
Giới chuyên gia nhận định, sự bùng nổ của mô hình “vườn ký gửi” không chỉ là trào lưu nhất thời, mà bắt nguồn từ ba yếu tố gắn liền với thay đổi hành vi tiêu dùng và tâm lý xã hội của cư dân đô thị Trung Quốc hiện nay.
Thứ nhất, nhu cầu thực phẩm sạch ngày càng cao. Sau nhiều vụ bê bối liên quan đến thuốc trừ sâu, rau giả và thực phẩm nhiễm độc trong những năm gần đây, người tiêu dùng Trung Quốc ngày càng nhạy cảm với nguồn gốc thực phẩm, đặc biệt là rau xanh. Việc “trồng rau từ xa” dù không trực tiếp trồng nhưng mang lại cảm giác an toàn và tin cậy hơn so với mua rau ngoài chợ. Theo People’s Daily, hình thức nhận rau tận nơi từ chính mảnh đất mang tên mình đã giúp khách hàng cảm thấy an tâm tuyệt đối về chất lượng.
![]() |
"Làm nông từ xa” không chỉ giúp cư dân thành thị giải tỏa căng thẳng, mà còn tạo kết nối trở lại với thiên nhiên. Ảnh: Shandong Haibao News. |
Thứ hai, nhu cầu sống chậm và gần thiên nhiên. Trong bối cảnh không gian sống tại các đô thị ngày càng thu hẹp, áp lực công việc và sự lệ thuộc vào môi trường bê tông khiến nhiều người cảm thấy ngột ngạt. Mô hình trồng rau hộ trở thành lối thoát tinh thần, nơi mỗi người có thể kết nối lại với thiên nhiên dù chỉ qua một app livestream theo dõi vườn từ xa.
“Chúng tôi nhận được rất nhiều đăng ký từ các gia đình có trẻ nhỏ, người cao tuổi và dân văn phòng - những người không có thời gian về quê nhưng vẫn mong được sở hữu một góc xanh cho riêng mình”, đại diện nông trại Bán đảo Kim Ngân Hồ ở Vũ Hán chia sẻ.
Thứ ba, mô hình này đánh trúng tâm lý cá nhân hóa và xu hướng công nghệ hóa. Việc được tự đặt tên vườn, chọn loại rau trồng, xem quá trình phát triển cây qua điện thoại, nhận báo cáo hình ảnh hằng tuần khiến khách hàng cảm thấy đây không chỉ là một dịch vụ mà là một phần “tài sản tinh thần” của họ. Một số nông trại còn tích hợp hệ thống cảm biến thông minh, camera giám sát 24/7, cho phép khách “chăm vườn trên mây” từ bất cứ đâu.
“Tôi sống ở tầng 20 của khu đô thị, vậy mà tôi có một mảnh đất của riêng mình ở vùng ngoại ô. Dù chưa một lần cuốc đất, tôi vẫn ăn rau do chính mình đặt hàng, theo dõi từng chiếc lá lớn lên”, chị Lý Hà - nhân viên văn phòng tại Vũ Hán chia sẻ.
Tin mới
Tin bài khác

Ngôi nhà cổ bằng gỗ quý trị giá 3.000 tỷ đồng: Trăm năm không mục, vẫn tỏa hương như mới

Trung Quốc: Không cần ra đồng vẫn sở hữu một thửa ruộng với mô hình "trồng cây trên mây"

Cây cũng biết hù dọa: 16 loài thực vật kỳ quái nhất thế giới
Đọc nhiều

Cốm làng Vòng: Từ món quà quê dân dã trở thành nghề chính của cả một làng ở Hà Nội

Nhà vườn Phạm Huế: Đam mê cây xanh và triết lý “chung một cội nguồn”

Nhà vườn An Hiên: "Tinh hoa đệ nhất nhà vườn" xứ Huế

Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Người xưa dạy: Chọn cây hợp mệnh để giữ khí nhà, vượng tài, an thân

Người xưa dặn con cháu nên trồng 3 loại cây này ở hướng Thanh Long

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Từ chiếc lá tưởng như bỏ đi, nữ nhân viên văn phòng khởi nghiệp với nước rửa chén sinh học

Giữ hồn đá cổ, tôn vinh bonsai nghệ thuật tại khu vườn của nghệ nhân Hưng Yên

"Đất lành chim đậu" và 4 loài vật mang lại may mắn khi xuất hiện tình cờ trong nhà

Hà Nội cho phép xây dựng công trình tạm phục vụ sản xuất, du lịch trên đất nông nghiệp bãi sông

Cập nhật quy định kiểm dịch: Thông tư số 28/2025/TT-BNNMT có hiệu lực từ ngày 1/7/2025

Sửa đổi quy trình đánh giá sản phẩm OCOP theo Quyết định 1489/QĐ-TTg mới nhất

Thay đổi đơn vị hành chính: Doanh nghiệp cần cập nhật để không bị gián đoạn hoạt động

Vì sao nhiều người trồng cây cảnh được một thời gian là cây héo chết?

Hướng dẫn cập nhật địa chỉ người nộp thuế theo địa giới hành chính mới

Hội Sinh vật cảnh tỉnh Thái Bình: Dấu ấn 32 năm xây dựng, phát triển và định hướng mới sau sáp nhập

Đại hội thành lập Câu lạc bộ Sinh vật cảnh Thường Tín: Hội nhập và phát triển trong kỷ nguyên mới

Hà Nội sẽ dừng sản xuất, nhập khẩu sản phẩm nhựa sử dụng một lần từ năm 2031

Ngôi nhà cổ bằng gỗ quý trị giá 3.000 tỷ đồng: Trăm năm không mục, vẫn tỏa hương như mới

Văn Phú – Đèo Cả đề xuất Đại lộ cảnh quan ven sông Hồng

Một trong “tứ đại quốc khuyển" từng giúp vua Lê đánh giặc, nay là giống chó quý hiếm

Nông dân đất Tổ đổi đời nhờ giống quả quen thuộc, xuất khẩu cả sang Anh - Mỹ

Một công ty phân bón muốn phát hành gần 9 triệu cổ phiếu lấy tiền trả nợ và mở văn phòng, thị giá giảm 54% trong 7 tháng

Bắp cải tí hon: Giống rau "ngoại" đắt đỏ luôn bán chạy tại siêu thị Việt

"Cá nổi trắng ao" và câu chuyện tìm giải pháp để trở thành "vua cá Koi" Hải Phòng

Người xưa quan niệm nên trồng 5 loài cây này trong nhà, lộc vào như nước

Phát hiện nhiều dấu tích và cổ vật tại di tích Tháp đôi Liễu Cốc

Nghề làm bánh đa nem Thổ Hà được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Những loại cây trồng quanh nhà “gắn liền phúc khí”, dân gian cho rằng không nên chặt bỏ

Thiên đường sen và thung lũng hoa giữa lòng Thủ đô

Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Hướng dẫn quy trình nuôi động vật hoang dã đúng pháp luật và đầy đủ thủ tục

Nghe nghệ nhân Dũng Coca chỉ cách khai thác duối tự nhiên về làm cảnh
