Làng nghèo nhất Trung Quốc đổi đời nhờ nông nghiệp xanh
Một ngôi làng từng được mô tả là 'không thể sinh sống' ở Tây Hải Cố, phía tây bắc Trung Quốc, đang khiến thế giới đặc biệt quan tâm vì quá trình chuyển đổi xanh.
Một đại diện của làng Long Vương Bối, thành phố Cố Nguyên, khu tự trị Ninh Hạ Hồi mới đây đã có cơ hội chia sẻ công thức thành công của mình tại Hội chợ Nông nghiệp Quốc tế lần thứ 60 ở thủ đô Paris, Pháp.
Gian hàng của làng Long Vương Bối tại Hội chợ Nông nghiệp Quốc tế lần thứ 60 ở thủ đô Paris, Pháp, hồi cuối tháng 2. Ảnh: Xinhua.
“Tôi rất vui được chia sẻ câu chuyện về sự hồi sinh nông thôn ở ngôi làng chúng tôi và thành tựu sinh thái của Trung Quốc với người dân Pháp cũng như thế giới”, Jiao Jianpeng, Phó Bí thư Long Vương Bối, cho biết.
Jiao đã mang nhiều đặc sản nông nghiệp địa phương đến triển lãm, như dâu tây, kê và nước ép rau mùi tây, cũng như các sản phẩm di sản văn hóa phi vật thể như nghệ thuật cắt giấy, múa rối bóng và trang điểm khuôn mặt.
Nước ép mùi tây nghe có vẻ không hấp dẫn, nhưng nó đã chiếm được thiện cảm của Daniel Vial, người từng được cựu Tổng thống Pháp trao tặng Huân chương Bắc Đẩu Bội tinh. Khi Vial đến thăm gian hàng của Jiao, ông đã thử loại nước ép này, giơ ngón tay cái lên và nói “hương vị tuyệt vời!”.
Gian hàng của làng Long Vương Bối rất được khách tham quan hội chợ yêu thích, với tổng doanh thu vượt quá 400.000 nhân dân tệ (khoảng 56.000 USD) chỉ trong vài ngày. Trở lại Trung Quốc, Jiao vẫn nhận được yêu cầu mua hàng từ khách hàng Pháp.
Cách đây không lâu, Tây Hải Cố, nơi Long Vương Bối tọa lạc, là một trong những khu vực nghèo nhất Trung Quốc, với hơn 80% người dân sống dưới mức nghèo trong giai đoạn đầu cải cách và mở cửa.
Tại khu vực thường xuyên hạn hán này, tài nguyên nước bình quân đầu người chỉ chiếm chưa đến 8% mức trung bình toàn quốc. Nó được các chuyên gia Liên hợp quốc tuyên bố là “không thể sinh sống” vào năm 1972.
Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt khiến cho việc tồn tại và phát triển trở nên vô cùng khó khăn. Nhưng môi trường sinh thái ở Tây Hải Cố đã dần được cải thiện nhờ một loạt sáng kiến bảo vệ sinh thái, như Chương trình Rừng Vành đai Ba phía Bắc. Ở Cổ Nguyên, tỷ lệ che phủ rừng đã tăng từ 1,4% vào cuối những năm 1970 lên hơn 27% vào năm 2022.
Làng Long Vương Bối năm 2021 nhìn từ trên cao. Ảnh: Xinhua.
Những nỗ lực xóa đói giảm nghèo của chính phủ Trung Quốc cũng đã giúp cải thiện cơ sở hạ tầng ở Long Vương Bối, bao gồm đường sá, điện, nhà ở và khả năng tiếp cận nước sạch.
Dựa vào địa hình đồi núi, người dân trong làng đã xây dựng ruộng bậc thang và trang trại sản xuất tinh dầu hoa mẫu đơn. Họ cũng xây dựng các bảo tàng khoa học công nghệ cũng như khách sạn truyền thống trong hang động mang đậm nét địa phương.
Năm 2023, Long Vương Bối đón hơn 410.000 khách du lịch, với doanh thu du lịch đạt 19,41 triệu nhân dân tệ (gần 2,7 triệu USD). Thông qua các phương thức phát triển đa dạng, thu nhập khả dụng bình quân đầu người hàng năm của dân làng đã tăng từ dưới 2.300 nhân dân tệ (320 USD) năm 2012 lên 15.500 nhân dân tệ (2.150 USD) vào năm 2023.
Từ một nơi “không thể sinh sống” đến ví dụ điển hình cho “phát triển xanh, sinh thái và chất lượng cao”, Long Vương Bối đã trở thành một hình ảnh thu nhỏ về sự tiến bộ của Trung Quốc trong xóa đói giảm nghèo và nỗ lực hồi sinh nông thôn.
Câu chuyện của Long Vương Bối đã được ghi lại trong bộ phim tài liệu “Hành trình tuyệt vời ở Trung Quốc”, bộ phim tài liệu do truyền thông Trung Quốc và Pháp hợp tác sản xuất.
Với vai trò người dẫn chương trình của bộ phim, blogger âm nhạc người Pháp Alice Roche đã đến thăm làng Long Vương Bối vào tháng 6 năm ngoái và trải nghiệm văn hóa địa phương cũng như học bài hát dân ca “Hoa”.
“Công nghệ nông nghiệp như trồng trọt trong nhà kính rất tuyệt vời. Ngành du lịch dựa vào các khách sạn trong hang động đang phát triển rất tốt”, Roche cho biết. “Người dân địa phương làm việc rất chăm chỉ để phát triển quê hương và không bao giờ bỏ cuộc. Thật sự cảm động và ngưỡng mộ”.
Roche giờ đây trở thành một trong 88 "dân làng danh dự" của Long Vương Bối, những người đến từ nhiều nơi trên thế giới và đã đóng góp vào công cuộc phát triển của ngôi làng cũng như mối giao lưu giữa làng với quốc tế.
“Chúng tôi mong muốn giới thiệu với thế giới không chỉ vùng nông thôn xinh đẹp của Trung Quốc mà còn là cam kết về khả năng phục hồi, đổi mới, cởi mở và toàn diện”, Jiao nhấn mạnh.
Văn Việt (Theo Xinhua)
Tin mới


1,3 tỷ lượt xem: Vải thiều thành siêu sao mạng xã hội Trung Quốc, đưa nông nghiệp - văn hóa - du lịch cùng bứt phá

Trung Quốc: Nông dân sập bẫy "AI biến hình" lừa đảo hàng tỷ đồng
Tin bài khác

Cá cảnh “lên sóng”, tiền đổ về bể: Trung Quốc biến thú chơi tĩnh lặng thành ngành sinh lời tỷ đô từ livestream

Nhựa tan trong nước biển: Hướng đi tiềm năng cho đại dương sạch

AgroChemEx Vietnam 2025: Không gian kết nối doanh nghiệp nông dược, mở rộng thị trường toàn cầu
Đọc nhiều

Nhà vườn Phạm Huế: Đam mê cây xanh và triết lý “chung một cội nguồn”

Nhà vườn An Hiên: "Tinh hoa đệ nhất nhà vườn" xứ Huế

Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Người xưa dạy: Chọn cây hợp mệnh để giữ khí nhà, vượng tài, an thân

Người xưa dặn con cháu nên trồng 3 loại cây này ở hướng Thanh Long

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Từ chiếc lá tưởng như bỏ đi, nữ nhân viên văn phòng khởi nghiệp với nước rửa chén sinh học

Giữ hồn đá cổ, tôn vinh bonsai nghệ thuật tại khu vườn của nghệ nhân Hưng Yên

"Đất lành chim đậu" và 4 loài vật mang lại may mắn khi xuất hiện tình cờ trong nhà

Ba nông dân đổi đời "trồng ra bạc tỷ" khi chuyển đổi cây trồng

Cập nhật quy định kiểm dịch: Thông tư số 28/2025/TT-BNNMT có hiệu lực từ ngày 1/7/2025

Sửa đổi quy trình đánh giá sản phẩm OCOP theo Quyết định 1489/QĐ-TTg mới nhất

Thay đổi đơn vị hành chính: Doanh nghiệp cần cập nhật để không bị gián đoạn hoạt động

Vì sao nhiều người trồng cây cảnh được một thời gian là cây héo chết?

Hướng dẫn cập nhật địa chỉ người nộp thuế theo địa giới hành chính mới

Văn Phú – Đèo Cả đề xuất Đại lộ cảnh quan ven sông Hồng

Lạng Sơn siết chặt quản lý vật tư nông nghiệp, đảm bảo vụ mùa thắng lợi

Cây cũng biết hù dọa: 16 loài thực vật kỳ quái nhất thế giới

Báo quốc tế: Cá cơm ít dần, nước mắm truyền thống Việt Nam đối mặt tương lai bất định

Tìm lời giải cho bài toán khai thác đất bãi ven sông Hồng

Bắp cải tí hon: Giống rau "ngoại" đắt đỏ luôn bán chạy tại siêu thị Việt

Loại quả khổng lồ này đang là điểm nhấn thú vị của du lịch sáng tạo tại Đà Lạt

Chanh ngón tay: loại chanh đắt nhất thế giới, giới nhà giàu Việt vẫn tranh nhau đặt mua

Công ty Môi Trường Xanh trúng hàng loạt gói thầu chăm sóc cây xanh tại nhiều địa phương

Sầu riêng vươn đất đồi, hai nông dân đổi đời

Nghề làm bánh đa nem Thổ Hà được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Những loại cây trồng quanh nhà “gắn liền phúc khí”, dân gian cho rằng không nên chặt bỏ

Thiên đường sen và thung lũng hoa giữa lòng Thủ đô

Không gian xanh đô thị: Cây - hoa cảnh có thể làm nên một thành phố đẹp đến mức nào?

Lá phổi sinh thái mang tên Công viên Thực vật cảnh Việt Nam

Hành trình săn lùng và vận chuyển cây sanh cổ thụ từ An Giang ra Hà Nội

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vân và cây xanh quê trăm tuổi: Dấu thời gian in trên gân rễ

Hướng dẫn quy trình nuôi động vật hoang dã đúng pháp luật và đầy đủ thủ tục

Nghe nghệ nhân Dũng Coca chỉ cách khai thác duối tự nhiên về làm cảnh
